Công việc của Thợ điện là gì?

Thợ điện là một nghề chuyên về hệ thống đường dây điện dân dụng, trong các tòa nhà, các đường dây truyền tải điện, máy móc văn phòng và các thiết bị điện liên quan. Người thợ điện có thể lắp đặt các bộ phận thiết bị điện, hệ thống điện mới hoặc bảo dưỡng điện và cơ sở hạ tầng điện hiện có. Thợ điện thương mại có thể chuyên về tàu điện, máy bay, các nền tảng di động khác như là đường truyền dây cáp. Thợ điện được đào tạo đến 3 cấp độ là người học việc, người thực hành và thợ điện. Bên cạnh đó những công việc như Nhân viên kỹ thuật bảo dưỡngNhân viên cơ điệnNhân viên kỹ thuật điện tử,... cũng thường đảm nhận những công việc tương tự.

Mô tả công việc của Thợ điện

Nghề Thợ điện luôn là một nghề chưa bao giờ đủ nhân lực. Hiện nay nhiều trường nghề mở ra tạo điều kiện cho nhiều học viên hơn bao giờ hết. Để hình dung cách đào tạo và công việc sau khi ra trường, dưới đây là những công việc của thợ điện cần đảm nhiệm: 

Lắp đặt hệ thống điện mới

Thợ điện thực hiện việc lắp đặt hệ thống điện mới cho các công trình xây dựng, bao gồm nhà ở, văn phòng, nhà máy,.. Họ là người đi dây, lắp đặt ổ cắm, công tắc, cầu dao, bảng điện và các thiết bị điện khác. Thợ điện cũng phụ trách việc độc bản vẽ thiết kế để có thể đảm bảo đúng với yêu cầu khách hàng. Bởi khi đến sửa chữa điện cho bất cứ một công trình nào, những bản vẽ đường dây điện sẽ được dùng đầu tiên để người thợ điện nghiên cứu hướng sửa chữa hợp lý mà không ảnh hưởng đến mạch điện khác trong hệ thống.

Sửa chữa hệ thống điện

Thợ điện sửa chữa các sự cố về hệ thống điện như chập cháy, nổ cầu chì, hỏng ổ cắm, công tắc,.. Họ xác định nguyên nhân sự cố, thay thế các bộ phận hỏng hóc và sửa chữa các đường dây điện bị hư hỏng. Ngoài ra, thợ điện có thể thực hiện những công việc khác để bổ trợ nghề như đục kim loại, cưa, khoan, cắt, mài, hàn thiếc,... hoặc hỗ trợ thực hiện các biện pháp an toàn lao động và quản lý công việc theo chỉ đạo của cấp trên.

Bảo trì hệ thống điện

Thợ điện thực hiện việc bảo trì hệ thống điện định kỳ để đảm bảo hệ thống hoạt động an toàn và hiệu quả. Họ kiểm tra các bộ phận điện, vệ sinh hệ thống điện và khắc phục các nguy cơ tiềm ẩn. Họ là người lắp đặt và bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các thiết bị điện của công ty hoặc khách hàng yêu cầu như: các loại quạt, máy bơm, điều hòa, bàn ủi, bếp điện, bình nước nóng, báo cháy, cửa tự động,...

Bằng cấp Không yêu cầu
Công việc/Cuộc sống
3.7 ★
Khoảng lương năm 78 - 130 M
Cơ hội nghề nghiệp
3.7 ★
Số năm kinh nghiệm 0 - 1 năm

Thợ điện có mức lương bao nhiêu?

78 - 130 triệu /năm
Tổng lương
72 - 120 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
6 - 10 triệu
/năm

Lương bổ sung

78 - 130 triệu

/năm
78 M
130 M
65 M 195 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Thợ điện

Tìm hiểu cách trở thành Thợ điện, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Thợ điện
78 - 130 triệu/năm
Kỹ Sư Thiết Kế Điện
156 - 208 triệu/năm
Kỹ sư Điện lạnh
110,5-156 triệu/năm
Kỹ sư Điện mặt trời
143 - 195 triệu/năm
Thợ điện

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
42%
2 - 4
32%
5 - 7
25%
8+
11%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Thợ điện?

