Ngành thương mại điện tử là gì? Chi tiết nhất 3 chuyên ngành chính, cơ hội việc làm, mức lương

Thương mại điện tử, hay còn gọi là E-Commerce, là hình thức kinh doanh được thực hiện dưới sự trợ giúp của Internet, mạng viễn thông,... Người tiêu dùng có thể dễ dàng mua bán, giao dịch, thanh toán, đặt hàng,... trực tuyến. Thương mại điện tử trở thành xu hướng của thời đại toàn cầu hóa, là lĩnh vực tiềm năng để các doanh nghiệp phát triển.

1. Ngành thương mại điện tử là gì?

Thương mại điện tử hay còn gọi là E-Commerce, là hình thức kinh doanh được thực hiện dưới sự trợ giúp của Internet, mạng viễn thông,... Người tiêu dùng có thể dễ dàng mua bán, giao dịch, thanh toán, đặt hàng,... trực tuyến.

Ngành thương mại điện tử đào tạo cử nhân kinh tế có kiến thức về lĩnh vực kinh tế và nền tảng về công nghệ thông tin, có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về thương mại điện tử để tham gia vào nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội trong thời đại mới. Bạn sẽ được học về lập kế hoạch, quản lý, giám sát và tiếp thị các hoạt động kinh doanh điện tử, các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp trực tuyến qua Internet.Tài liệu VietJack

Đọc thêm: Những điều cần biết về ngành Thương mại điện tử

2. Các chuyên ngành trong thương mại điện tử

Ngành thương mại điện tử gồm 3 chuyên ngành chính: Quản trị thương mại điện tử, Kinh doanh trực tuyến và Marketing trực tuyến.

  • Quản trị thương mại điện tử: Bạn sẽ được học các kiến thức và kỹ năng chuyên sâu để quản trị, sử dụng và vận hành các mô hình kinh doanh điện tử, đồng thời học về mô hình B2C, B2B và chuỗi cung ứng.
  • Kinh doanh trực tuyến: Lựa chọn chuyên ngành Kinh doanh trực tuyến đồng nghĩa với việc bạn sẽ được trang bị đầy đủ bộ kiến thức để dễ dàng thực hiện và đảm nhiệm tốt các công việc kinh doanh diễn ra hoàn toàn trên môi trường Internet.
  • Marketing trực tuyến: Chuyên ngành cuối cùng thuộc ngành Thương mại điện tử là Marketing trực tuyến. Tốt nghiệp chuyên ngành này, bạn sẽ thành thạo sử dụng các chiến lược, các công cụ,... để thực hiện tốt các công việc quảng bá thông tin, sản phẩm, dịch vụ hữu ích tới các khách hàng tiềm năng trên các thiết bị số, từ đó, xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng.

Đọc thêm: Top 6 trường đào tạo Thương mại điện tử tại Việt Nam

3. Mức lương các công việc hấp dẫn Ngành thương mại điện tử 

Cơ hội việc làm ngành Thương mại điện tử rất đa dạng bởi ngành này được dự báo cần nguồn nhân lực lớn trong tương lai. Với những kiến thức và thế mạnh về xây dựng chiến lược kinh doanh, kỹ năng nghiệp vụ liên quan trong lĩnh vực công nghệ, tin học, ngoại ngữ, sinh viên tốt nghiệp ngành Thương mại điện tử có thể dễ dàng xin việc tại các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước. Sau khi ra trường, chúng ta có thể đảm nhận các vị trí công việc sau: 

  • Nhân viên E - commerce: mức thu nhập của vị trí này được đánh giá là khá cao. Mức lương của nhân viên E-commerce hiện đang dao động ở mức 11 - 30 triệu đồng tùy thuộc vào khối lượng công việc và đơn vị làm việc.
  • Quản lý sàn thương mại điện tử:Mức lương của nhân viên Quản lý sàn thương mại điện tử hiện đang dao động ở mức 20 - 30 triệu đồng tùy thuộc vào khối lượng công việc và đơn vị làm việc. Tùy theo các vị trí thăng tiến khác nhau, Quản lý sàn thương mại điện tử sẽ có mức lương khác nhau.
  • Giám đốc thương mại điện tử: Chức danh quản lý cấp cao kèm theo trách nhiệm cao và khối lượng không hề nhỏ. Vậy nên mức lương của vị trí này được đánh giá là cao. Mức lương của giám đốc thương mại điện tử hiện đang dao động ở mức 30-50 triệu đồng tùy thuộc vào khối lượng công việc và đơn vị làm việc.
  • Chuyên viên quản trị, xây dựng các hệ thống giao dịch thương mại, kinh doanh trực tuyến tại các công ty, doanh nghiệp. Có cơ hội thăng tiến lên vị trí Giám đốc thông tin (CIO), Giám đốc E- Marketing

