Câu hỏi phỏng vấn Chuyên viên pháp chế
Ngành chuyên viên pháp chế cần nghiên cứu kỹ lưỡng các quy định pháp luật để áp dụng vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Đồng thời họ còn phải vận dụng tư duy chiến lược để xử lý các vấn đề liên quan đến pháp lý.
Bộ câu hỏi phỏng vấn Chuyên viên pháp chế cơ bản nhất
Giới thiệu đôi nét về bản thân
Câu hỏi phổ biến này luôn được sử dụng để bắt đầu mọi cuộc phỏng vấn. Nhà tuyển dụng thường bắt đầu cuộc phỏng vấn này nhằm tạo ra không khí nhẹ nhàng, thoải mái giúp ứng viên không bị căng thẳng, lo lắng. Từ đó dễ dàng thể hiện, bộc lộ những tố chất của bản thân khi ứng tuyển vào vị trí Chuyên viên pháp chế.
Hãy dùng ba từ để miêu tả bản thân?
Thật không dễ dàng gì để đúc kết toàn bộ tính cách trong một số từ rất ít. Tuy nhiên, nhà tuyển dụng khá ưa thích câu hỏi này, vì câu hỏi này sẽ khiến ứng viên phải nghiêm túc suy nghĩ về con người thật của họ.
Với câu hỏi này bạn cần thể hiện được sự nhận thức cao độ về bản thân, nhìn nhận điểm mạnh của mình một cách thực tế và thể hiện rằng thương hiệu cá nhân của bạn phù hợp với văn hóa của doanh nghiệp.
Vì sao bạn chọn theo ngành luật?
Khi đặt câu hỏi này, mục đích của người phỏng vấn là tìm hiểu động cơ thúc đẩy bạn theo đuổi công việc của một Chuyên viên sinh pháp chế và mục tiêu nghề nghiệp của bạn. Vì vậy, bạn cần thể hiện được đam mê làm việc trong ngành luật, mong muốn được làm việc trong môi trường của công ty và đảm bảo rằng các mục tiêu của bạn phù hợp với nhu cầu của công ty.
Điều gì truyền cảm hứng cho bạn, khiến bạn muốn trở thành một nhân viên pháp chế?
Đây là một trong những câu hỏi phỏng vấn nhân viên pháp chế phổ biến và có phần đơn giản nhất. Nhà tuyển dụng muốn đánh giá xem ứng viên có đam mê và động lực để làm việc nghiêm túc, chuyên nghiệp hay không. Do đó, khi trả lời, bạn cần tập trung vào việc khẳng định quyết tâm và sự kiên định của mình.
Bộ câu hỏi kiểm tra kiến thức, năng lực và kỹ năng của ứng viên
Trong trường hợp thương lượng hợp đồng mà giữa hai bên có sự bất đồng khá lớn, bạn sẽ làm như thế nào?
Nhà tuyển dụng muốn kiểm tra kỹ năng đàm phán và phong cách đàm phán của bạn. Kỹ năng đàm phán là điều rất quan trọng với một Chuyên viên pháp chế. Hơn nữa phong cách đàm phán của bạn còn phải phù hợp với văn hóa của nhà tuyển dụng.
Hãy đưa ra một tình huống mà trước đây bạn đã từng gặp, mô tả cách bạn thực hiện việc đàm phán và kết quả đạt được.
Nếu phải làm việc trong tình huống khiến bạn e ngại về các vấn đề đạo đức, bạn sẽ làm gì? Trước đây bạn đã từng gặp tình huống này hay chưa và bạn đã xử lý thế nào?
Nhà tuyển dụng muốn biết bạn có thể hóa giải những mâu thuẫn giữa công việc và niềm tin cá nhân hay không và cách bạn thực hiện điều đó. Họ cũng muốn biết bạn là người bất chấp tất cả để thực hiện vai trò của mình hay bạn sẽ từ chối những việc bạn xem là trái đạo đức? Hoặc bạn có thể tìm ra cách biện hộ hiệu quả mà vẫn đảm bảo tính chính trực của mình?
Để vượt qua câu hỏi này, bạn phải thể hiện được kỹ năng lập luận hợp lý và logic. Hãy mô tả một tình huống mà bạn đã đạt được mục tiêu hài hòa giữa công việc và quan điểm cá nhân.
Nếu có cơ hội sửa đổi những lỗi sai trong công việc, bạn sẽ chọn điều gì? Tại sao bạn chọn điều đó?
