Công việc của Giáo Viên Kỹ năng sống là gì?

Giáo Viên Kỹ Năng Sống là người thực hiện quá trình tác động sư phạm có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành năng lực hành động tích cực, có liên quan tới kiến thức và thái độ, giúp cá nhân có ý thức về bản thân, giao tiếp, quan hệ xã hội, thực hiện công việc, ứng phó hiệu quả với các yêu cầu thách thức của cuộc sống hàng ngày…

Mô tả công việc của Giáo Viên Kỹ Năng Sống 

- Tham gia giảng dạy kỹ năng sống theo giáo án cho học sinh.

- Thực hiện các công tác kiểm tra, viết nhận xét cho học sinh cuối buổi, hoặc cuối khóa học.

- Liên hệ khách mời theo chuyên đề, chủ đề bài học.

- Tìm kiếm ý tưởng để tổ chức hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh; soạn giáo án theo nội dung được phân công.

- Lên tiết dạy mẫu mô phỏng các giáo án và điều chỉnh giáo án dựa trên các phản hồi.

- Tham gia các hoạt động sự kiện của trường.

- Tham gia dự giờ giáo viên khác để học hỏi kinh nghiệm.

- Tham gia các khóa học về chuyên môn sâu để nâng cao tay nghề.

- Các hoạt động khác khi được phân công.

- Biên soạn giáo án theo chương trình học về giá trị sống, kỹ năng sống, phát triển cá nhân

- Rà soát định kỳ để xây dựng chương trình giảng dạy tối đa hoạt động trải nghiệm, tính thực tiễn cao hướng đến việc vun đắp tâm hồn, thẩm mỹ cuộc sống, tăng khả năng thích nghi và tôn trọng môi trường đa văn hóa.

- Hỗ trợ học viên lên kế hoạch và thực hiện hoạt động dự án cho mỗi lớp (dự án xanh, phát triển cá nhân, câu lạc bộ..,)Thúc đẩy trách nhiệm và phát triển mối quan hệ giữa các học viên trong chương trình đào tạo của đơn vị.

- Soạn giáo án, chuẩn bị giáo cụ, tài liệu, tổ chức giảng dạy

- Kèm cặp, tư vấn và hỗ trợ học viên thông qua các buổi gặp nói chuyện, tư vấn tâm lý, sức khỏe tinh thần.

- Quan sát ghi chép, báo cáo tình hình học tập phát triển của mỗi học viên cũng như hiệu quả thực hiện chương trình giảng dạy tại Trung tâm-xử lý và đề xuất giải pháp.

- Trao đổi thông tin với Giáo viên bộ môn, phòng TAS, Nhà hàng về tình hình và tư vấn định hướng phát triển cho học viên.

- Phối hợp với cá nhân; nhân viên quản sinh, nhân viên hỗ trợ thực tập, việc làm, y tá,..,  phòng ban khác nhằm phục vụ và hỗ trợ tốt nhất cho công việc giảng dạy, tìm hiểu tâm sinh lý học viên để có phản hồi kịp thời

- Đo lường kết quả từ các hoạt động và phản hồi tích cực từ học sinh, quản lý trực tiếp ở mức độ trên 85% sau mỗi kỳ học 6 tháng.

- Hoàn thành đủ số giờ lên lớp 100% theo lịch giảng dạy, tương tác

- Duy trì tốt mối quan hệ với các đối tác, tình nguyện viên  để thiết lập các cơ hội tham dự hoạt động khách mời

- Làm công tác chủ nhiệm lớp được phân công; sinh hoạt lớp, giải đáp thắc mắc, duy trì làm việc nhóm hiệu quả

Bằng cấp Cử nhân
Công việc/Cuộc sống
3.7 ★
Khoảng lương năm 91 - 117 M
Cơ hội nghề nghiệp
3.6 ★
Số năm kinh nghiệm 1 - 3

Giáo Viên Kỹ năng sống có mức lương bao nhiêu?

91 - 117 triệu /năm
Tổng lương
84 - 108 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
7 - 9 triệu
/năm

Lương bổ sung

91 - 117 triệu

/năm
80 M
110 M
90 M 120 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Giáo Viên Kỹ năng sống

Tìm hiểu cách trở thành Giáo Viên Kỹ năng sống, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Giáo Viên Kỹ năng sống
91 - 117 triệu/năm
Giáo Viên Kỹ năng sống

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
42%
2 - 4
32%
5 - 7
25%
8+
11%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Giáo Viên Kỹ năng sống?

