Công việc của Quản lý sàn thương mại điện tử là gì?

Quản lý sàn thương mại điện tử (E-Commerce Manager) là "người đại diện" cho shop bán hàng, các cửa hàng và doanh nghiệp kinh doanh trên các nền tảng thương mại điện tử. Ở vai trò này, bạn sẽ phụ trách hầu hết các công việc từ đăng mô tả và ảnh sản phẩm, thiết lập mức giá, số lượng hàng tồn kho, cập nhật các chương trình khuyến mãi, giảm giá, vận chuyển, trao đổi qua tin nhắn với người mua, tự chuẩn bị hoặc trao đổi thông tin với các nhân viên khác để đóng gói sản phẩm, chăm sóc khách hàng, xử lý khiếu nại,...

Mô tả công việc vị trí Quản lý sàn Thương Mại Điện Tử

Trong quá trình đem sản phẩm dịch vụ tới khách hàng, nhân viên Quản lý sàn thương mại điện tử phải kết hợp với các bên xử lý đơn hàng, theo dõi và báo cáo kết quả kinh doanh. Cụ thể công việc của nhân viên Quản lý sàn thương mại điện tử như sau : 

  • Làm việc với người phụ trách của các sàn thương mại điện tử để thống nhất, thỏa thuận về chế độ, vận chuyển, xử lý thanh toán, giao hàng và xử lý khiếu nại, trả hàng.
  • Đăng hình ảnh sản phẩm, mô tả sản phẩm lên các sàn thương mại điện tử ( shopee, lazada, tiki, tik tok,…)mà shop hợp tác.
  • Set giá cả
  • Kiểm tra và cập nhật liên tục lượng hàng hóa để báo hết hàng, dừng bán, giới hạn số lượng...
  • Tư vấn về các sản phẩm, giải đáp thắc mắc của khách hàng tiềm năng về chính sách của người bán và sàn thương mại điện tử qua tin nhắn, kênh hotline.
  • Tiếp nhận và giải quyết những tình huống, vấn đề phát sinh liên quan đến sản phẩm, đơn hàng, vận chuyển sai, hoàn hàng.
  • Theo dõi và báo cáo về hàng hóa được bán qua sàn thương mại điện tử: Sản phẩm nào đắt hàng và ngược lại, các phản hồi của người mua (đánh giá tích cực hay tiêu cực với chất lượng, mẫu mã, cách đóng gói, thời gian chuẩn bị hàng...) và doanh thu.
  • Đề xuất các chương trình giảm giá, hỗ trợ ship, tặng quà... để kích cầu.
  • Phân tích xu hướng thị trường và đề xuất về việc nhập thêm các loại sản phẩm, hàng hóa mới khi cần.
  • Lên kế hoạch, phương án chạy quảng cáo trên các sàn TMĐT ( shopee, tiktok, lazada, tiki,…)
  • Các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Ban lãnh đạo
Bằng cấp Cử nhân
Công việc/Cuộc sống
3.7 ★
Khoảng lương năm 130 -195 M
Cơ hội nghề nghiệp
3.7 ★
Số năm kinh nghiệm 2 - 4 năm

Quản lý sàn thương mại điện tử có mức lương bao nhiêu?

130 - 195 triệu /năm
Tổng lương
120 - 180 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
10 - 15 triệu
/năm

Lương bổ sung

130 - 195 triệu

/năm
130 M
195 M
91 M 325 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Quản lý sàn thương mại điện tử

Tìm hiểu cách trở thành Quản lý sàn thương mại điện tử, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Quản lý sàn thương mại điện tử

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
30%
2 - 4
58%
5 - 7
5%
8+
7%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Quản lý sàn thương mại điện tử?

Yêu cầu tuyển dụng Quản lý sàn Thương Mại Điện Tử

Kiến thức chuyên môn 

Công việc này không yêu cầu một ngành học cụ thể. Công việc của nhân viên Quản lý sàn Thương Mại Điện Tử được xem là khá thoải mái, chủ yếu là việc tìm kiếm một kỹ thuật để có thể tiếp cận được khách hàng. Hơn hết nó chú trọng việc sáng tạo và sự đa dạng. Tuy nhiên nghề này vẫn đòi hỏi người thực hiện cần có một số kỹ năng để tạo nên những nội dung đảm bảo chất lượng và hấp dẫn

Kinh nghiệm, kỹ năng khác

  • Có khả năng tư duy chiến lược
  • Có kỹ năng tổng hợp và phân tích dữ liệu một cách chính xác, chi tiết và hiệu quả
  • Có kỹ năng giao tiếp để tạo mối quan hệ và sức ảnh hưởng để phục vụ công việc được tốt nhất
  • Có chuyên môn và kỹ năng về quản lý và điều hành dự án
  • Am hiểu về marketing, có kỹ năng chuyên môn về nền tảng kỹ thuật số và thương mại điện tử.
  • Kỹ năng Content Strategy, mạng xã hội, lãnh đạo,…

Lộ trình thăng tiến của Quản lý sàn Thương Mại Điện Tử

Mức lương bình quân của Quản lý sàn thương mại điện tử có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.