Ai cũng có thể mắc sai lầm và Chuyên viên pháp chế cũng vậy. Câu hỏi này không tập trung vào những sai lầm ứng viên đã phạm phải mà là bài học họ rút ra từ những sai lầm đó. Hãy nói về một sai lầm trước đây bạn phạm phải và cách điều đó khiến bạn thay đổi ra sao. Câu trả lời hay nhất là câu trả lời cho thấy sai lầm đó đã khiến ứng viên trở thành một Chuyên viên pháp chế giỏi hơn.
Nếu bạn phải giải quyết một vấn đề lớn của thế giới, thì đó sẽ là gì? Vì sao bạn chọn vấn đề đó?
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn đánh giá giá trị cốt lõi của bạn. Họ muốn biết liệu các giá trị đó có phù hợp với công ty họ hay không. Bạn có phải là một người thích tạo nên những điều tích cực hay không và niềm đam mê của bạn có phù hợp sứ mệnh và mục đích kinh doanh của họ hay không? Ngoài ra, câu hỏi này cũng giúp nhà tuyển dụng nhận biết điểm mạnh của bạn, bởi vì thông thường mỗi người sẽ có xu hướng tập trung vào những vấn đề họ có thể giải quyết được.
Khi phải làm việc với những người khó tính bạn sẽ xử lý như thế nào?
Những người làm việc trong lĩnh vực luật thường dễ gặp căng thẳng, áp lực và phải chịu sự giới hạn nghiêm ngặt về thời hạn. Với câu hỏi này, người phỏng vấn muốn biết cách bạn giải quyết những căng thẳng và đáp ứng yêu cầu về thời hạn công việc như thế nào. Do đó, bạn cần thể hiện rằng bạn hoàn toàn có đủ khả năng làm thực hiện công việc ngay cả khi đang phải chịu áp lực, căng thẳng. Đồng thời, bạn hoàn toàn tự tin rằng bạn sẽ không để những căng thẳng cá nhân ảnh hưởng đến công việc.
Bạn dùng cách gì để tổ chức công việc và đảm bảo hoàn thành công việc đúng hạn?
Là một Chuyên viên pháp chế, bạn cần đáp ứng các yêu cầu đặt ra trong công việc. Vì vậy bạn cần thể hiện được kỹ năng tổ chức công việc và quản lý thời gian xuất sắc để có thể hoàn thành tốt nhất các nhiệm vụ được giao. Bạn hãy mô tả cách bạn hệ thống hóa các công việc để có thể hoàn thành mọi thứ một cách thuận lợi và đạt hiệu quả tốt nhất. Hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người có nguyên tắc làm việc rõ ràng, có khả năng đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ và hoàn thành đúng thời hạn cũng như đáp ứng được lịch trình làm việc bận rộn.
Ví dụ công ty chúng tôi cảm thấy quan điểm và quá trình thực hiện các quy chế, điều khoản pháp lý hiện tại đều rất tốt. Bạn làm sao để thay đổi, cải thiện, giúp quá trình này hiệu quả hơn?
Câu hỏi này tập trung vào việc đánh giá xem ứng viên có hiểu biết sự khác biệt giữa luật pháp và đạo đức hay không. Việc doanh nghiệp "cảm thấy" và những gì họ cần phải tuân thủ, những gì diễn ra diễn ra trong thực tế có thể khác nhau. Khi trả lời, bạn cần giải thích rõ ràng và khẳng định rằng sẽ có kế hoạch cụ thể nếu trở thành nhân viên pháp chế của công ty, có thể tiếp xúc với các tài liệu và thông tin cần thiết.
Theo bạn, những thách thức pháp lý lớn nhất sắp tới có khả năng ảnh hưởng đến công ty chúng tôi là gì?
Một nhân viên pháp chế tốt là người có khả năng nhìn nhận, đánh giá tình hình thực tế và lên kế hoạch cho những thách thức trong tương lai. Bằng cách này, bản thân bạn và công ty sẽ không rơi vào tình huống bị động khi xảy ra sự cố pháp lý bất ngờ.
Câu trả lời của ứng viên nên tập trung vào sự chủ động suy nghĩ về những thách thức pháp lý trong tương lai có thể ảnh hưởng đến công ty.
Mô tả một tình huống mà bạn phạm sai lầm hoặc hối tiếc về quyết định của mình. Làm thế nào bạn có thể xoay xở được?
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng chủ yếu muốn biết bạn đã nhận ra sai lầm như thế nào và khắc phục vấn đề kịp thời như thế nào. Câu trả lời nên hướng đến khả năng giải quyết vấn đề dựa trên chuyên môn vững vàng và thái độ học hỏi, rút kinh nghiệm.
