Câu hỏi phỏng vấn Chuyên Viên Kinh doanh Trái Phiếu
Ngành Tài chính - Ngân hàng là một trong những ngành nghề được nhiều người quan tâm. Đây là một nghề nghiệp thú vị với mức thu nhập hấp dẫn, mang lại nhiều trải nghiệm thực tế, song cũng không ít áp lực. Dưới đây là những câu hỏi phỏng vấn Chuyên viên kinh doanh trái phiếu thường gặp.
Các câu hỏi phỏng vấn chung chung cho vị trí Chuyên viên kinh doanh trái phiếu
Theo bạn, Chuyên viên kinh doanh trái phiếu là gì ?
Chuyên viên kinh doanh trái phiếu là một chuyên gia giúp khách hàng của họ đầu tư vào các loại chứng khoán, chẳng hạn như: cổ phiếu, trái phiếu, quỹ tương hỗ hoặc các khoản đầu tư khác. Họ có trách nhiệm đảm bảo rằng các nhà đầu tư đưa ra quyết định đúng đắn và không để vụt mất cơ hội do thiếu thông tin, cung cấp các nghiên cứu và phân tích về thị trường tài chính, chứng khoán cho khách hàng của mình.
Vì sao bạn muốn trở thành Chuyên viên kinh doanh trái phiếu ?
Nhà tuyển dụng đang muốn tìm hiểu về sở thích, năng lực cá nhân của bạn. Qua đó, họ có thể thấy bạn thực sự đam mê công việc này hay không. Bởi vì nếu bạn có tố chất phù hợp với nghề thì công việc sẽ thuận lợi hơn và gắn bó với công ty lâu hơn.
Sự đam mê của bạn về công việc ứng tuyển sẽ được thể hiện thông qua đây
Tham khảo cách trả lời dành cho bạn: “Mục tiêu của tôi là phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng. Tôi đã nhận thấy rằng vị trí Chuyên viên kinh doanh trái phiếu là một cơ hội tuyệt vời để học hỏi và phát triển kỹ năng của mình. Tôi tin rằng tại vị trí này, tôi sẽ có cơ hội trải nghiệm nhiều điều mới nâng cao giá trị bản thân và cộng đồng. Tôi đam mê và muốn thử thách bản thân trong môi trường phát triển năng động như vậy, và tôi tin rằng trung tâm của bạn sẽ là nơi thúc đẩy sự phát triển và thành công cá nhân của tôi.”
Chuyên viên kinh doanh trái phiếu làm công việc gì?
Để trở thành một Chuyên viên kinh doanh trái phiếu giỏi, bạn phải biết công việc này cần phải làm gì mỗi ngày. Câu hỏi trên giúp nhà tuyển dụng kiểm tra xem liệu bạn đã tìm hiểu kỹ về ngành nghề này hay chưa.
Hãy trả lời một cách ngắn gọn và súc tích, ví dụ như:
“Với trọng trách đảm nhận việc tăng thu nhập và lợi nhuận chính của công ty. Một Chuyên viên kinh doanh trái phiếu sẽ đảm nhận những công việc chính sau đây.”
Cụ thể Chuyên viên kinh doanh trái phiếu làm các công việc sau đây:
- Quản lý kênh phân phối trái phiếu và sản phẩm đầu tư cho khách hàng cá nhân.
- Làm việc chặt chẽ cùng các đối tác bán hàng để triển khai tư vấn, bán và cung cấp sản phẩm đầu tư đến với các khách hàng cá nhân.
- Chịu trách nhiệm cung cấp giải pháp tài chính và gia tăng sự thâm nhập của sản phẩm đầu tư, đảm bảo hiệu quả và thỏa mãn nhu cầu cho khách hàng.
- Đề xuất phương án và thực hiện giao dịch mua/bán trái phiếu (trái phiếu chính phủ, trái phiếu tổ chức tín dụng…) trong hạn mức kinh doanh và chiến lược kinh doanh đã được phê duyệt.
- Tư vấn, chăm sóc hỗ trợ khách hàng và các nhóm Cộng tác viên.