Yêu cầu tuyển dụng Giáo Viên Kỹ Năng Sống  

Yêu cầu về trình độ

Có kiến thức về cơ sở khoa học của các phương pháp giáo dục kỹ năng sống, cách thiết kế kịch bản giáo dục kỹ năng sống, các bước dạy kỹ năng sống, cách thức để triển khai thành công chương trình giáo dục kỹ năng sống và tổ chức rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh. Có kiến thức về tâm lý, văn hoá xã hội,… để có thể giao tiếp thân thiện với học sinh tiểu học, với đồng nghiệp, với cha mẹ học sinh. Có xuất thân và được đào tạo bài bản tại các trường đại học có ngành hay chuyên ngành về sư phạm sẽ được đánh giá cao và ưu tiên hơn

Yêu cầu về kỹ năng

- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Như đã mô tả về công việc của Giáo Viên Kỹ Năng Sống, vị trí này đảm nhiệm rất nhiều công việc. Chính vì thế, đôi khi sẽ gặp phải các vấn đề xảy ra ngoài ý muốn. Do đó, trong vai trò là Giáo Viên Kỹ Năng Sống, bạn cần phải có kỹ năng linh hoạt và tư duy nhạy bén để có thể đảm bảo các hoạt động giảng dạy không bị ảnh hưởng.

- Khả năng giao tiếp: Đây là yếu tố rất quan trọng đối với những ai mong muốn làm việc ở vị trí Giáo Viên Kỹ Năng Sống, càng giỏi giao tiếp đến đâu, khả năng thành công càng cao đến đấy... Vì thế, để làm được điều này, Giáo Viên Kỹ Năng Sống phải biết cách truyền đạt một cách dễ hiểu, hải có kỹ năng giao tiếp, thuyết trình để trình bày rõ ràng mọi thứ, ghi điểm trong mắt phụ huynh và học sinh. 

- Khả năng ngoại ngữ: Thành thạo ngoại ngữ như Anh, Trung, Nhật,... sẽ giúp bạn thuận lợi hơn trong việc giao tiếp và làm việc với đối tác. Ngoài ra, nó còn giúp bạn đọc hiểu các tài liệu nước ngoài liên quan đến cách chăm sóc các khách hàng là người nước ngoài,...

- Đam mê: Để theo đuổi việc làm ngành Sư phạm lâu dài thì bạn cần phải có đam mê và sự kiên định bởi công việc này không hề dễ dàng mà đòi hỏi nhiều kỹ năng tổng hợp.

- Tinh thần ham học hỏi: Khoa học công nghệ có những bước tiến phát triển mới, nếu không có sự nhanh nhạy nắm bắt, ham học hỏi thì Giáo Viên Kỹ Năng Sống sẽ không thể giỏi được. Để nâng cao chất lượng chuyên môn thì Giáo Viên Kỹ Năng Sống luôn phải nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Do đó, hãy tích cực trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm để phát triển tương lai hơn nhé!

- Tinh thần mạnh mẽ: Trong công việc Giáo Viên Kỹ Năng Sống sẽ không thể tránh khỏi những chuyện làm cho mình bị căng thẳng. Do làm việc quá nhiều không có thời gian nghỉ ngơi. Đặc thù của của Giáo Viên Kỹ Năng Sống là bạn phải có một tinh thép, không được sợ hãi và chịu được áp lực công việc.

- Rèn luyện tính cẩn thận: Tính cẩn thận là một trong những đức tính rất cần thiết mà những người làm ngành tài chính nói chung, làm Giáo Viên Kỹ Năng Sống nói riêng cần phải có.

- Luôn chăm chỉ và chịu khó trong công việc: Với những tổng hợp công việc của ngành Sư phạm ở trên thì chắc hẳn rằng bạn cũng đã thấy được sự vất vả của nghề này. Do đó, nếu không có sự chịu khó, chịu khổ thì bạn khó có thể hoàn thành tốt công việc được giao.

Lộ trình thăng tiến của Giáo Viên Kỹ Năng Sống  

Từ 0 - 1 năm: Thực tập sinh 

Đây là bước đệm quan trọng để sinh viên hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ làm việc trước khi chính thức hành nghề. Trong thời gian thực tập tại các công ty, tổ chức,… các bạn sẽ có cơ hội cọ sát và có cái nhìn chân thực nhất về công việc tương lai của mình. 

Từ 1 - 6 năm trở đi: Giáo Viên  Kỹ Năng Sống

Khi bạn có kinh nghiệm làm việc từ 0 - 1 năm, bạn có thể lên vị trí giáo viên Kỹ năng sống. Đây là lúc bạn nên tập trung học hỏi, phát triển chuyên môn nghiệp vụ. Tùy vào từng cơ sở mà bạn sẽ được đào tạo thêm chuyên môn. Tuy nhiên, để thăng tiến dễ dàng hơn, bạn sẽ phải tự chủ động học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thông qua công việc thực tế, từ những thành công hay từ chính thất bại của bản thân.

Từ 6 - 9 năm: Trưởng bộ môn Kỹ Năng Sống

Sau khoảng 1 - 6 năm làm giáo viên GDCD/Kỹ năng sống, bạn có thể được cân nhắc lên vị trí Trưởng bộ môn. Không phải dựa trên thâm niên mà phải dựa vào thành tích mới biết bạn có khả năng được đề bạt làm chuyên viên hay không. Trong lộ trình thăng tiến, cấp bậc này còn khắc nghiệt và gian nan hơn. Để nhanh chóng đạt được vị trí này, bạn cần phải mang đến những món ăn độc đáo. Nói chung là bạn cần dẫn đầu nhóm nhân viên tài trợ thương mại.  làm việc có chiến lược và có kế hoạch rõ ràng.

