1. Ngành Thống kê là gì?
Ngành Thống kê là ngành nghiên cứu các vấn đề liên quan đến dữ liệu như thu thập, phân tích, giải thích, biểu diễn, và tổ chức dữ liệu. Thống kê được ứng dụng vào hầu hết các lĩnh vực khoa học khác nhau như khoa học xã hội, sinh học, y học, kinh tế, công nghiệp... Khi kết hợp với Toán học và Công nghệ thông tin, Thống kê cho phép khám phá tất cả các khía cạnh của dữ liệu, hướng đến giải quyết một số bài toán then chốt trong cách mạng công nghiệp 4.0. Bằng việc sử dụng kỹ năng phân tích chuyên sâu, khả năng giải thích những con số, khả năng biểu diễn số lượng thống kê bằng biểu đồ hay đồ thị, và tổ chức hệ thống các dữ liệu thu thập được một cách khoa học. Để từ số liệu này mà cơ quan, doanh nghiệp có thể xác định số lượng và đưa ra những đánh giá, những quyết định cụ thể của mình.
2. TOP 6 cơ hội việc làm cho ngành Thống kê
Giảng viên ngành Thống kê
Giảng viên ngành Thống kê là những người giảng viên làm công tác về giảng dạy môn thống kê hay môn xác suất thống kê tại các trường đại học, viện nghiên cứu, các cơ quan nhà nước (Cục Thống kê, Phân tích thống kê ở các sở ban ngành các cấp chính quyền địa phương).. Chuyên ngành thống kê hiện tại chỉ có 2 trường đào tạo chính là thống kê kinh tế nhiều hơn tuy nhiên môn xác suất thống kê là môn học của rất nhiều sinh viên tại hầu hết những trường cao đẳng và đại học ở trên cả nước.
Công việc của Giảng viên ngành Thống kê:
- Thực hiện công tác giảng dạy, giáo dục nhằm đảm bảo chất lượng theo chương trình giáo dục và kế hoạch dạy học đã đề ra. Ngoài ra, giảng viên còn phải chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giảng dạy và giáo dục, tham gia các hoạt động chuyên môn đầy đủ.
- Có tinh thần, trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất đạo đức và danh dự của bản thân. Không ngừng rèn luyện, bồi dưỡng về đạo đức nghề nghiệp.
- Thực hiện tốt các nghĩa vụ công dân, tuân thủ theo các quy định của pháp luật và của ngành cũng như các quyết định của Trưởng khoa và Hiệu trưởng.
- Nhận và thực hiện nhiệm vụ do Trưởng khoa phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của Hiệu trưởng và các cấp quản lý giáo dục khác.
- Làm việc nghiên cứu khoa học, luân văn, luận án song song cùng với quá trình giảng dạy của mình.
Mức lương của Giảng viên ngành Thống kê:
Mức lương bình quân: 5 triệu - 12 triệu đồng/tháng tùy vào khối lượng và mức độ công việc cũng như khả năng làm việc của bạn. Nếu bạn là một giáo viên chưa được trải nghiệm nhiều, bước ra môi trường làm việc hoàn toàn mới thì chắc chắn mức lương của bạn sẽ không thể so sánh với một giảng viên tài năng đã từng có cơ hội đi làm và tiếp xúc với công việc vào thời gian trước đó.
Chuyên viên thống kê
Chuyên viên thống kê là người chịu trách nhiệm theo dõi và quản lý tình hình tài sản của doanh nghiệp. Đặc thù của công việc này là minh bạch, rõ ràng và chính xác từng con số cụ thể để đối chiếu với sổ sách của doanh nghiệp. Vì thế người làm nhân viên thống kê có vai trò khá quan trọng đối với doanh nghiệp của họ.
Công việc của Chuyên viên thống kê:
- Chủ yếu tập trung làm việc với số liệu liên quan đến sản xuất như sản lượng, nguyên vật liệu, tồn kho, nhập xuất
- Liên tục cập nhật, tổng kết, báo cáo số liệu thu thập trong quá trình sản xuất.