Yêu cầu tuyển dụng của Thợ điện 

Yêu cầu về bằng cấp và kiến thức chuyên môn

  • Bằng cấp: Trong quá trình làm việc, bất kể ở ngành nghề nào bạn cũng cần trang bị vững vàng kiến thức chuyên môn cho bản thân. Đặc biệt, vị trí thợ điện càng đòi hỏi bạn có bằng cử nhân chuyên ngành kỹ thuật, chuyên ngành điện, điện tử, viễn thông.
  • Kiến thức chuyên môn: Để phát triển việc làm thợ điện cần phải nắm các kiến thức chuyên môn, Có hiểu biết về các hệ thống điện tử, có khả năng phát hiện, khắc phục và kiểm tra các sự cố về điện. Thiết kế các phương pháp thử nghiệm tối ưu nhất cho các thiết bị điện mới.

Yêu cầu về kỹ năng

  • Kỹ năng tư duy phản biện: Thợ điện phải kiểm tra và chẩn đoán thiết bị bằng các công cụ chuyên dụng, chẳng hạn như ohmmeters, vôn kế và ampe kế. Đánh giá kết quả kiểm tra và chẩn đoán các sự cố điện đòi hỏi phải có tư duy phản biện sắc bén.
  • Sức khỏe và khả năng chịu đựng tốt: Thay thế hộp cầu chì, lắp cầu dao, chạy dây và làm việc với cáp điện có thể đòi hỏi nhiều về thể chất. Người thợ điện phải có sức bền và sức chịu đựng tốt để làm việc với các trang thiết bị điện.
  • Kỹ năng giao tiếp: Thợ điện cần phải biết cách trao đổi với khách hàng, trợ lý và các nhà thầu. Họ cần kỹ năng giao tiếp rõ ràng, rành mạch để giải thích vấn đề, đưa ra định hướng và hợp tác với những người khác với một thái độ chuyên nghiệp.
  • Sự khéo léo: Làm việc với dây điện, động cơ, bộ điều khiển điện tử, máy phát điện, cầu chì, linh kiện điện và công tắc đòi hỏi rất nhiều sự khéo léo. Người thợ điện cũng sử dụng khoan, cưa, kìm, tuốt dây, tua vít và các dụng cụ chuyên dụng khác.
  • Sự phối hợp nhịp nhàng giữa tay và mắt: Khả năng phối hợp cả tay và mắt là điều cần thiết để một thợ điện hoàn thành công tác lắp đặt, bảo trì và sửa chữa một cách an toàn. Công việc này có thể phức tạp và đòi hỏi mức độ chính xác cao.

Các yêu cầu khác

  • Tinh thần ham học hỏi, ý chí cầu tiến
  • Có khả năng ngoại ngữ là một lợi thế lớn
  • Có khả năng tư duy, logic trong công việc

Lộ trình nghề nghiệp của Thợ điện

Kinh nghiệm Vị trí Mức lương
1 - 3 năm Thợ điện 7.000.000 - 15.000.000 đồng/tháng
3 - 5 năm Kỹ sư thiết kế điện 13.000.000 - 17.000.000 đồng/tháng
5 - 7 năm Kỹ sư Điện lạnh 15.000.000 - 25.000.000 đồng/tháng
Trên 7 năm Kỹ sư Điện mặt trời
20.000.000 - 30.000.000 đồng/tháng

Mức lương trung bình của Thợ điện và các ngành liên quan:

1. Thợ điện

Mức lương: 7 - 15 triệu đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: Dưới 3 năm

Thợ điện là người thực hiện các công việc liên quan đến lắp đặt, bảo trì và sửa chữa hệ thống điện trong các công trình dân dụng và công nghiệp. Công việc của họ bao gồm việc kiểm tra các mạch điện, thay thế thiết bị hỏng hóc, và đảm bảo các hệ thống điện hoạt động an toàn và hiệu quả. Thợ điện cần có kỹ năng thực hành tốt và hiểu biết cơ bản về các quy định an toàn điện. Họ thường làm việc trực tiếp tại các công trường hoặc trong các tòa nhà, và có thể phải làm việc vào cuối tuần hoặc ngoài giờ hành chính để đáp ứng nhu cầu sửa chữa khẩn cấp.

