Công việc của Cộng tác viên dạy tiếng Anh là gì?
Cộng tác viên dạy tiếng Anh là một vị trí dành cho những bạn có sự hiểu biết tương đối về ngôn ngữ anh. Là những người làm việc tự do và thường không có vị trí chính thức trong sơ đồ tổ chức, hoạt động nhân sự của doanh nghiệp làm việc với doanh nghiệp trong khoản thời gian ngắn hạn. Họ cũng sẽ không chịu sự chi phối bởi các quy định, ràng buộc của doanh nghiệp.
Mô tả công việc của cộng tác viên dạy tiếng Anh
- Đánh giá năng lực học tập ban đầu của các em học sinh để có thể soạn các giáo trình giảng dạy phù hợp.
- Tư vấn quá trình học tập và phương pháp ôn thi phù hợp cho các em học sinh cũng như phụ huynh.
- Dạy và ôn thi các chứng chỉ ngoại ngữ như: Anh, Hàn, Nhật, Trung, v.v.
- Sau một khoảng thời gian giảng dạy và ôn luyện nhất định cần thực hiện đánh giá năng lực để giám sát tiến độ học tập của học sinh nhằm dễ dàng nắm bắt năng lực từng học sinh và soạn ra giáo trình nâng cao phù hợp.
- Theo dõi và quan sát tâm lý học sinh để điều chỉnh lịch học tập cho phù hợp.
- Cộng tác viên dạy tiếng Anh sẽ không làm việc trực tiếp tại trung tâm, các bạn làm việc ở nhà, nhận bài qua phương tiện trao đổi công việc của công ty đó. Tuy nhiên, các cộng tác viên sẽ được yêu cầu mỗi tuần sẽ lên công ty một buổi cố định để họp và báo cáo tình hình viết bài.
- Đồng thời, các cộng tác viên dạy tiếng Anh sẽ phải thường xuyên cập nhật các thông báo của công ty để biết những quy định, những thay đổi mà công ty đưa ra. Đồng thời cần phải thường xuyên trao đổi công việc với đồng nghiệp, cấp trên, hỏi ý kiến cấp trên về các vấn đề khó khăn.
Cộng tác viên dạy tiếng Anh có mức lương bao nhiêu?
Lương cơ bản
Lương bổ sung
26 - 52 triệu
/nămLộ trình sự nghiệp Cộng tác viên dạy tiếng Anh
Tìm hiểu cách trở thành Cộng tác viên dạy tiếng Anh, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.
Số năm kinh nghiệm
Điều kiện và Lộ trình trở thành một Cộng tác viên dạy tiếng Anh?
Yêu cầu tuyển dụng cộng tác viên dạy tiếng Anh
Yêu cầu về trình độ
Cho dù công việc cộng tác viên dạy tiếng Anh tại nhà khá linh hoạt, nhưng bạn cũng cần nắm vững kiến thức chuyên môn đề giải quyết các vấn đề phát sinh thật khéo léo. Các doanh nghiệp sẽ luôn ưu tiên cho tuyển cộng tác viên dạy tiếng anh có bằng đại học trở lên chuyên ngành về biên-phiên dịch hoặc các khoa ngoại ngữ. Bên cạnh đó, những bạn đang là sinh viên năm cuối ngành ngôn ngữ anh có chứng chỉ IELTS (chưa tốt nghiệp đại học) cũng sẽ có cơ hội lớn ứng tuyển vào những vị trí này trong doanh nghiệp.
Yêu cầu về kỹ năng
- Có khả năng quản lý thời gian tốt: Quản lý thời gian cũng là một trong kỹ năng rất quan trọng của gia sư. Khi đi dạy gia sư phải quản lý thời gian ôn tập, giảng dạy và chuẩn bị cho từng buổi học một cách hợp lý và hiệu quả, sẽ giúp gia sư tránh được việc bị quá tải và có thể dành thời gian cho công việc khác. Hoặc đơn giản có thể tách bạch được các nhiệm vụ công việc và thời gian nghỉ ngơi. Từ đó, làm tốt hơn nhiệm vụ của mình khi bước vào nghề gia sư.
