Công việc của Cộng tác viên biên tập sách là gì?

Cộng tác viên biên tập sách là một vị trí dành cho những bạn có sự hiểu biết tương đối về biên tập. Là những người làm việc tự do và thường không có vị trí chính thức trong sơ đồ tổ chức, hoạt động nhân sự của doanh nghiệp làm việc với doanh nghiệp trong khoản thời gian ngắn hạn. Họ cũng sẽ không chịu sự chi phối bởi các quy định, ràng buộc của doanh nghiệp. Có trách nhiệm gọt giũa, nâng tầm, đôi lúc là định hướng phát triển, định hướng độc giả mục tiêu, xây dựng dáng hình phù hợp cho cuốn sách, đôi lúc là tư vấn, tham gia quá trình PR sách, giúp bản thảo trở thành phiên bản tốt nhất có thể của chính nó.

Mô tả công việc của cộng tác viên biên tập sách 

- Biên tập nội dung sách trước khi xuất bản, hiệu đính một số loại sách chuyên ngành.

- Xây dựng đề tài, tổ chức bản thảo, điều phối đội ngũ cộng tác viên (biên dịch, biên soạn, biên tập, trình bày, thiết kế, in ấn, truyền thông).

- Tìm hiểu, cập nhật xu hướng thị trường sách trong và ngoài nước.

- Cộng tác viên biên tập sách sách tìm kiếm bản thảo, các tác giả tốt, phù hợp. Có thể là tác giả tự viết trọn vẹn một bản thảo, hoặc có thể cộng tác viên biên tập sách đề xuất ý tưởng và tìm kiếm tác giả thực hiện ý tưởng đó.

- Duyệt các bản thảo gửi đến, dựa trên các tiêu chí nhất định của đơn vị xuất bản. cộng tác viên biên tập sách sách sẽ luôn luôn phải đặt bản thảo trong bức tranh tổng thể, của đơn vị xuất bản, của thị trường nói chung để có thể định vị bản thảo, xem nó có khả năng xuất bản hay không. 

- Biên tập bản thảo. Việc chỉnh sửa một bản thảo thường có nhiều cấp độ khác nhau. Có những bản thảo cộng tác viên biên tập sách sách phải tham gia đặt những viên gạch đầu tiên. Có những bản thảo cần sửa câu cú, diễn đạt cho sáng sủa mạch lạc và cũng có những bản thảo chỉ cần sửa chính tả. Dù sửa chữa ở mức độ cao hay mức độ đơn giản vẫn cần một cộng tác viên biên tập sách sách theo dõi cả quy trình một cuốn sách ra đời.

- Cộng tác viên biên tập sách sách sẽ làm việc với họa sĩ thiết kế để kiểm soát thiết kế có chuẩn xác, phù hợp hay không.

- Sau khi sách phát hành, cộng tác viên biên tập sách cần theo dõi phản hồi của độc giả, sức bán,… làm cơ sở cho quyết định khai thác tác giả và đề tài sau này.

Bằng cấp Cử nhân
Công việc/Cuộc sống
3.7 ★
Khoảng lương năm 13 - 39 M
Cơ hội nghề nghiệp
3.6 ★
Số năm kinh nghiệm 0 - 1

Cộng tác viên biên tập sách có mức lương bao nhiêu?

13 - 39 triệu /năm
Tổng lương
12 - 36 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
1 - 3 triệu
/năm

Lương bổ sung

13 - 39 triệu

/năm
12 M
36 M
13 M 40 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Cộng tác viên biên tập sách

Tìm hiểu cách trở thành Cộng tác viên biên tập sách, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Cộng tác viên biên tập sách

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
80%
2 - 4
20%
5 - 7
0%
8+
0%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Cộng tác viên biên tập sách?