- Hướng dẫn thủ tục và hoàn thiện hồ sơ các sản phẩm đầu tư, các nghiệp vụ liên quan đến chăm sóc khách hàng.
- Chịu trách nhiệm về chỉ tiêu Kinh doanh do Quản lý trực tiếp giao.
- Chịu trách nhiệm các khoản thẩm định Trái Phiếu doanh nghiệp trong thẩm định của mình.
- Thu thập thông tin khách hàng, thị trường và đối thủ cạnh tranh.
- Đề nghị biện pháp để gia tăng lợi thế và tăng thị phần.
- Tham gia các chiến dịch bán hàng, thúc đẩy kết quả phân phối sản phẩm đầu tư cho khách hàng cá nhân.
- Tham gia xây dựng chế độ, chính sách, quy trình hoạt động cho lực lượng bán.
- Tìm hiểu, nghiên cứu và so sánh về các sản phẩm của công ty & trên thị trường để giới thiệu, giải đáp và tư vấn cho khách hàng.
- Đàm phán, thương lượng với khách hàng về giá cả, hợp đồng, tiến hành chốt Hợp đồng và hỗ trợ khách hàng ký hợp đồng.
- Chăm sóc khách hàng sau khi bán hàng, duy trì mối quan hệ với khách hàng hiện tại.
Bộ câu hỏi phỏng vấn về thông tin cá nhân
Bạn hãy giới thiệu sơ lược về bản thân?
Giới thiệu thông tin cơ bản của bản thân là một trong những câu hỏi mở đầu của buổi phỏng vấn. Qua đây, nhà tuyển dụng vừa biết được thông tin về bạn cũng như dễ trò chuyện trong những câu hỏi tiếp theo. Bạn hãy trả lời với sự tự tin, lời nói rõ ràng để lấy được thiện cảm từ cái nhìn đầu tiên.
Bạn hãy nói sơ lược về thông tin cá nhân như tên, tuổi để xưng hô cho thuận tiện. Tiếp theo bạn nên giới thiệu thông tin về bằng cấp, trường học hay các khóa đào tạo mình đã học. Bạn hãy chú trọng nói những kỹ năng mà bạn có đối với một Chuyên viên kinh doanh trái phiếu.
Điểm mạnh của bạn là gì? Lý do doanh nghiệp nên chọn bạn?
Nhà tuyển dụng muốn chắc chắn rằng bạn thật sự tự tin về những ưu điểm của mình hiện có. Vì vậy bạn hãy trả lời rõ ràng, dõng dạc nhưng cũng đừng nhắc lại tất cả những điều đã ghi trong CV. Bạn có thể kể thêm các điểm mạnh của mình hay đặt chúng vào tình huống cụ thể nhằm minh họa rõ ràng ưu điểm đó. Nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn sâu hơn về những lợi thế của bạn đấy.
Câu hỏi phỏng vấn Chuyên viên kinh doanh trái phiếu về chuyên môn
Đây là phần quan trọng giúp các nhà tuyển dụng đánh giá được năng lực, trình độ và mức hiểu biết của bạn đối với ngành Tài chính - Ngân hàng như thế nào; đồng thời, cũng quyết định bạn có đủ tiêu chuẩn và phù hợp với vị trí này hay không. Dưới đây là những kinh nghiệm cụ thể mà bạn có thể tham khảo trước khi đi phỏng vấn:
Trái phiếu có các đặc điểm gì?
- Người phát hành trái phiếu có thể là doanh nghiệp (gọi là trái phiếu doanh nghiệp) hay một tổ chức của chính quyền công như: Kho bạc nhà nước (gọi là trái phiếu kho bạc) hoặc chính quyền (gọi là công trái hoặc trái phiếu chính phủ).
- Bất cứ cá nhân, doanh nghiệp hoặc chính phủ đều có thể mua trái phiếu. Trên trái phiếu có thể ghi tên trái chủ gọi là trái phiếu ghi danh hoặc không được ghi tên thì gọi là trái phiếu vô danh.