>> Đánh giá: Việc làm Thợ điện rất phù hợp cho những ai yêu thích công việc thực hành và có sự chú ý đến chi tiết. Đây là công việc lý tưởng cho những người có kỹ năng tay nghề cao và có khả năng làm việc trong môi trường thực địa. Thợ điện cần có kiến thức cơ bản về hệ thống điện và các quy định an toàn liên quan. Các kỹ năng quan trọng bao gồm khả năng đọc và hiểu các bản vẽ kỹ thuật, kỹ năng sửa chữa và bảo trì hệ thống điện, và khả năng làm việc dưới áp lực.

2. Kỹ sư thiết kế điện

Mức lương: 13 - 17 triệu đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: Từ 3 - 5 năm

Kỹ sư thiết kế điện chuyên về việc thiết kế và phát triển các hệ thống điện và các thiết bị điện tử, từ các mạch điện đơn giản đến các hệ thống năng lượng phức tạp. Công việc của họ bao gồm việc phân tích và lập kế hoạch thiết kế, phát triển các sơ đồ mạch, và thực hiện các phân tích hiệu suất để đảm bảo rằng các hệ thống điện hoạt động ổn định và hiệu quả. Họ sử dụng các công cụ phần mềm thiết kế để tạo ra các thiết kế và mô phỏng các mạch điện. Kỹ sư thiết kế điện cũng cần nắm vững các tiêu chuẩn an toàn điện, quy định và yêu cầu kỹ thuật liên quan đến hệ thống điện

>> Đánh giá: Kỹ sư thiết kế điện cần có khả năng phân tích và giải quyết các vấn đề liên quan đến hiệu suất và an toàn của hệ thống điện, và thường xuyên phải làm việc theo các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật nghiêm ngặt. Kỹ năng tổ chức và quản lý dự án cũng rất quan trọng, vì công việc Kỹ sư thiết kế điện này thường yêu cầu phối hợp với các kỹ sư khác và các bộ phận liên quan để triển khai các thiết kế vào thực tiễn.

3. Kỹ sư Điện lạnh

Mức lương: 15 - 25 triệu đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: Từ 5 - 7 năm

Kỹ sư điện lạnh chuyên trách thiết kế, lắp đặt và bảo trì các hệ thống điều hòa không khí, hệ thống làm lạnh và hệ thống nhiệt trong các tòa nhà, nhà máy và các cơ sở công nghiệp. Họ đảm bảo rằng các hệ thống điện lạnh hoạt động hiệu quả và đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật và an toàn. Công việc của kỹ sư điện lạnh bao gồm việc tính toán tải nhiệt, lựa chọn thiết bị phù hợp, thiết kế hệ thống ống dẫn và điều khiển, cũng như thực hiện các kiểm tra và bảo trì định kỳ. Họ cần có kiến thức vững về các hệ thống điện lạnh, cùng khả năng phân tích và giải quyết vấn đề liên quan đến hiệu suất và bảo trì hệ thống.

>> Đánh giá: Đây là công việc lý tưởng cho những người có khả năng làm việc với các hệ thống cơ khí và điện tử phức tạp, cùng với sự chú ý đến chi tiết và khả năng giải quyết vấn đề. Kỹ sư điện lạnh cần có kiến thức về các hệ thống điện lạnh, kỹ năng thiết kế và bảo trì các hệ thống này, và khả năng phân tích hiệu suất của hệ thống. Việc làm Kỹ sư điện lạnh yêu cầu khả năng làm việc trong các môi trường đa dạng và đôi khi khắc nghiệt, cùng với sự linh hoạt trong việc làm việc theo lịch trình yêu cầu của dự án.