Yêu cầu tuyển dụng cộng tác viên biên tập sách  

Yêu cầu về trình độ

Cho dù công việc cộng tác viên biên tập sách tại nhà khá linh hoạt, nhưng bạn cũng cần nắm vững kiến thức chuyên môn đề giải quyết các vấn đề phát sinh thật khéo léo. Để biên tập sách chuyên môn, người biên tập cần có hiểu biết nhất định về lĩnh vực đó. Ví dụ như khi soát lỗi sách về khoa học kỹ thuật thì cần biết về các thuật ngữ kỹ thuật cơ bản. Những người có kỹ năng biên tập sách tốt sẽ biết cách nhờ đến sự hỗ trợ từ các chuyên gia cùng lĩnh vực. Khi biên tập các tác phẩm nghệ thuật, bạn phải có độ nhạy cảm ngôn ngữ, hiểu được các ẩn ý nghệ thuật của tác giả... Chúng ta thường thấy những biên tập viên văn chương thường cũng là một nhà văn, nhà thơ.

Yêu cầu về kỹ năng

- Biết tìm lỗi, cầu toàn: Để bạn có thể trở thành một biên tập giỏi và phát triển trong nghề này, không phải bạn câu nệ việc “vạch lá tìm sâu” mà phải biết tìm đúng lỗi để fix nó cho phù hợp. Cũng không phải lúc nào dùng từ ngữ đao to búa lớn cũng hiệu quả. Một biên tập viên thông minh phải biết đứng từ điểm nhìn của người viết, người sản xuất cũng như phía người đọc, người tiếp nhận. Họ cần đảm bảo chất lượng của bài viết sao cho không bị lủng củng, trùng lặp.

- Có khả năng diễn đạt tốt: “Diễn đạt tốt” là biết cách nói/viết làm sao cho người ta dễ hiểu nhất. Người làm ở vị trí biên tập viên thì sức mạnh của ngôn từ, cách lựa chọn từ ngữ, diễn đạt phù hợp là vô cùng quan trọng. Không chỉ vậy, khi bạn làm nghề này bạn còn phải nói có sách, mách có chứng. Mọi thông tin bạn nói/viết ra đều phải qua kiểm duyệt, đảm bảo về mặt chất lượng, như vậy mới có sức thuyết phục với một lượng độc giả lớn.

- Nắm vững ngữ pháp và chính tả: Lỗi chính tả, ngữ pháp là một trong những lỗi đại kỵ của bạn làm nghề biên tập viên. Độc giả dễ đánh giá thấp khả năng của biên tập viên khi thấy xuất hiện những lỗi ngớ ngẩn như vậy. Vì vậy, biên tập viên cần đọc, viết thật nhiều, có một lượng từ vựng rộng để tránh mắc những lỗi sai liên quan đến chính tả, ngữ pháp.

- Khả năng giao tiếp: Đây là yếu tố rất quan trọng đối với những ai mong muốn làm việc ở vị trí cộng tác viên biên tập sách, càng giỏi giao tiếp đến đâu, khả năng thành công càng cao đến đấy... Vì thế, để làm được điều này, cộng tác viên biên tập sách phải biết cách truyền đạt một cách dễ hiểu, hải có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình để trình bày rõ ràng mọi thứ, ghi điểm trong mắt khách hàng. 

- Khả năng ngoại ngữ:  Bạn phải biết sử dụng từ ngữ, ngữ pháp đúng chuẩn và linh hoạt, bạn cũng cần sở hữu vốn từ rộng và hiểu được các từ cổ, ít được sử dụng cũng như cập nhật những biến thể mới của ngôn ngữ hiện đại. Phần lớn các biên tập viên sách đều có trình độ học đại học trở lên, thường là bằng chuyên ngành ngữ văn hoặc các chuyên ngành thuộc khối xã hội – nhân văn. Ngoài ra, biên tập viên sách cần phải bồi dưỡng kiến thức ngoại ngữ để có thể tiếp cận dễ dàng với kho sách ngoại văn. Thành thạo ngoại ngữ như Anh, Trung, Nhật,... sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong việc giao tiếp và làm việc với đối tác. Ngoài ra, nó còn giúp bạn đọc hiểu các tài liệu nước ngoài liên quan đến cách chăm sóc các khách hàng là người nước ngoài,...

- Đam mê: Để theo đuổi việc làm ngành biên tập  lâu dài thì bạn cần phải có đam mê và sự kiên định bởi công việc này không hề dễ dàng mà đòi hỏi nhiều kỹ năng tổng hợp.