- Người cho nhà phát hành trái phiếu vay tiền gọi là trái chủ. Trái chủ không chịu bất cứ trách nhiệm nào về hiệu quả sử dụng vốn vay của người vay. Nhà phát hành phải có nghĩa vụ thanh toán số nợ theo cam kết trong hợp đồng cho vay.
- Trái phiếu đem lại nguồn thu là tiền lãi, đây là khoản thu cố định thường kỳ và nó không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh.
- Trái phiếu là chứng khoán nợ, do đó trường hợp công ty bị giải thể hay phá sản thì cổ phần của công ty trước hết phải được thanh toán cho những người nắm giữ trái phiếu trước như một nghĩa vụ bắt buộc. Sau khi trả nợ trái phiếu, cổ phần mới được chia cho các cổ đông.
Quy định về trái phiếu và những đơn vị nào được phát hành trái phiếu?
Trái phiếu được hiểu là loại chứng khoán có kỳ hạn 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.
Điều kiện để được chào bán trái phiếu ra công chúng:
- Mức vốn điều lệ của doanh nghiệp tại thời điểm đăng ký chào bán từ 30 tỷ đồng trở lên tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán
- Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký chào bán phải có lãi, đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký chào bán và không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 01 năm
- Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt chào bán được Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty thông qua
- Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác
- Có công ty chứng khoán tư vấn hồ sơ đăng ký chào bán trái phiếu ra công chúng, ngoại trừ trường hợp tổ chức phát hành là công ty chứng khoán
- Có kết quả xếp hạng tín nhiệm đối với tổ chức phát hành trái phiếu theo quy định của Chính phủ về các trường hợp phải xếp hạng tín nhiệm và thời điểm áp dụng
- Tổ chức phát hành phải mở tài khoản phong tỏa nhận tiền mua trái phiếu của đợt chào bán
- Tổ chức phát hành có cam kết và phải thực hiện niêm yết trái phiếu trên hệ thống giao dịch chứng khoán sau khi kết thúc đợt chào bán.
Lưu ý: tổ chức phát hành hoặc trái phiếu đăng ký chào bán được xếp hạng tín nhiệm bởi tổ chức xếp hạng tín nhiệm được Bộ Tài chính cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh trong các trường hợp sau:
- Tổng giá trị trái phiếu theo mệnh giá huy động trong mỗi 12 tháng đảm bảo lớn hơn 500 tỷ đồng và lớn hơn 50% vốn chủ sở hữu căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất trong các báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất được soát xét (trường hợp tổ chức phát hành là đối tượng phải công bố báo cáo tài chính bán niên được soát xét) bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.
- Hoặc xét trên tổng dư nợ trái phiếu theo mệnh giá được tính đến thời điểm đăng ký chào bán phải lớn hơn 100% vốn chủ sở hữu căn cứ trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất trong các báo cáo tài chính năm gần nhất được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên gần nhất được soát xét (trường hợp tổ chức phát hành là đối tượng phải công bố báo cáo tài chính bán niên được soát xét) bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận.
Căn cứ tại Điều 2 Nghị định số 153/2020/NĐ-CP có quy định những đối tượng sau được phát hành trái phiếu, bao gồm: Công ty cổ phần và Công ty trách nhiệm hữu hạn. Như vậy, trái phiếu sẽ do công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam phát hành.
Kinh nghiệm “đậu” phỏng vấn vị trí Chuyên viên kinh doanh trái phiếu
Với những gói công việc cũng như những kỹ năng cần thiết của một Chuyên viên kinh doanh trái phiếu như trên, vậy ai sẽ thật sự phù hợp với công việc này?
Có thể nói, Chuyên viên kinh doanh trái phiếu có yêu cầu cao về bằng cấp và đào tạo đúng chuyên ngành. Tuy thế, họ vẫn cần phải sở hữu những tố chất dưới đây để dễ dàng thực hiện công việc này, đó là:
- Năng động, sáng tạo.
- Có khả năng tổ chức, sắp xếp công việc ổn thỏa.
- Sức khỏe ổn định.
- Người thích giao tiếp, làm việc với con người.
- Cẩn trọng, chi tiết; song cũng cần cái nhìn bao quát.