4. Kỹ sư Điện mặt trời

Mức lương: 20 - 35 triệu đồng/tháng

Kinh nghiệm làm việc: Từ 7 năm trở lên

Kỹ sư điện mặt trời là chuyên gia phụ trách thiết kế, lắp đặt và bảo trì các hệ thống năng lượng mặt trời. Công việc của họ bao gồm việc phân tích nhu cầu năng lượng, thiết kế hệ thống pin mặt trời, tính toán hiệu suất và lựa chọn thiết bị phù hợp. Kỹ sư điện mặt trời cần có kiến thức về các công nghệ pin mặt trời, hệ thống lắp đặt, và quy định liên quan đến năng lượng tái tạo. Họ thường làm việc với các nhà thầu và khách hàng để triển khai dự án và đảm bảo rằng hệ thống hoạt động hiệu quả và đạt được các mục tiêu về tiết kiệm năng lượng và giảm thiểu chi phí. Việc nghiên cứu và áp dụng các công nghệ mới trong lĩnh vực năng lượng mặt trời cũng là một phần quan trọng của công việc.

>> Đánh giá: Kỹ sư điện mặt trời là vị trí lý tưởng cho những ai quan tâm đến năng lượng tái tạo và muốn góp phần vào việc phát triển các giải pháp năng lượng bền vững. Kỹ sư điện mặt trời cũng cần có kỹ năng giao tiếp tốt để phối hợp với khách hàng và các nhà thầu, cùng với khả năng cập nhật các xu hướng và công nghệ mới trong lĩnh vực năng lượng tái tạo. Cơ hội việc làm Kỹ sư điện mặt trời khá rộng mở với mức lương hấp dẫn. 

5 bước giúp Thợ điện thăng tiến nhanh trong công việc

Chủ động nâng cao kỹ năng và chuyên môn

Để mở ra nhiều cơ hội trên con đường thăng tiến, quan trọng nhất là phải duy trì và phát triển kỹ năng cơ bản và chuyên môn. Việc theo dõi các xu hướng mới, công nghệ mới trong lĩnh vực điện, điện tử sẽ giúp bạn trở thành chuyên gia có giá trị. Tham gia các khóa đào tạo, chứng chỉ và hội thảo liên quan đến công nghệ mới và phương pháp tiên tiến có thể tăng cường nhanh chóng cả kỹ năng và giá trị cá nhân. Ngoài ra việc bổ sung thêm bằng cấp chính quy sẽ giúp bạn thăng tiến lên các vị trí cao cấp hơn như kỹ thuật viên, kỹ sư.

Chủ động tìm kiếm dự án nâng cao năng suất

Để thu nhập tăng cao, hãy chủ động tìm kiếm dự án có thể nâng cao hiệu suất làm việc. Điều này có thể bao gồm việc đề xuất và triển khai các giải pháp tiết kiệm năng lượng, tối ưu hóa hệ thống điện, hoặc tham gia vào các dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng. Việc tạo ra giá trị bổ sung cho doanh nghiệp qua các dự án sẽ giúp bạn được đánh giá cao và dễ dàng được cất nhắc lên các vị trí cao hơn.

Xây dựng mối quan hệ 

Xây dựng và duy trì mối quan hệ với khách hàng, đối tác, và các chuyên gia trong ngành là quan trọng để có cơ hội tham gia vào các dự án lớn và được giới thiệu cho các dự án mới. Các mối quan hệ tốt đẹp có thể mở ra cơ hội hợp tác và kinh doanh mới, đồng thời giúp bạn nắm bắt thông tin về thị trường và cơ hội tăng thu nhập. Ngoài ra giữ quan hệ tốt với các khách hàng hiện tại cũng sẽ mở rộng cơ hội phát triển dự án cá nhân của riêng bạn.

Tăng cường năng lực quản lý và lãnh đạo

Nếu bạn có thể đảm nhận các vị trí quản lý hoặc lãnh đạo, thu nhập của bạn có thể tăng đáng kể. Đào tạo và phát triển bản thân về kỹ năng quản lý dự án, nhóm và tài chính có thể mở ra cửa cho cơ hội thăng tiến lên các cấp quản lý và mức lương cao hơn.