- Tinh thần ham học hỏi: Khoa học công nghệ có những bước tiến phát triển mới, nếu không có sự nhanh nhạy nắm bắt, ham học hỏi thì cộng tác viên biên tập sách sẽ không thể giỏi được. Để nâng cao chất lượng chuyên môn thì cộng tác viên biên tập sách luôn phải nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Do đó, hãy tích cực trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm để phát triển tương lai hơn nhé!

- Rèn luyện tính cẩn thận: Tính cẩn thận là một trong những đức tính rất cần thiết mà những người làm ngành dịch vụ nói chung, làm cộng tác viên biên tập sách nói riêng cần phải có.

- Luôn chăm chỉ và chịu khó trong công việc: Với những tổng hợp công việc của ngành biên tập  ở trên thì chắc hẳn rằng bạn cũng đã thấy được sự vất vả của nghề này. Do đó, nếu không có sự chịu khó, chịu khổ thì bạn khó có thể hoàn thành tốt công việc được giao.

Lộ trình thăng tiến của cộng tác viên biên tập sách  

Từ 0 - 1 năm: Cộng tác viên biên tập sách

Đây là bước đệm quan trọng để sinh viên hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ làm việc trước khi chính thức hành nghề. Trong thời gian thực tập tại các công ty, tổ chức,… các bạn sẽ có cơ hội cọ sát và có cái nhìn chân thực nhất về công việc tương lai của mình. 

Từ 1 - 7 năm trở đi: Nhân viên biên tập sách

Khi bạn có kinh nghiệm làm việc từ 1 – 7 năm, bạn có thể lên vị trí nhân viên biên tập sách. Đây là lúc bạn nên tập trung học hỏi, phát triển chuyên môn nghiệp vụ. Tùy vào từng cơ sở mà bạn sẽ được đào tạo thêm chuyên môn. Tuy nhiên, để thăng tiến dễ dàng hơn, bạn sẽ phải tự chủ động học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thông qua công việc thực tế, từ những thành công hay từ chính thất bại của bản thân.

Từ 7 năm trở đi: Chuyên viên biên tập sách

Sau khoảng 7 năm làm nhân viên biên tập sách, bạn có thể được cân nhắc lên vị trí chuyên viên. Không phải dựa trên thâm niên mà phải dựa vào thành tích mới biết bạn có khả năng được đề bạt làm chuyên viên hay không. Trong lộ trình thăng tiến của nhân viên biên tập , cấp bậc này còn khắc nghiệt và gian nan hơn. Để nhanh chóng đạt được vị trí này, bạn cần phải mang đến những món ăn độc đáo. Nói chung là bạn cần dẫn đầu nhóm nhân viên biên tập  làm việc có chiến lược và có kế hoạch rõ ràng.

Đánh giá, chia sẻ về Cộng tác viên biên tập sách

Các Cộng tác viên biên tập sách chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Đang cập nhật...

Phỏng vấn Cộng tác viên biên tập sách

Quy trình biên tập sách gồm những gì?
1900.com.vn
Cộng tác viên biên tập sách
Q: Quy trình biên tập sách gồm những gì?
30/05/2024
1 câu trả lời

Rà soát lỗi chính tả

Không chỉ người mới tập viết mà một số cây bút lâu năm đôi khi cũng sẽ mắc lỗi chính tả hoặc lỗi đánh máy. Vì vậy trước khi công khai hoặc xuất bản bài viết, bạn nên dành thời gian rà soát lại các lỗi chính tả. Bạn có thể thử một vài mẹo sau nhé:

- Chỉnh size chữ to hơn so với thông thường để phát hiện những lỗi sai.

- Sử dụng Google Docs để viết bài sẽ giúp bạn hạn chế các lỗi chính tả. 

- Đối với những từ ngữ bạn không chắc chắn, hãy tra Google hoặc sử dụng từ điển để tra cứu. 

- Đối với văn bản nhiều trang, bạn nên in ra giấy để kiểm tra lỗi đánh máy. Khi đó, bạn có thể phát hiện thêm nhiều lỗi mà bạn trước nay chưa từng biết.