- Phân tích và đề xuất cải tiến báo cáo thống kê khi cần thiết.
- Hợp tác với các phòng ban có thẩm quyền thực hiện thống kê định kỳ.
- Thực hiện quy trình tổng kết cuối tháng/quý/năm để kết luận giao ban sản xuất.
- Đưa các số liệu đã thống kê, thể hiện dưới dạng biểu đồ, bảng tính để trực quan hóa dữ liệu.
- Nhận xét và phân tích số liệu thông qua các biểu độ và báo cáo đã đưa ra.
- Đề xuất hướng giải quyết hoặc cách phát triển, chiến lược cải thiện cho doanh nghiệp.
Mức lương của Chuyên viên thống kê:
Mức lương của nhân viên thống kê sẽ chênh lệch tùy theo khu vực và ngành nghề. Tuy nhiên, theo thống kê của Vietnamsalary.CareerViet.vn thì mức lương trung bình của chuyên viên thống kê là 9 triệu đồng/tháng. Đối với người có kinh nghiệm, kỹ năng tốt thì mức lương có thể lên đến 20 triệu đồng/tháng. Bên cạnh đó, nhân viên thống kê cũng được hưởng các quyền lợi cơ bản từ công ty như các chế độ về bảo hiểm, du lịch, thưởng lễ, tết, KPI,...
Nhân viên thống kê ở cục thống kê
Nhân viên thống kê là công chức chuyên môn, nghiệp vụ thống kê trong hệ thống tổ chức thống kê nhà nước, thực hiện một hoặc một số công việc cụ thể trong hoạt động thu thập, tổng hợp, phổ biến và lưu giữ thông tin thống kê do lãnh đạo giao trong phạm vi được phân công. Thực hiện một hoặc một số công việc cụ thể trong hoạt động thu thập, tổng hợp, phổ biến và lưu giữ thông tin thống kê do lãnh đạo giao trong phạm vi được phân công.
Công việc của Nhân viên thống kê ở cục thống kê:
- Thu thập thông tin thống kê qua báo cáo thống kê, điều tra thống kê, khai thác hồ sơ đăng ký hành chính và qua các hình thức khác.
- Xử lý, tổng hợp thông tin thống kê theo phần việc được giao.
- Phổ biến, lưu giữ và hệ thống hóa số liệu, thông tin thống kê thuộc phạm vi được phân công.
- Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc các tổ chức, cá nhân thực hiện việc cung cấp thông tin thống kê thuộc lĩnh vực được phân công theo quy định của Luật Thống kê và các văn bản pháp quy khác.
Mức lương của Nhân viên thống kê ở cục thống kê:
- Ngạch Thống kê viên cao cấp (mã số 23.261): Hệ số lương 6,20 - 8,00, tương đương 9,238 triệu đồng đến 11,92 triệu đồng/tháng.
- Ngạch Thống kê viên chính (mã số 23.262): Hệ số lương 4,40 - 6,78, tương đương 6,556 triệu đồng đến 10,102 triệu đồng/tháng.
- Ngạch Thống kê viên (mã số 23.263): Hệ số lương 2,34 - 4,98, tương đương 3,486 triệu đồng đến 7,420 triệu đồng/tháng.
- Ngạch Thống kê viên trung cấp (mã số 23.264): Hệ số lương 2,10 - 4,89, tương đương 3,129 triệu đồng đến 7,286 triệu đồng/tháng.
- Ngạch Nhân viên thống kê (mã số 23.265): Hệ số lương 1.86 - 4,06, tương đương 2,771 triệu đồng đến 6,049 triệu đồng/tháng.
Nhân viên thống kê ở doanh nghiệp
Nhân viên thống kê (Statistics Staff) là người phụ trách kiểm tra về kê khai hiện trạng nguyên vật liệu sản xuất nói riêng và tài sản thuộc sở hữu của công ty nói chung. Công việc thống kê yêu cầu đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng và chính xác từng con số như chất lượng sản phẩm, năng lực sản xuất, giá sản phẩm, tiến độ sản xuất dựa trên số lượng đơn hàng,.