Đánh giá, chia sẻ về Giáo Viên Kỹ năng sống

Các Giáo Viên Kỹ năng sống chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Đang cập nhật...

Phỏng vấn Giáo Viên Kỹ năng sống

Bạn hãy thể giới thiệu đôi chút về bản thân của bạn?
VietJack
Giáo Viên Kỹ năng sống
Q: Bạn hãy thể giới thiệu đôi chút về bản thân của bạn?
08/04/2024
1 câu trả lời

Trong bất cứ một cuộc phỏng vấn nào, câu đầu tiên nhà tuyển dụng sẽ hỏi chính là giới thiệu về thông tin cơ bản của ứng viên. Dựa vào những thông tin này, nhà tuyển dụng có thể đánh giá sơ bộ về ứng viên.

Gợi ý trả lời:

Bạn chỉ cần giới thiệu khái quát về những thông tin cơ bản của bản thân như tên tuổi, học vấn và kinh nghiệm làm việc. 

Đặc biệt nên giới thiệu ngắn gọn, xúc tích và bao gồm những những thông tin có liên quan đến vị trí ứng tuyển. Bạn nên tránh những thông tin lan man và không liên quan đến công việc. Thời gian tốt nhất để giới thiệu là khoảng 2 đến 3 phút.

Vì sao bạn lại muốn trở thành giáo viên giáo dục công dân trong thời kỳ hội nhập hiện nay?
VietJack
Giáo Viên Kỹ năng sống
Q: Vì sao bạn lại muốn trở thành giáo viên giáo dục công dân trong thời kỳ hội nhập hiện nay?
08/04/2024
1 câu trả lời

Với câu hỏi này thì nhà tuyển dụng muốn biết được rằng bạn có thực sự xác định làm việc lâu dài với công việc này không.

Vì vậy, hãy suy nghĩ kỹ và cân nhắc câu trả lời sao cho phù hợp để nhà tuyển dụng ấn tượng và có cái nhìn tốt về bạn nhé.

Gợi ý trả lời:

Để ghi điểm ở câu hỏi này, câu trả lời của bạn phải thể hiện được định hướng của mình với nghề nghiệp giáo viên giáo dục công dân. 

Ví dụ: Trong thời kỳ hội nhập hiện nay, giáo dục công dân đóng vai trò không thể thiếu trong cuộc sống con người. Phụ huynh họ mong muốn con phát triển về kiến thức một cách toàn diện nhất và trở thành một công dân toàn cầu có ích cho xã hội.

Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì?
VietJack
Giáo Viên Kỹ năng sống
Q: Điểm mạnh, điểm yếu của bạn là gì?
08/04/2024
1 câu trả lời

Đây cũng là một bộ câu hỏi mà nhà tuyển dụng thường sử dụng với mục đích để xem bạn nghĩ như thế nào về bản thân mình.

Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng cũng đánh giá được đâu là các ứng viên tiềm năng cho vị trí mà họ đang tuyển.

Gợi ý trả lời:

Bạn nên lưu ý rằng, câu hỏi này không có câu trả lời đúng hay sai cho nên bạn không cần quá lo lắng nhé.

Đối với điểm mạnh thì bạn chỉ cần nói về những gì mà bạn cảm thấy tích cực ở bản thân.

Còn đối với điểm yếu thì bạn không cần đưa ra những điều quá tiêu cực về bản thân, mà chỉ cần nêu ra được điểm yếu của mình và cách mà bạn đã khắc phục nó như thế nào. Và đây sẽ là cách trả lời tốt nhất cho câu hỏi này.

Bạn hãy thể chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy của bạn được không?
VietJack
Giáo Viên Kỹ năng sống
Q: Bạn hãy thể chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy của bạn được không?
08/04/2024
1 câu trả lời

Ở câu hỏi này thì nhà tuyển dụng thật sự muốn biết về chuyên môn, trình độ cũng như kinh nghiệm giảng dạy của bạn để có thể đánh giá đúng năng lực của bạn.

Gợi ý trả lời:

Bạn chỉ cần nêu ra những kinh nghiệm giảng dạy trong quá khứ, ví dụ như chia sẻ cách tổ chức lớp học, một số nội dung bài học hay hoặc những hoạt động giúp học viên có thể tiếp thu kiến thức hiệu quả.

Thêm vào đó, bạn hãy nêu những thành tựu mà bạn đạt được, như số học viên bạn đã giảng dạy hoặc là những kết quả nổi bật của các học viên cũ.

Câu hỏi thường gặp về Giáo Viên Kỹ năng sống

Đang cập nhật...

Bài viết xem nhiều