- Khả năng giao tiếp: Đây là yếu tố rất quan trọng đối với những ai mong muốn làm việc ở vị trí cộng tác viên dạy tiếng Anh, càng giỏi giao tiếp đến đâu, khả năng thành công càng cao đến đấy... Vì thế, để làm được điều này, gia sư phải biết cách truyền đạt kiến thức một cách dễ hiểu, gợi cảm hứng học tập và giữ liên lạc với phụ huynh để đánh giá kết quả học tập của học sinh. Các gia sư có thể tăng sự thân thiết với học trò của mình trở nên cởi mở và thân thiện hơn. Điều này sẽ giúp sự tiếp thu kiến thức hiệu quả
- Khả năng ngoại ngữ: Thành thạo ngoại ngữ như Anh, Trung, Nhật,... sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong việc giao tiếp và làm việc với đối tác. Ngoài ra, nó còn giúp bạn đọc hiểu các tài liệu nước ngoài liên quan đến cách chăm sóc các khách hàng là người nước ngoài,...
- Đam mê: Để theo đuổi việc làm ngành ngôn ngữ lâu dài thì bạn cần phải có đam mê và sự kiên định bởi công việc này không hề dễ dàng mà đòi hỏi nhiều kỹ năng tổng hợp.
- Tinh thần ham học hỏi: Khoa học công nghệ có những bước tiến phát triển mới, nếu không có sự nhanh nhạy nắm bắt, ham học hỏi thì cộng tác viên dạy tiếng Anh sẽ không thể giỏi được. Để nâng cao chất lượng chuyên môn thì cộng tác viên dạy tiếng Anh luôn phải nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Do đó, hãy tích cực trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm để phát triển tương lai hơn nhé!
- Rèn luyện tính cẩn thận: Tính cẩn thận là một trong những đức tính rất cần thiết mà những người làm ngành dịch vụ nói chung, làm cộng tác viên dạy tiếng Anh nói riêng cần phải có.
- Luôn chăm chỉ và chịu khó trong công việc: Với những tổng hợp công việc của ngành ngôn ngữ ở trên thì chắc hẳn rằng bạn cũng đã thấy được sự vất vả của nghề này. Do đó, nếu không có sự chịu khó, chịu khổ thì bạn khó có thể hoàn thành tốt công việc được giao.
Lộ trình thăng tiến của cộng tác viên dạy tiếng Anh
Từ 0 - 1 năm: Cộng tác viên dạy tiếng Anh
Đây là bước đệm quan trọng để sinh viên hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ làm việc trước khi chính thức hành nghề. Trong thời gian thực tập tại các công ty, tổ chức,… các bạn sẽ có cơ hội cọ sát và có cái nhìn chân thực nhất về công việc tương lai của mình.
Từ 1 - 7 năm trở đi: Nhân viên dạy ngôn ngữ anh
Khi bạn có kinh nghiệm làm việc từ 1 – 7 năm, bạn có thể lên vị trí nhân viên ngôn ngữ anh. Đây là lúc bạn nên tập trung học hỏi, phát triển chuyên môn nghiệp vụ. Tùy vào từng cơ sở mà bạn sẽ được đào tạo thêm chuyên môn. Tuy nhiên, để thăng tiến dễ dàng hơn, bạn sẽ phải tự chủ động học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thông qua công việc thực tế, từ những thành công hay từ chính thất bại của bản thân.
Từ 7 năm trở đi: Chuyên viên ngôn ngữ anh
Sau khoảng 7 năm làm nhân viên ngôn ngữ anh, bạn có thể được cân nhắc lên vị trí chuyên viên. Không phải dựa trên thâm niên mà phải dựa vào thành tích mới biết bạn có khả năng được đề bạt làm chuyên viên hay không. Trong lộ trình thăng tiến của nhân viên ngôn ngữ anh, cấp bậc này còn khắc nghiệt và gian nan hơn. Để nhanh chóng đạt được vị trí này, bạn cần phải mang đến những món ăn độc đáo. Nói chung là bạn cần dẫn đầu nhóm nhân viên ngôn ngữ anh làm việc có chiến lược và có kế hoạch rõ ràng.