Nhân viên E-commerce: 1 - 3 năm kinh nghiệm

Đây là vị trí làm việc dành cho những người mới vào nghề và có 1 - 2 năm kinh nghiệm làm việc 

Chuyên viên E-commerce: 2 - 3 năm kinh nghiệm

Nhân viên ở vị trí này sẽ sử dụng các kênh Digital và sàn thương mại điện tử để xây dựng thương hiệu và bán hàng. Tùy vào từng bộ phận của công ty mà bạn sẽ làm các công việc khác nhau

Trưởng nhóm (Leader): 3 - 4 năm kinh nghiệm 

Ở cấp độ này, công việc đòi hỏi vai trò ở tầm quản lý cao hơn, không những giỏi chuyên môn (đảm bảo KPIs cho mỗi chiến dịch) mà còn phải là người phân công; giám sát và đào tạo cho bộ phận dưới thực thi công việc hiệu quả

Quản lý sàn thương mại điện tử (E Commerce Manager): 3 - 5 năm kinh nghiệm 

Với 3 - 5 năm kinh nghiệm là Ecommerce Manager, bạn có trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động kinh doanh trực tuyến của công ty. Nhiệm vụ của bạn bao gồm phát triển và thực hiện chiến lược kinh doanh trực tuyến, quản lý nhóm và xây dựng quan hệ với các đối tác liên quan.

Digital Marketing Manager: 5 - 7 năm kinh nghiệm

Với vai trò này, bạn sẽ chịu trách nhiệm xây dựng và thực hiện chiến lược Digital Marketing của công ty. Bạn sẽ đảm nhận vai trò lãnh đạo trong việc phát triển chiến dịch quảng cáo trực tuyến, tối ưu hóa công cụ tìm kiếm, quảng bá thương hiệu và tương tác với khách hàng trên các nền tảng kỹ thuật số.

Giám đốc thương mại điện tử (Director Of Ecommerce): 7 năm kinh nghiệm trở lên

Vị trí này là một vị trí cấp cao trong lĩnh vực quản lý thương mại điện tử và bạn sẽ có trách nhiệm lãnh đạo và quản lý toàn bộ hoạt động kinh doanh trực tuyến của công ty. Bạn sẽ định hình chiến lược kinh doanh trực tuyến, phát triển và quản lý các đội ngũ, xây dựng quan hệ với đối tác và đảm bảo rằng mục tiêu kinh doanh của công ty được đạt được thông qua kênh thương mại điện tử.

Đánh giá, chia sẻ về Quản lý sàn thương mại điện tử

Các Quản lý sàn thương mại điện tử chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Phỏng vấn Quản lý sàn thương mại điện tử

"Bạn có kinh nghiệm quản lý sàn thương mại điện tử không? Hãy chia sẻ một dự án thành công bạn đã thực hiện và những thách thức bạn đã đối mặt."
1900.com.vn
Quản lý sàn thương mại điện tử
Q: "Bạn có kinh nghiệm quản lý sàn thương mại điện tử không? Hãy chia sẻ một dự án thành công bạn đã thực hiện và những thách thức bạn đã đối mặt."
07/11/2023
1 câu trả lời

"Có, tôi có kinh nghiệm quản lý sàn thương mại điện tử. Một dự án thành công mà tôi đã thực hiện là [nêu rõ dự án]. Trong dự án này, tôi đã đạt được [nêu rõ thành tựu] và giải quyết thành công thách thức [mô tả ngắn về thách thức và cách giải quyết]. Kinh nghiệm này đã cung cấp cho tôi sự hiểu biết sâu sắc về quản lý sàn thương mại điện tử và khả năng làm việc hiệu quả trong môi trường động, đồng thời tối ưu hóa trải nghiệm mua sắm trực tuyến cho khách hàng."

"Làm thế nào bạn xây dựng và duy trì mối quan hệ hợp tác với đối tác và nhà cung cấp trong ngữ cảnh của quản lý sàn thương mại điện tử?"
1900.com.vn
Quản lý sàn thương mại điện tử
Q: "Làm thế nào bạn xây dựng và duy trì mối quan hệ hợp tác với đối tác và nhà cung cấp trong ngữ cảnh của quản lý sàn thương mại điện tử?"
07/11/2023
1 câu trả lời

Trong quá trình phỏng vấn vị trí Quản lý sàn thương mại điện tử, để ghi điểm, bạn có thể nói về cách xây dựng và duy trì mối quan hệ hợp tác với đối tác và nhà cung cấp thông qua việc thiết lập một chiến lược giao tiếp hiệu quả, định rõ mục tiêu chung và lợi ích cộng đồng, cũng như sử dụng công nghệ để tối ưu hóa quá trình làm việc và cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác. Bạn cũng có thể nhấn mạnh việc liên tục đánh giá hiệu suất đối tác, lắng nghe phản hồi, và linh hoạt đối mặt với thách thức để đảm bảo sự hài lòng của đối tác và nhà cung cấp, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho mối quan hệ lâu dài và thành công của sàn thương mại điện tử.