Công việc của Nhân viên thống kê ở doang nghiệp:
- Bắt đầu quá trình sản xuất, thống kê chi tiết số liệu về số lượng nguyên phụ liệu, sản phẩm nhập kho, định mức sử dụng và tỷ lệ hao hụt cho phép.
- Báo cáo các số liệu thống kê thu thập giúp các quản lý nắm bắt thông tin và kịp thời xử lý các hiện tượng, sự việc bất thường phát sinh trong sản xuất.
- Theo dõi chu trình sản xuất, thúc đẩy tiến độ đảm bảo sản xuất đúng hạn lô hàng.
- Lập bảng báo cáo thống kê định kỳ, đảm bảo nội dung báo cáo thống kê của doanh nghiệp và Nhà nước chính xác và trung thực.
- Statistics Staff sản xuất cần cập nhật, lưu trữ các số liệu đã thống kê cũ và mới. Bên cạnh đó dùng số liệu để đề xuất cải tiến báo cáo thống kê tổng hợp khi cần.
- Phối hợp với các bộ phận thống kê, phòng ban chức năng trong doanh nghiệp để thực hiện thống kê, sau đó gửi cho Trưởng phòng phân tích dữ liệu để phân tích tiếp.
- Thống kê, phân tích kết quả sản xuất kinh doanh định kỳ hoặc theo yêu cầu của lãnh đạo điều hành.
Mức lương của Nhân viên thống kê ở doanh nghiệp:
Mức lương của nhân viên thống kê giao động từ 6 - 10 triệu đồng/tháng. Con số này thay đổi cao hay thấp hơn phụ thuộc vào trình độ và mức hậu đãi của doanh nghiệp mà bạn ứng tuyển. Ngoài ra các quyền lợi cơ bản, chế độ và phụ cấp cũng được nhà tuyển dụng chú trọng cho nhân viên.
Chuyên viên phân tích dữ liệu
Chuyên viên phân tích dữ liệu (Data Analyst) là người thực hiện các phân tích sâu dữ liệu (deep dive analytics) ở dạng đồ thị, biểu đồ, sơ đồ, bảng biểu và báo cáo; sau đó sử dụng các dữ liệu đó để xác định xu hướng và tạo mô hình dự đoán những gì có thể xảy ra trong tương lai, thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, diễn giải các mẫu và xu hướng.
Công việc của Chuyên viên phân tích dữ liệu:
- Sử dụng các công cụ lắng nghe Internet để thu thập dữ liệu từ các nguồn tin tức và mạng xã hội
- Phân tích thông tin về thương hiệu và các vấn đề xã hội
- Dự báo và nắm bắt xu hướng trong tương lai
- Trình bày các nội dung trên bằng bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ và đề xuất các hình thức minh hoạ hợp lý khác
- Tối ưu các chiến dịch Marketing, Sales dựa trên dữ liệu đã thu thập được.
- Báo cáo thường xuyên cho quản lý và tương tác trực tiếp với khách hàng về diễn biến các sự kiện liên quan tới thương hiệu khách hàng
- Thực hiện các công việc khác được cấp trên phân công.
Mức lương của Chuyên viên phân tích dữ liệu:
Tùy vào quy mô doanh nghiệp, chuyên môn ứng viên mà lương của chuyên viên phân tích dữ liệu Data Analyst sẽ khác nhau. Bên cạnh mức lương cơ bản, chuyên viên phân tích dữ liệu còn được thưởng theo lợi nhuận, có cơ hội tiếp xúc và làm việc với các dự án lớn. Các quyền lợi BHXH, BHYT, BHTN, chính sách phúc lợi đầy đủ theo quy định của công ty và pháp luật. Mức lương tham khảo như sau:
- Từ 2 đến 4 năm kinh nghiệm: 9 - 12 triệu đồng/tháng
- Từ 4 đến 7 năm kinh nghiệm: 17 - 21 triệu đồng/tháng
- Từ 7 năm kinh nghiệm trở lên: 21 - 24 triệu đồng/tháng
Tư vấn viên định phí bảo hiểm
Tư vấn viên định phí bảo hiểm là người có trách nhiệm tham gia thiết kế các sản phẩm bảo hiểm đáp ứng nhu cầu của các phân khúc khách hàng, dựa trên những tính toán khoa học để định giá cho sản phẩm với yêu cầu đảm bảo được quyền lợi khách hàng trong trường hợp có sự cố xảy ra với người mua bảo hiểm cũng như đảm bảo được khả năng sinh lời của công ty bảo hiểm. Cũng chính là người chịu trách nhiệm chính cho những sản phẩm mình đã tạo ra.