Đạo đức nghề nghiệp 

Ngành nghề nào cũng sẽ có những cám dỗ, đặc biệt với những ngành liên quan đến chuyện tiền bạc. Để tránh sa vào lòng tham của chính mình, bạn nên thiết lập lý trí mạnh mẽ và vạch ra những nguyên tắc nghề nghiệp nằm lòng. Có cái nhìn thấu đáo, biết rõ đúng sai sẽ giúp bạn tránh đưa ra những quyết định có lợi cho bản thân từ việc trục lợi người khác. Để có thể xây dựng sự uy tín và đạo đức nghề nghiệp vững chắc, bạn cần đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Chỉ có nhận được sự tín nhiệm và tin tưởng, bạn mới có thể có nhiều cơ hội hơn trong quá trình phát triển sự nghiệp. 

Xem thêm:

Việc làm Thợ Hàn đang tuyển dụng

Việc làm Kỹ sư cấp thoát nước đang tuyển dụng

Việc làm Kỹ sư cơ khí đang tuyển dụng

Đánh giá, chia sẻ về Thợ điện

Phỏng vấn Thợ điện

Điều gì thôi thúc bạn trở thành thợ điện?
1900.com.vn
Thợ điện
Q: Điều gì thôi thúc bạn trở thành thợ điện?
22/11/2023
1 câu trả lời

Câu hỏi này được thiết kế để đánh giá niềm đam mê, sự cống hiến và cam kết của bạn đối với con đường sự nghiệp đã chọn. Động lực trở thành thợ điện sẽ cung cấp cái nhìn sâu sắc về đạo đức làm việc, mức độ quan tâm của bạn đối với lĩnh vực điện và mục tiêu dài hạn của bạn. Các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm những ứng viên thực sự quan tâm đến công việc của họ, vì những nhân viên này có xu hướng gắn kết, nhiệt tình và hiệu quả hơn trong công việc.

Ví dụ: “Động lực trở thành thợ điện của tôi bắt nguồn từ niềm đam mê của tôi với cách thức hoạt động của hệ thống điện và sự hài lòng khi giải quyết các vấn đề phức tạp. Khi lớn lên, tôi luôn bị hấp dẫn bởi cách điện cung cấp cho cuộc sống hàng ngày của chúng ta và tôi thích tháo rời các thiết bị điện tử để hiểu hoạt động bên trong của chúng.

Khi tìm hiểu thêm về nghề này, tôi nhận ra rằng trở thành một thợ điện sẽ cho phép tôi kết hợp niềm đam mê giải quyết vấn đề với niềm đam mê về hệ thống điện. Cơ hội được làm việc thực tế, khắc phục sự cố và cung cấp các giải pháp an toàn và hiệu quả cho khách hàng là điều cuối cùng đã thúc đẩy tôi theo đuổi nghề thợ điện. Ngoài ra, việc biết rằng công việc của mình góp phần mang lại sự an toàn và thoải mái cho người khác mang lại cho tôi cảm giác có mục đích và thỏa mãn với nghề nghiệp mình đã chọn.”

Bạn có thể giải thích sự khác biệt giữa mạch nối tiếp và mạch song song không?
1900.com.vn
Thợ điện
Q: Bạn có thể giải thích sự khác biệt giữa mạch nối tiếp và mạch song song không?
22/11/2023
1 câu trả lời

Thợ điện cần hiểu biết sâu sắc về các khái niệm và nguyên lý điện vì đó là nền tảng công việc của họ. Việc thể hiện kiến ​​thức về sự khác biệt giữa mạch nối tiếp và mạch song song—một chủ đề cơ bản—có thể giúp người phỏng vấn đánh giá mức độ hiểu biết của bạn về hệ thống điện. Bằng cách đặt câu hỏi này, họ nhằm mục đích đánh giá chuyên môn kỹ thuật của bạn, đảm bảo bạn có thể xử lý các nhiệm vụ điện khác nhau một cách an toàn và hiệu quả.

Ví dụ: “Chắc chắn rồi. Trong mạch nối tiếp, tất cả các thành phần được kết nối từ đầu đến cuối theo một đường dẫn duy nhất sao cho dòng điện chạy qua từng thành phần một cách liên tiếp. Điều này có nghĩa là nếu một thành phần bị hỏng hoặc bị loại bỏ, toàn bộ mạch sẽ hở và không có dòng điện chạy qua. Tổng điện trở của mạch nối tiếp bằng tổng các điện trở riêng lẻ.