- Là người nhạy cảm trước những rủi ro tiềm tàng.
Để buổi phỏng vấn diễn ra suôn sẻ và nắm chắc phần thành công, bạn cần chú trọng thêm các yếu tố:
Về trang phục
Khi đi phỏng vấn, bạn nên lựa chọn những loại trang phục lịch sự, nhã nhặn phù hợp với môi trường để dễ dàng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn:
- Nữ: Mặc quần âu hoặc chân váy dài tối màu, phối cùng áo sơ mi các màu nhã nhặn, hạn chế các màu quá sặc sỡ, nổi bật.
- Nam: Đối với nam ứng viên, bạn có thể lựa chọn mặc quần âu tối màu phối với áo sơ mi màu trung tính. Bên cạnh đó, ứng viên có thể lựa chọn đi giày da để tạo sự chuyên nghiệp, lịch sự và tóc nên được tạo kiểu gọn gàng.
Kinh nghiệm về tác phong
Nên đến sớm 10 - 15 phút, để tránh trường hợp xảy ra các sự cố trên đường hay sự cố về trang phục. Những nhà tuyển dụng cũng thích những người đến sớm và có chuẩn bị tốt.
Tác phong chuyên nghiệp, giữ bản thân ở trạng thái bình tĩnh, lắng nghe câu hỏi phỏng vấn và lời lưu loát, rõ ràng. Hạn chế nói lắp, trả lời không rõ ràng, thiếu logic, mạch lạc
Định hình rõ câu hỏi và vấn đề
Trong buổi phỏng vấn Chuyên viên kinh doanh trái phiếu sẽ có rất nhiều câu hỏi được đưa ra. Do vậy để tránh tình trạng trả lời sai/nhầm nội dung câu hỏi, trả lời ấp úng, ngắt quãng,... bạn nên chuẩn bị trước những câu hỏi có thể gặp phải và đưa ra câu trả lời cho chúng.
Để tự tin hơn trong buổi phỏng vấn, bạn có thể liệt kê các câu hỏi và câu trả lời, sau đó học thuộc. Đồng thời, luôn giữ tâm thế bình tĩnh, phong thái tự tin, sẵn sàng đón nhận bất cứ câu hỏi phỏng vấn “khó nhằn” nào.
Được mệnh ra là một nghề “siêu hot” và cớ mức lương “khủng”, nhưng thực sự, nghề Chuyên viên kinh doanh trái phiếu như thế nào, có "hào nhoáng" như vẻ bề ngoài hay không?
Câu hỏi phỏng vấn
Chuyên viên kinh doanh trái phiếu làm những gì?
↳
Chuyên viên kinh doanh trái phiếu là một chuyên gia giúp khách hàng của họ đầu tư vào các loại chứng khoán, chẳng hạn như: cổ phiếu, trái phiếu, quỹ tương hỗ hoặc các khoản đầu tư khác. Họ có trách nhiệm đảm bảo rằng các nhà đầu tư đưa ra quyết định đúng đắn và không để vụt mất cơ hội do thiếu thông tin, cung cấp các nghiên cứu và phân tích về thị trường tài chính, chứng khoán cho khách hàng của mình.
Vì sao bạn muốn trở thành Chuyên viên kinh doanh trái phiếu ?
Trái phiếu có các đặc điểm gì?
Bạn có thể giải thích khái niệm trái phiếu và vai trò của chúng trong thị trường tài chính không?
Bạn đã từng làm việc với loại trái phiếu nào? Hãy cho chúng tôi biết về kinh nghiệm của bạn.
Làm thế nào bạn đánh giá tính thanh khoản của một trái phiếu?
Làm thế nào bạn xác định rủi ro khi đầu tư vào trái phiếu?
Làm thế nào bạn theo dõi và phân tích thị trường trái phiếu?
Bạn đã từng tham gia vào việc phân tích rủi ro và tiềm năng sinh lợi của một danh mục trái phiếu chưa? Làm thế nào bạn tiến hành?
Quy định về trái phiếu và những đơn vị nào được phát hành trái phiếu?