Công việc của Tư vấn viên định phí bảo hiểm:
- Tính toán phí bảo hiểm và tham gia xây dựng quy tắc, điều khoản của các sản phẩm bảo hiểm, tái bảo hiểm.
- Tham gia thực hiện tách nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn phí bảo hiểm; tính toán việc trích lập dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm, đánh giá biên khả năng thanh toán, xác nhận và gửi báo cáo theo quy định của pháp luật.
- Đánh giá tình hình chi bồi thường, đánh giá chương trình tái bảo hiểm và các hợp đồng tái bảo hiểm trước khi trình cho cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Báo cáo cho các cấp có thẩm quyền về các bất thường xảy ra (nếu có) ảnh hưởng đến tình hình tài chính.
- Phối hợp chặt chẽ với Phòng Kế toán – Tài chính & Đầu tư về báo cáo tài chính, trích lập dự phòng nghiệp vụ, tách nguồn vốn và dự báo khi cần thiết.
Mức lương của Tư vấn viên định phí bảo hiểm:
Tùy vào quy mô doanh nghiệp, chuyên môn ứng viên mà lương của Tư vấn viên định phí bảo hiểm sẽ khác nhau. Bên cạnh mức lương cơ bản, chuyên viên phân tích dữ liệu còn được thưởng theo lợi nhuận, có cơ hội tiếp xúc và làm việc với các dự án lớn. Các quyền lợi BHXH, BHYT, BHTN, chính sách phúc lợi đầy đủ theo quy định của công ty và pháp luật. Mức lương dao động từ 10 - 20 triệu đồng/tháng. Nhiều chuyên gia/tư vấn viên Định phí bảo hiểm đang làm việc tại Việt Nam có lương khá hấp dẫn có thể lên tới 50 triệu đồng/tháng.
>> Tìm hiểu thêm về các công việc ngành Thống kê:
Việc làm Nhân viên Thống kê
Việc làm Trưởng phòng phân tích dữ liệu
Việc làm Nhân viên tư vấn bảo hiểm
3. Những kỹ năng cần có của ngành Thống kê
Kỹ năng phân tích
Thống kê là một công việc phải tiếp xúc nhiều với số liệu nên người thực hiện phải vô cùng tỉ mỉ, cẩn thận để tính toán chính xác. Một nhân viên thống kê chuyên nghiệp cần có kỹ năng phân tích số liệu tốt, nhìn nhận vấn đề một cách khách quan. Điều đó sẽ giúp nhìn nhận chân thực về bức tranh sản xuất trong từng giai đoạn. Từ đó, sẽ đưa ra được phương án giải quyết tốt nhất cho doanh nghiệp.
Kỹ năng tổ chức
Công việc của nhân viên thống kê không chỉ dừng lại ở việc thu thập dữ liệu mà còn phải tiến hành sắp xếp chúng một cách tối ưu, dễ hiểu và theo dõi những gì thu thập được. Những thao tác này được thực hiện cùng nhau nên bạn cần có kỹ năng tổ chức để làm đơn giản hóa quá trình quản lý và đạt hiệu quả cao.
Kỹ năng hành chính văn phòng
Thống kê là một công việc gắn liền với giấy tờ, sổ sách và biên bản. Do đó, kỹ năng hành chính văn phòng đóng vai trò thiết yếu, đồng thời giúp dữ liệu dễ thống kê, dễ tìm kiếm và được “sắp xếp” ngăn nắp hơn khi cần thiết. Ngoài ra mọi thứ hiện tại đang dần dần được công nghệ hóa, nên tất cả thống kê, phân tích của Statistics Staff đều được tiến hành trên máy. Để đảm bảo sự thuận tiện, nhanh chóng, vì vậy thành thạo tin học hành chính văn phòng là một yêu cầu ghi điểm trong mắt các nhà tuyển dụng.