Mặt khác, trong mạch song song, các thành phần được kết nối bằng nhiều đường để dòng điện chạy qua. Mỗi thành phần có nhánh riêng, cho phép dòng điện phân chia giữa chúng. Nếu một thành phần bị hỏng hoặc bị loại bỏ, các nhánh còn lại vẫn có thể hoạt động khi dòng điện tiếp tục chạy qua các đường dẫn khác. Trong mạch song song, nghịch đảo của các điện trở tổng bằng tổng các nghịch đảo của các điện trở riêng lẻ”.

Làm thế nào để bạn đảm bảo tuân thủ Bộ luật Điện Quốc gia (NEC)?
1900.com.vn
Thợ điện
Q: Làm thế nào để bạn đảm bảo tuân thủ Bộ luật Điện Quốc gia (NEC)?
22/11/2023
1 câu trả lời

An toàn là điều tối quan trọng khi làm thợ điện và Bộ luật Điện Quốc gia (NEC) đặt ra các tiêu chuẩn để đảm bảo rằng việc lắp đặt điện được an toàn, hoạt động tốt và hiệu quả. Người phỏng vấn muốn biết rằng bạn ưu tiên sự an toàn và tuân thủ trong công việc của mình, đồng thời bạn có hiểu biết và cam kết tuân theo các quy định mới nhất của ngành cũng như các phương pháp hay nhất.

Ví dụ: “Để đảm bảo tuân thủ Bộ luật Điện Quốc gia (NEC), tôi ưu tiên cập nhật mọi thay đổi hoặc sửa đổi trong bộ luật. Điều này bao gồm việc thường xuyên tham dự các hội thảo, hội thảo và các buổi đào tạo trong ngành tập trung vào các cập nhật và phương pháp hay nhất của NEC.

Khi thực hiện một dự án, tôi xem xét cẩn thận các phần liên quan của NEC để đảm bảo công việc của tôi phù hợp với các tiêu chuẩn đã được thiết lập. Ngoài ra, tôi duy trì liên lạc cởi mở với các chuyên gia khác tham gia vào dự án, chẳng hạn như kiến ​​trúc sư, kỹ sư và thanh tra viên, để giải quyết mọi mối quan ngại hoặc thắc mắc liên quan đến việc tuân thủ quy tắc. Cách tiếp cận hợp tác này giúp tôi cung cấp các hệ thống lắp đặt điện chất lượng cao, tuân thủ các quy định an toàn và thúc đẩy hoạt động hiệu quả.”

Mô tả kinh nghiệm của bạn khi làm việc với hệ thống điện áp cao.
1900.com.vn
Thợ điện
Q: Mô tả kinh nghiệm của bạn khi làm việc với hệ thống điện áp cao.
22/11/2023
1 câu trả lời

An toàn là điều tối quan trọng khi làm việc với điện, đặc biệt là hệ thống điện cao thế. Người phỏng vấn hỏi câu hỏi này để đánh giá kiến ​​thức, kinh nghiệm và khả năng của bạn trong việc xử lý việc lắp đặt hoặc sửa chữa điện phức tạp và có khả năng nguy hiểm. Họ muốn đảm bảo rằng bạn có thể thực hiện công việc của mình một cách hiệu quả đồng thời duy trì môi trường làm việc an toàn cho bản thân và những người xung quanh.

Ví dụ: “Trong suốt sự nghiệp thợ điện của mình, tôi đã có nhiều cơ hội làm việc với hệ thống điện áp cao trong cả môi trường công nghiệp và thương mại. Một kinh nghiệm đáng chú ý là trong một dự án tại một cơ sở phát điện, nơi tôi chịu trách nhiệm lắp đặt và bảo trì máy biến áp, thiết bị đóng cắt và cầu dao hoạt động ở điện áp trên 1000V.

Trong dự án này, tôi đã tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình và nguyên tắc an toàn, chẳng hạn như đeo thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE) thích hợp và tuân theo các quy trình khóa cửa. Ngoài ra, tôi còn hợp tác chặt chẽ với các thành viên khác trong nhóm để đảm bảo sự liên lạc và phối hợp rõ ràng khi làm việc trên các hệ thống điện áp cao này. Trải nghiệm này không chỉ rèn luyện kỹ năng kỹ thuật của tôi mà còn củng cố tầm quan trọng của tinh thần đồng đội và tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn khi làm việc trong môi trường điện áp cao.”