- Hệ thống tiếng Việt vẫn chưa có quy tắc chính xác tuyệt đối, và vẫn còn tranh cãi nhiều về việc sử dụng từ này hay từ kia. Chẳng hạn như chỉnh chu hay chỉnh chu, chẩn đoán hay chuẩn đoán,… Nếu phân giữa việc dùng chúng, bạn nên tham khảo từ điển. Mình tin với những cuốn sách đã được dày công nghiên cứu và biên soạn, ít nhất nó sẽ không sai.

Diễn đạt câu ngắn gọn, dễ hiểu

Một số bạn mới tập viết có thói quen diễn đạt lòng vòng, khó hiểu. Hơn nữa, nếu bạn dịch hay viết lại thông tin từ các bài báo tiếng Anh, cố gắng trau chuốt từ ngữ nhé. Nếu không người đọc sẽ hoang mang không hiểu bạn muốn nói cái gì. 

Ví dụ bài của một bạn học viên lớp viết miễn phí: “Theo Khảo sát sức khỏe quốc gia tại Mỹ năm 2017 cho thấy 94% người lớn tập yoga vì các lý do liên quan đến sức khỏe như phòng ngừa bệnh hoặc để cải thiện năng lượng và 18% cho biết họ tập Yoga để điều trị một tình trạng sức khỏe cụ thể.”

Đoạn viết trên mắc lỗi dài dòng và cụm từ “điều trị một tình trạng sức khỏe cụ thể” mơ hồ và khó hiểu. Thay vì thế chúng ta có thể tự biên tập bài viết ngắn gọn và dễ hiểu hơn: “Một cuộc khảo sát tại Mỹ năm 2017 cho thấy 94% người lớn tập yoga để phòng ngừa bệnh, cải thiện sức khỏe và 18% tập Yoga để điều trị bệnh lý.”

Chú ý lỗi lặp từ, lặp ý

Không chỉ cây viết mới mà ngay cả bản thân mình vẫn thường xuyên mắc lỗi lặp từ. Để cải thiện lỗi này, mình tự học cách biên tập bài viết theo các bước sau:

- Đọc to những gì vừa viết để phát hiện từ trùng lặp.

- Bỏ từ lặp nếu nó không ảnh hưởng đến ngữ nghĩa của câu văn. 

- Thay thế từ lặp bằng một từ gần nghĩa, đồng nghĩa nếu việc cắt bỏ làm mất nghĩa vốn có của câu.

Để dễ hình dung, bạn có thể tham khảo ví dụ sau nhé: Trước: “Bạn nên viết lại ý tưởng viết lách thú vị này vào sổ tay để viết bài cho blog.” Sau: “Bạn nên ghi lại ý tưởng thú vị này vào sổ tay để viết bài blog.” Trong ví dụ gốc có 3 từ “viết”. Từ “viết” đầu tiên có thể đổi thành từ đồng nghĩa, gần nghĩa như “ghi chép”, “lưu lại”, “chép lại”, “ghi chú”,…; từ “viết” thứ hai bỏ đi không ảnh hưởng đến ý nghĩa của câu.

Mạnh dạn cắt bỏ từ thừa

Nếu sử dụng từ thừa quá nhiều, câu văn sẽ dài dòng lê thê và người đọc sẽ có cảm giác mệt mỏi. Đối với những từ khi bỏ bớt, ý nghĩa câu văn không đổi thì bạn nên mạnh dạn cắt bỏ nó. Bạn tham khảo ví dụ sau nhé:

Trước: “Yoga nó được xem là cách tốt nhất để giảm cân. Nếu tập Yoga thường xuyên bạn sẽ thấy cơ thể rất săn chắc, thon gọn.”

Sau: “Yoga được xem là cách tốt nhất để giảm cân. Nếu tập Yoga thường xuyên bạn sẽ thấy cơ thể săn chắc, thon gọn.” 