"Bạn đã từng đối mặt với vấn đề về quảng cáo và tiếp thị trực tuyến trong công việc của mình chưa? Làm thế nào bạn giải quyết những thách thức này để đạt được hiệu suất tốt nhất?"
1900.com.vn
Quản lý sàn thương mại điện tử
Q: "Bạn đã từng đối mặt với vấn đề về quảng cáo và tiếp thị trực tuyến trong công việc của mình chưa? Làm thế nào bạn giải quyết những thách thức này để đạt được hiệu suất tốt nhất?"
07/11/2023
1 câu trả lời

Trong quá trình làm việc, tôi đã trực tiếp đối mặt với các thách thức liên quan đến quảng cáo và tiếp thị trực tuyến trong vai trò Quản lý sàn thương mại điện tử. Để giải quyết những vấn đề này, tôi đã thực hiện một chiến lược tiếp thị toàn diện, bao gồm nghiên cứu đối tượng khách hàng, phân tích dữ liệu để hiểu hành vi người tiêu dùng, và tối ưu hóa chiến dịch quảng cáo dựa trên kết quả đo lường được. Đồng thời, tôi liên tục cập nhật với xu hướng mới nhất trong lĩnh vực tiếp thị trực tuyến để đảm bảo hiệu suất tối đa. Bằng cách này, tôi đã thành công trong việc tối ưu hóa chiến lược quảng cáo và tiếp thị trực tuyến, đồng thời đạt được kết quả tích cực cho doanh nghiệp.

Tại sao bạn lại ứng tuyển với vị trí Quản lý sàn thương mại điện tử (E Commerce Manager)?
1900.com.vn
Quản lý sàn thương mại điện tử
Q: Tại sao bạn lại ứng tuyển với vị trí Quản lý sàn thương mại điện tử (E Commerce Manager)?
09/11/2023
1 câu trả lời

Khi đưa ra câu hỏi về lý do ứng tuyển, nhà tuyển dụng mong muốn nghe về kinh nghiệm và thành tựu của bạn trong công việc tương đương, cho thấy bạn có khả năng thích nghi và đóng góp trong vị trí mới.

 

 

Câu hỏi thường gặp về Quản lý sàn thương mại điện tử

Quản lý sàn Thương Mại Điện Tử sẽ phụ trách hầu hết các công việc từ đăng mô tả và ảnh sản phẩm, thiết lập mức giá, số lượng hàng tồn kho, cập nhật các chương trình khuyến mãi, giảm giá, vận chuyển, trao đổi qua tin nhắn với người mua, tự chuẩn bị hoặc trao đổi thông tin với các nhân viên khác để đóng gói sản phẩm, chăm sóc khách hàng, xử lý khiếu nại,...

Mức lương của Quản lý sàn Thương Mại Điện Tử ở Việt Nam hiện đang dao động ở mức 10 - 15 triệu đồng/tháng tùy thuộc vào khối lượng công việc và đơn vị làm việc

Các câu hỏi phỏng vấn Quản lý sàn Thương Mại Điện Tử thường gặp là: 

  • Bạn đã có kinh nghiệm và kỹ năng gì trong lĩnh vực Quản lý sàn Thương Mại Điện Tử?
  • Hãy kể tên những hình thức Quản lý sàn Thương Mại Điện Tử mà bạn biết?
  • Bạn sẽ ứng xử thế nào khi có khách hàng nổi giận với bạn?

Lộ trình thăng tiến của Nhân viên Quản lý sàn Thương Mại Điện Tử bao gồm các vị trí sau: 

  • Nhân viên E-commerce: 1 - 3 năm kinh nghiệm
  • Chuyên viên E-commerce: 2 - 3 năm kinh nghiệm
  • Trưởng nhóm (Leader): 3 - 4 năm kinh nghiệm 
  • Quản lý sàn thương mại điện tử (E Commerce Manager): 3 - 5 năm kinh nghiệm 
  • Digital Marketing Manager: 5 - 7 năm kinh nghiệm
  • Giám đốc thương mại điện tử (Director Of Ecommerce): 7 năm kinh nghiệm trở lên

Đánh giá (review) của công việc Quản lý sàn thương mại điện tử được cho là có nhiều cơ hội nhưng cũng không ích thách thức đòi hỏi người lao động phải có sự cố gắng và nỗ lực trong công việc.

Bài viết xem nhiều