Tài liệu VietJack

Mức lương trong ngành Thương mại điện tử (E-Commerce) tại Việt Nam có thể biến động tùy thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí công việc, kinh nghiệm, kỹ năng, công ty, và địa điểm làm việc. 

Với công việc trên, sinh viên theo học ngành Thương mại điện tử có thể khẳng định năng lực của mình tại các công ty, tập đoàn trong và ngoài nước tại các bộ phận như: Phòng Marketing, Phòng nghiệp vụ kinh doanh, Phòng Kế hoạch tại các công ty, doanh nghiệp kinh doanh, thương mại; Công ty tin học, công nghệ thông tin liên quan đến việc thực hiện các giải pháp công nghệ trong kinh doanh, thương mại; Viện nghiên cứu, trung tâm công nghệ, sở ban ngành liên quan đến công nghệ thông tin…

>> Tìm hiểu thêm về cơ hội việc làm ngành TMĐT:

Việc làm Thực tập sinh Thương mại điện tử mới nhất

Việc làm Nhân viên Digital Marketing mới nhất

Việc làm Quản lý sàn thương mại điện tử mới nhất

Việc làm Giám đốc thương mại điện tử mới nhất

4. Xu hướng phát triển ngành Thương mại điện tử

Thế giới thương mại điện tử không ngừng phát triển và việc luôn dẫn đầu cuộc chơi là điều quan trọng đối với các doanh nghiệp muốn thành công trong bối cảnh cạnh tranh đầy khốc liệt như vậy. Đồng thời, cũng tạo ra nhiều cơ hội cho những người lao động trong thị trường tại Việt Nam:

  • Sự trỗi dậy nhanh chóng: Ngành TMĐT ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, thay đổi trong thói quen mua sắm của người tiêu dùng cùng với sự nắm bắt cơ hội của doanh nghiệp gia tăng về số lượng công ty công nghệ, các dự án mới và nhu cầu tuyển dụng nhân sự.
  • Sự liên kết với các lĩnh vực: Thương mại điện tử có sự tương tác, kết hợp mạnh mẽ với các ngành khác. Kết hợp với kinh doanh có thể đem lại những kiến thức về quản lý, tiếp thị và phát triển chiến lược kinh doanh; kết hợp với công nghệ thông tin có thể mang đến những kiến thức về phát triển ứng dụng, quản lý cơ sở dữ liệu và bảo mật thông tin… Điều này mở ra nhiều cơ hội hợp tác và sự đa dạng trong việc học tập và phát triển sự nghiệp.
  • Tiềm năng khởi nghiệp và doanh nghiệp số: Việt Nam có một số lượng lớn các công ty công nghệ nổi tiếng, nhiều doanh nghiệp đã và đang tiến vào xây dựng mô hình đa kênh tích hợp, cũng như một số lượng lớn các doanh nghiệp khởi nghiệp (startups) đang nổi lên, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho các chuyên gia của nhiều lĩnh vực TMĐT, CNTT. 
  • Hợp tác quốc tế, tiếp cận toàn cầu: Với thương mại điện tử, các doanh nghiệp Việt Nam có thể mở rộng hoạt động kinh doanh của mình vượt qua ranh giới địa lý và tiếp cận được khách hàng trên khắp thế giới. Đồng thời, gia tăng cơ hội việc làm, giúp người lao động tiếp cận được một cách nhanh chóng.

Ngành thương mại điện tử đào tạo cử nhân kinh tế có kiến thức về lĩnh vực kinh tế và nền tảng về công nghệ thông tin, có kiến thức và kỹ năng chuyên sâu về thương mại điện tử để tham gia vào nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội trong thời đại mới.1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về chức năng của quản trị doanh nghiệp. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng của quản trị doanh nghiệp và thực hành hiệu quả.

>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn

Review các công ty hàng đầu

Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất

Tham khảo mức lương hơn 1000 công việc phổ biến

Tổng hợp TOP công ty hàng đầu đa lĩnh vực

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!