Câu hỏi thường gặp về Thợ điện

Thợ điện là một nghề chuyên về hệ thống đường dây điện dân dụng, trong các tòa nhà, các đường dây truyền tải điện, máy móc văn phòng và các thiết bị điện liên quan. Người thợ điện có thể lắp đặt các bộ phận thiết bị điện, hệ thống điện mới hoặc bảo dưỡng điện và cơ sở hạ tầng điện hiện có. Thợ điện thương mại có thể chuyên về tàu điện, máy bay, các nền tảng di động khác như là đường truyền dây cáp. Thợ điện được đào tạo đến 3 cấp độ là người học việc, người thực hành và thợ điện.

Thợ điện được đánh giá là nghề không sợ thiếu việc làm bởi điện là nhu cầu thiết yếu và được sử dụng rộng rãi ở khắp mọi nơi. Việc sử dụng các thiết bị điện trong một thời gian dài cũng sẽ không tránh khỏi bị hư hỏng dẫn tới nhu cầu về nhân lực sửa chữa điện ngày càng tăng cao. 

Mức lương trung bình dành cho thợ điện, công nhân điện mới vào nghề nằm trong khoảng từ 5-7M đồng/tháng. Nếu có kinh nghiệm và chuyên môn cao hơn thì có thể hưởng thu nhập từ 10-15M đồng/tháng. Tùy vào tính chất và yêu cầu công việc, mức lương sẽ được tăng cao theo độ khó. Nhiều người sửa chữa điện tại các nhà máy có thể hưởng mức lương lên tới 20 triệu đồng/tháng.

Một số câu hỏi phỏng vấn công việc thợ điện phổ biến:

  • Giới thiệu sơ lược về bản thân bạn? 
  • Bạn đã tìm hiểu gì về công việc, vị trí mà bạn đang ứng tuyển?
  • Bạn có thể mô tả sơ lược về những công việc bạn đã làm? Nhiệm vụ chính ở công việc gần đây nhất của bạn là gì?
  • Những thành tựu nào đã đạt được trong công việc khiến bạn tự hào nhất?
  • Tình huống khó khăn nhất trong công việc bạn từng gặp là gì? Cách bạn giải quyết vấn đề khó khăn đó như thế nào?
  • Hãy kể về một trường hợp mà bạn cảm thấy hối tiếc trong cuộc sống/công - việc. Vì sao bạn cảm thấy hối tiếc về điều đó? Nếu có thể làm lại, bạn nghĩ mình sẽ làm điều gì để có kết quả tốt hơn?
  • Bạn nghĩ mình có những tố chất/ kỹ năng nào phù hợp với công việc này?
  • Nếu người quản lý của bạn yêu cầu bạn làm điều gì đó mà bạn không đồng ý, bạn sẽ làm gì?
  • Điểm bạn cần cải thiện trong thời điểm này là gì? Bạn có kế hoạch để cải thiện những điểm này chưa?
  • Điều gì ở đồng nghiệp cũ/ người quản lý cũ làm bạn khó chịu?
  • Bạn nghĩ mình là người có khả năng làm việc độc lập tốt hay làm việc nhóm tốt? Bạn có thể chia sẻ một trường hợp cụ thể không?

Lộ trình thăng tiến của một thợ điện có thể biến đổi tùy thuộc vào công ty, ngành công nghiệp, và kinh nghiệm cá nhân. Tuy nhiên, dưới đây là một lộ trình thường thấy cho sự thăng tiến của thợ điện:

  • Thợ điện
  • Kỹ sư thiết kế điện
  • Kỹ sư Điện lạnh
  • Kỹ sư Điện mặt trời

Đánh giá (review) của công việc Thợ điện được cho là có nhiều cơ hội nhưng cũng không ích thách thức đòi hỏi người lao động phải có sự cố gắng và nỗ lực trong công việc.

Bài viết xem nhiều