Đánh giá, chia sẻ về Cộng tác viên dạy tiếng Anh
Các Cộng tác viên dạy tiếng Anh chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.
Đang cập nhật...Phỏng vấn Cộng tác viên dạy tiếng Anh
↳
Giao tiếp một cách hiệu quả
Điều rất thông thường trong mối quan hệ giữa phụ huynh và cộng tác viên dạy tiếng anh là sự thiếu giao tiếp hiệu quả về những thông tin trong lớp học. Một nguyên tắc chung cho việc giao tiếp hiệu quả và là nguyên tắc tốt nhất đó là cho phụ huynh biết quá nhiều còn hơn là họ không biết gì. Các thông báo qua email, các thư gửi viết tay hoặc các thông tin về lớp học trên website là những cách mà cộng tác viên dạy tiếng anh có thể cân nhắc sử dụng. Nếu có thể cộng tác viên dạy tiếng anh hãy tạo cho phụ huynh các cơ hội được phản hồi những thông tin về chính học sinh.
Chủ động trong việc trao đổi thông tin
Việc quan trọng là cộng tác viên dạy tiếng anh phải nắm giữ vai trò chủ đạo trong việc giao tiếp với những phụ huynh có yêu cầu cao. Gợi ý đầu tiên của tôi là luôn chủ động thiết lập một lộ trình trong các cuộc gặp với phụ huynh. Đối với những vấn đề đột xuất xảy ra tôi sẽ hạn chế trao đổi thông tin qua email hay tin nhắn điện thoại mà hẹn gặp phụ huynh trực tiếp để tránh những hiểu lầm không đáng có.
Thể hiện sự chuyên nghiệp
Có một lần trong một lớp học tôi có một phụ huynh không hẳn là người khó tính nhưng luôn đòi hỏi tôi phải làm việc một cách chuyên nghiệp. Ban đầu đó là điều không mấy dễ chịu, tuy nhiên nó đã giúp tôi thay đổi bản thân rất nhiều trong công việc, tôi đã làm việc đúng giờ hơn, chấm bài thường xuyên hơn và quan trọng nhất là giao tiếp chuẩn mực hơn.
Ngày nay học sinh và phụ huynh thật sự là đối tượng khách hàng của các trung tâm. Chúng ta đang phải nỗ lực làm hài lòng phụ huynh với thái độ nhiệt tình và tinh thần trách nhiệm. 4 cách trên sẽ giúp cộng tác viên dạy tiếng anh có thêm kinh nghiệm trong quá trình làm việc với phụ huynh nhằm mục tiêu thống nhất là giúp học sinh tiến bộ hơn trong quá trình học tập.
↳
Cấu trúc câu trong tiếng Anh: S + V + (O) +….
Đây là một trong các mẫu câu tiếng Anh cơ bản và phổ biến nhất. Trong đó, S (Chủ ngữ) và V (động từ) là hai thành phần bắt buộc phải có để hình thành nên một câu. Ví dụ:
- I cook. (Tôi nấu ăn.)
- He sings. (Anh ta hát.)
Thông thường, để một câu trở nên đầy đủ và dễ hiểu hơn, bạn có thể mở rộng bằng cách thêm O (Tân ngữ) và các thông tin nền khác. Ví dụ:
- I cook dinner for my husband. (Tôi nấu bữa tối cho chồng tôi.)
- He sings an old song. (Anh ta hát một bài hát cổ xưa.)
Cấu trúc câu trong tiếng Anh: S + V + O + O
Trong câu có hai tân ngữ (O), một là tân ngữ trực tiếp và hai là tân ngữ gián tiếp. Ví dụ:
- The teacher showed the students a new experiment. (Giáo viên đã cho học sinh xem một thí nghiệm mới.)
- My mom made me a delicious cake. (Mẹ tôi đã làm cho tôi một cái bánh ngon.)
Ở ba ví dụ trên: “students”, “me” và “him” là tân ngữ gián tiếp. Trong khi đó, “a new experiment”, “a delicious cake” hay “a new phone” là tân ngữ trực tiếp.