Thành thạo phần mềm phân tích
Với sự phát triển của công nghệ, nhiều phần mềm hỗ trợ đã ra đời, phục vụ cho công việc phân tích, thống kê và xử lý số liệu một cách nhanh chóng và chính xác. Vì vậy, kỹ năng sử dụng phần mềm cũng được đánh giá cao khi ứng tuyển vị trí nhân viên thống kê. Bên cạnh kỹ năng tin học văn phòng thì bạn cũng nên trang bị thêm kỹ năng sử dụng phần mềm phân tích để hỗ trợ công việc tốt hơn.
4. Những khó khăn phải đối mặt trong Ngành Thống Kê
Đạt chỉ tiêu doanh số
Đáp ứng mục tiêu kinh doanh là một trong những thách thức lớn nhất đối với các nhân viên thống kê phải đối mặt mới vào nghề. Ngay cả một số nhân viên thống kê lâu năm cũng sẽ thừa nhận rằng họ đã không đạt được mục tiêu sản xuất đầu tiên. Mặc dù điều này thoạt nghe có vẻ không hiệu quả, nhưng điều quan trọng nhất bạn có thể làm là chuẩn bị và đảm bảo rằng bạn đang sử dụng các phương pháp phù hợp để đạt được mục tiêu phân phối kinh doanh của mình. Đương nhiên muốn đạt được doanh số, nhân viên thống kê phải đủ kiên nhẫn và tự động viên để xử lý mọi trở ngại nảy sinh từ sự cạnh tranh, thay đổi trong ngành.
Trách nhiệm
Là một nhân viên thống kê có trách nhiệm với công việc, bạn cần cập nhật các thông tin về sản phẩm mới nhất và những phát triển nghiên cứu mới nhất mỗi ngày. Việc cập nhật tất cả thông tin này có thể là một thách thức nếu bạn không có thời gian hoặc bạn không biết cần cập nhật ở đâu.
Thuyết phục
Phát triển các kỹ năng cần thiết để sản xuất là rất quan trọng để thành công với tư cách là một nhân viên thống kê. Bạn cần có khả năng thuyết phục khách hàng rằng sản phẩm của công ty bạn có thể đáp ứng tốt hơn nhu cầu của họ so với các sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và sau đó khách hàng cần đồng ý với các điều khoản và điều kiện bán hàng của bạn. Đây cũng là một trong những thách thức rất lớn mỗi ngày của các nhân viên thống kê.
5. Các trường đào tạo ngành Thống kê tốt nhất Việt Nam hiện nay?
Một số ngôi trường Đại học hàng đầu về đào tạo ngành Thống kê trên cả nước là:
- Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
- Trường Đại học Thương mại.
- Đại học Kinh tế TP.HCM (UEH)
- Đại học Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM).
- Đại học RMIT.
- Đại học Hoa Sen.
- Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng.
- Đại học Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội).
- Đại học Huế
- Đại học Cần Thơ
Mỗi trường đại học, cao đẳng sẽ có những chương trình đào tạo khác nhau, tùy vào định hướng nghề nghiệp, việc làm sau này mà bạn sẽ lựa chọn cho mình chuyên ngành phù hợp nhất. Tất nhiên, nếu muốn tìm việc làm nhân viên thống kê thì bạn nên ưu tiên chọn chuyên ngành Thống kê.
Hiện nay Ngành Thống kế có triển vọng phát triển khá lớn, với các mức lương khủng. Hy vọng, những chia sẻ trên của 1900 - tin tức việc làm có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về Ngành Thống kê và có thêm nhiều kiến thức về những ngành nghề.
>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn:
Review các công ty hàng đầu
Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất
Tham khảo mức lương hơn 1000 công việc phổ biến
Tổng hợp TOP công ty hàng đầu đa lĩnh vực