Nên tách đoạn, tách câu

Tách đoạn khi bạn diễn đạt xong một ý và muốn triển khai thêm một ý khác. Điều này sẽ giúp bài viết rõ ràng mạch lạc hơn, người đọc cũng dễ theo dõi. Khi tách đoạn, nên dùng từ nối để tạo sự liên kết giữa hai đoạn văn. Ví dụ: Hơn nữa, đặc biệt, vì thế, bên cạnh đó,…Ngoài ra bạn cũng đừng viết một câu quá dài, người đọc sẽ cảm thấy mệt mỏi vì không biết khi nào thì họ có thể dừng lại để nghỉ. Đối với những câu quá dài, bạn nên tách chúng ra. Bạn có thể tham khảo ví dụ sau:

Trước: “Bạn có thể nắm tay lại và để trong lòng, hoặc để thả lỏng chúng bên hông, hay làm bất cứ kiểu nào miễn là vẫn đảm bảo đầu óc bạn được thư giãn và tập trung cao độ vào hơi thở của mình.”

Sau: “Bạn có thể nắm tay lại để trong lòng hoặc thả lỏng bên hông. Hay làm bất cứ kiểu nào bạn thích miễn là đầu óc được thư giãn và tập trung cao độ vào hơi thở của mình.”

Sử dụng dấu câu và icon hỗ trợ

Việc sử dụng dấu câu hợp lý sẽ thể hiện sự chuyên nghiệp cho bài viết của bạn. Quy tắc sử dụng dấu câu đã có trên mạng, bạn có thể tìm đọc nhé.

Điều này mình thấy thường xuyên ở các bài viết mang tính văn học ví dụ như truyện ngắn, tản văn hay truyện dài. Có lẽ mục đích của người viết muốn nhấn mạnh câu nói hoặc có hàm ý sâu xa. Tuy nhiên trong tiếng Việt chúng ta không có dấu !?, ???, !!!,… Các bạn lưu ý sử dụng cho đúng nhé.

- Không nên viết: Làm thế nào để hạn chế văn nói khi viết content???

- Nên viết: Làm thế nào để hạn chế văn nói khi viết content?

Ngoài ra một điều bạn nên lưu ý khi viết bài trên mạng xã hội, đó là việc dùng icon. Icon làm cho bài post trở nên sinh động và thu hút. Tuy nhiên cái gì quá cũng đều không tốt. Vì vậy bạn nên tiết chế và phân bố icon cho hợp lý bằng cách dùng 2, 3 icon trong cùng một bài viết. Hãy nghĩ nhiều hơn đến cảm nhận của độc giả nhé.

Đọc lại bài viết lần cuối

Trường hợp sau khi cắt bỏ các câu, các đoạn thừa và bài viết bị thiếu ý thì bạn bổ sung vào. Hoặc bạn có thể điều chỉnh cấu trúc bài viết như sắp xếp lại các đoạn hay các phần văn bản.

Sau khi đã chỉnh sửa xong các lỗi cơ bản gồm chính tả, lỗi đánh máy, từ thừa,… lúc này bạn hãy đọc lại toàn bộ bài viết một lần nữa. Nếu có thể thì nên đọc to nhé! Khi cảm thấy hài lòng và thỏa mãn thì bạn đã có một bài viết ưng ý rồi.

Bài tập: Hãy chọn một bài bạn từng viết, thử biên tập một những gợi ý trên. Sau đó so sánh với phiên bản đầu tiên, bạn có nhận thấy sự khác biệt gì không?

Quy trình biên tập nội dung gồm những bước nào?
1900.com.vn
Cộng tác viên biên tập sách
Q: Quy trình biên tập nội dung gồm những bước nào?
30/05/2024
1 câu trả lời

- Xác định mục tiêu nội dung. Chúng tôi xác định rõ mục tiêu nội dung để đảm bảo nội dung trên trang web phù hợp với sứ mệnh và giá trị của tnss.vn. Mục tiêu nội dung bao gồm cung cấp thông tin hữu ích, chia sẻ kiến thức, tạo sự tương tác và thúc đẩy sự phát triển trong lĩnh vực của chúng tôi.