Cấu trúc câu trong tiếng Anh: S + V + C
Cấu trúc này đề cập đến một dạng câu gồm chủ ngữ (S), động từ (V) và bổ ngữ (C). Bổ ngữ (C) được sử dụng để mở rộng thêm thông tin về chủ ngữ hoặc động từ, giúp chúng ta hiểu rõ hơn về vấn đề được đề cập trong câu.
Bổ ngữ có thể là danh từ hoặc tính từ, ví dụ:
- She became a doctor. (Cô ấy trở thành một bác sĩ.)
- He was a talented musician. (Anh ấy là một nhạc sĩ tài năng.)
- The cat became the leader of the pack. (Con mèo trở thành thủ lĩnh của bầy đàn.)
Nếu bổ ngữ là tính từ, chúng thường đi kèm với các động từ sau: feel, look, appear, keep, grow, sound, smell, taste, seem, become, get, stay, remain…
Nếu bổ ngữ là danh từ, chúng sẽ đứng sau các động từ: become, turn, to be, look like…
Cấu trúc câu trong tiếng Anh: S + V + O + C
Cấu trúc “S + V + O + C” gồm chủ ngữ (S), động từ (V), tân ngữ (O) và bổ ngữ (C). Cấu trúc ngữ pháp tiếng Anh này được sử dụng để diễn tả hành động của chủ ngữ, kèm theo trạng thái/ tính chất của tân ngữ. Trong đó, bổ ngữ (C) đóng vai trò mở rộng hoặc bổ sung thông tin về tân ngữ, giúp chúng ta hiểu rõ hơn ý nghĩa câu truyền tải.
Ví dụ:
- She found the movie interesting. (Cô ấy thấy bộ phim thú vị.)
- They consider the new policy unfair. (Họ cho rằng chính sách mới không công bằng.)
- He named the cat “Cheese”. (Anh ấy đặt tên con mèo là “Phô Mai”.)
Câu hỏi thường gặp về Cộng tác viên dạy tiếng Anh
Cộng tác viên dạy tiếng Anh là một vị trí dành cho những bạn có sự hiểu biết tương đối về ngôn ngữ anh. Là những người làm việc tự do và thường không có vị trí chính thức trong sơ đồ tổ chức, hoạt động nhân sự của doanh nghiệp làm việc với doanh nghiệp trong khoản thời gian ngắn hạn. Họ cũng sẽ không chịu sự chi phối bởi các quy định, ràng buộc của doanh nghiệp.
Thông thường, vị trí cộng tác viên dạy tiếng Anh thường không có hoặc lương khá thấp. Là cộng tác viên dạy tiếng anh, các bạn sẽ không có mức lương cố định, mức lương này được tính theo số lượng thời gian bạn giảng dạy , nếu cộng tác viên nào dạy nhiều thì lương tháng đó cao, còn ngược lại nếu cộng tác viên nào dạy ít thì lương của tháng đó ít. Tùy vào quy mô công ty và mức độ công việc, lương trung bình của một thực tập sinh tiếng dao động từ 2 - 3M đồng/tháng.
Các câu hỏi phỏng vấn thường gặp của vị trí Cộng tác viên dạy tiếng Anh là:
- Theo bạn, cộng tác viên dạy tiếng Anh là gì ?
- Vì sao bạn muốn trở thành cộng tác viên dạy tiếng Anh ?
- Cộng tác viên dạy tiếng Anh làm công việc gì?
- Cần làm gì khi phụ huynh luôn có đòi hỏi cao ?
- Các cấu trúc cơ bản trong tiếng anh là gì ?
Vị trí này có lộ trình thăng tiến rõ ràng, cụ thể từ những vị trí thấp, ít kinh nghiệm đến các vị trí cao hơn.
Từ 0 - 1 năm: Cộng tác viên dạy tiếng Anh
Từ 1 - 7 năm trở đi: Nhân viên dạy ngôn ngữ anh
Từ 7 năm trở đi: Chuyên viên ngôn ngữ anha
Đánh giá (review) của công việc Cộng tác viên dạy tiếng Anh được cho là có nhiều cơ hội nhưng cũng không ích thách thức đòi hỏi người lao động phải có sự cố gắng và nỗ lực trong công việc.