- Lập kế hoạch nội dung. Chúng tôi lập kế hoạch chi tiết cho nội dung trên trang web, bao gồm việc xác định các chủ đề, các bài viết, thông tin sản phẩm/dịch vụ, và các yêu cầu đặc biệt khác. Quy trình lập kế hoạch này giúp đảm bảo rằng chúng tôi cung cấp nội dung đa dạng, phong phú và phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

- Thu thập và nghiên cứu thông tin. Chúng tôi thu thập thông tin từ các nguồn đáng tin cậy và tiến hành nghiên cứu để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của nội dung. Các nguồn thông tin bao gồm tài liệu tham khảo, nghiên cứu khoa học, trang tin tức uy tín và chuyên gia trong lĩnh vực tương ứng.

- Biên tập và kiểm tra. Chúng tôi sử dụng quy trình biên tập cẩn thận để đảm bảo chất lượng nội dung trên trang web. Đội ngũ biên tập của chúng tôi sẽ kiểm tra ngữ pháp, cú pháp, sự rõ ràng và sự chính xác của nội dung. Chúng tôi cũng đảm bảo rằng nội dung tuân thủ các quy định về bản quyền, đạo đức và pháp luật hiện hành.

- Xác nhận và phê duyệt. Sau khi biên tập và kiểm tra, nội dung sẽ được xác nhận và phê duyệt trước khi được công bố trên trang web. Quy trình này đảm bảo rằng nội dung đáp ứng các tiêu chí chất lượng và đúng theo kế hoạch ban đầu.

- Đối tác và đóng góp nội dung. Chúng tôi chào đón đối tác và người dùng đóng góp nội dung. Nếu bạn muốn đóng góp nội dung cho tnss.vn, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để biết thêm chi tiết về quy trình và yêu cầu đóng góp.

Câu hỏi thường gặp về Cộng tác viên biên tập sách

Cộng tác viên biên tập sách là một vị trí dành cho những bạn có sự hiểu biết tương đối về biên tập. Là những người làm việc tự do và thường không có vị trí chính thức trong sơ đồ tổ chức, hoạt động nhân sự của doanh nghiệp làm việc với doanh nghiệp trong khoản thời gian ngắn hạn. Họ cũng sẽ không chịu sự chi phối bởi các quy định, ràng buộc của doanh nghiệp. Có trách nhiệm gọt giũa, nâng tầm, đôi lúc là định hướng phát triển, định hướng độc giả mục tiêu, xây dựng dáng hình phù hợp cho cuốn sách, đôi lúc là tư vấn, tham gia quá trình PR sách, giúp bản thảo trở thành phiên bản tốt nhất có thể của chính nó.

Thông thường, vị trí cộng tác viên biên tập sách thường không có hoặc lương khá thấp. Là cộng tác viên biên tập sách, các bạn sẽ không có mức lương cố định, mức lương này được tính theo số lượng biên tập của mỗi người, nếu cộng tác viên nào làm nhiều thì lương tháng đó cao, còn ngược lại nếu cộng tác viên nào làm ít thì lương của tháng đó ít. Tùy vào quy mô công ty và mức độ công việc, lương trung bình của một thực tập sinh tiếng dao động từ 1 - 3M đồng/tháng.

Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp của vị trí Cộng tác viên biên tập sách là:

  • Theo bạn, cộng tác viên biên tập sách là gì ?
  • Vì sao bạn muốn trở thành cộng tác viên biên tập sách ?
  • Cộng tác viên biên tập sách làm công việc gì?
  • Điểm mạnh của bạn là gì? Lý do doanh nghiệp nên chọn bạn?
  • Quy trình biên tập sách gồm những gì ?
  • Quy trình biên tập nội dung gồm những bước nào ?

Vị trí này có lộ trình thăng tiến rõ ràng, cụ thể từ những vị trí thấp, ít kinh nghiệm đến các vị trí cao hơn.

  • Từ 0 - 1 năm: Cộng tác viên biên tập sách
  • Từ 1 - 7 năm trở đi: Nhân viên biên tập sách
  • Từ 7 năm trở đi: Chuyên viên biên tập sách

Đánh giá (review) của công việc Cộng tác viên biên tập sách được cho là có nhiều cơ hội nhưng cũng không ích thách thức đòi hỏi người lao động phải có sự cố gắng và nỗ lực trong công việc. 

Bài viết xem nhiều