Bộ câu hỏi kiểm tra khả năng gắn bó của ứng viên
Bạn làm thế nào để nhanh chóng hoà đồng và phối hợp với đồng nghiệp?
Câu hỏi này thuần tuý muốn đánh giá khả năng giao tiếp, tương tác tích cực và xây dựng mối quan hệ. Ứng viên thông minh là người có khả năng thích nghi tốt, dễ dàng phối hợp với những cá nhân/bộ phận liên quan.
Kỹ năng giao tiếp, khéo léo và tinh tế của bạn cũng vô cùng hữu ích khi tư vấn cho ban lãnh đạo, phổ biến luật, quy chế và chính sách mới cho nhân viên. Câu trả lời của bạn có thể nhắc tới khả năng giao tiếp tự tin, thẳng thắn nhưng không kiêu ngạo.
Vì sao bạn quyết định nghỉ việc ở công ty cũ?
Câu hỏi này nhằm tìm hiểu nguyên nhân đằng sau việc rời bỏ công việc trước đây. Câu trả lời có thể tiết lộ về môi trường làm việc, cơ hội phát triển, hòa nhập với đồng nghiệp và quản lý, hoặc bất kỳ yếu tố nào khác ảnh hưởng đến quyết định của ứng viên.
Gợi ý: Lý do tôi nghỉ việc ở công ty cũ rất đơn giản, đó là vì tôi muốn tìm kiếm những thử thách mới, nâng cao năng lực bản thân và có cơ hội phát triển toàn bộ những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy được.
Nhân viên pháp chế là một công việc bận rộn, cần sự tập trung, chuyên nghiệp và có áp lực rất lớn. Bạn làm thế nào đối phó với căng thẳng trong công việc?
Đối với câu hỏi này, cách tốt nhất là bạn trình bày thực tế về các phương pháp bạn dùng để cân bằng giữa cuộc sống và công việc. Bạn có thể đề cập tới sở thích của bản thân nhưng đảm bảo rằng chúng tích cực, hợp lý.
Kinh nghiệm “Đậu” phỏng vấn khi xin việc làm Chuyên viên pháp chế
Tìm kiếm việc làm Chuyên viên pháp chế
Trên thực tế, không có quá nhiều việc làm Chuyên viên pháp chế cho bạn lựa chọn vì không giống như nhiều vai trò khác, công việc này có tính đặc thù và các công ty nhỏ thường không cần Chuyên viên pháp chế trong khi các công ty vừa và lớn sẽ thuê một số lượng hạn chế. Kênh tốt nhất để tìm việc Chuyên viên pháp chế là các trang web tuyển dụng chuyên nghiệp hoặc các hội nhóm chuyên môn trên Facebook.
Bạn có thể theo dõi và bật chế độ nhận thông báo tự động để cập nhật kịp thời các thông tin đăng tuyển dụng mới nhất. Trước khi gửi CV, bạn cũng nên liên hệ với nhà tuyển dụng và hỏi rõ về các thông tin liên quan đến công việc, chế độ đãi ngộ, các yêu cầu khác ngoài thông báo tuyển dụng để cân nhắc xem mình có thực sự phù hợp với vị trí tại công ty đó hay không.
Tìm hiểu kỹ về công ty trước phỏng vấn
Muốn có một cuộc phỏng vấn thành công thì trước tiên bạn phải tìm hiểu về công ty cũng như vị trí công việc mà bạn đang ứng tuyển. Đó là một việc làm quan trọng nhưng lại thường bị bỏ qua.
Một sự tìm hiểu trước các thông tin chính về công ty không chỉ giúp bạn trả lời dễ dàng trả lời những câu hỏi của nhà tuyển dụng liên quan đến lịch sử công ty mà còn xác định xem bạn có phù hợp với môi trường làm việc và mục tiêu nghề nghiệp công ty hướng tới. Hiện nay, không khó để nắm bắt thông tin về bất cứ công ty nào trên Internet. Hãy truy cập vào trang web của công ty đó hoặc tìm thông tin trên các trang mạng để có kết quả đúng nhất.
CV xin việc làm Chuyên viên pháp chế
CV xin việc Chuyên viên pháp chế có một số điểm khác biệt với CV xin việc cho các vị trí khác, chủ yếu là định dạng phải chuyên nghiệp, nghiêm túc và các thông tin trong đó tập trung nhiều vào bằng cấp cũng như những công ty bạn từng làm việc trước đó. Nếu bạn từng làm Chuyên viên pháp chế cho những công ty, tập đoàn lớn thì đừng quên đề cập đến nó trong CV vì điều này cho thấy kinh nghiệm của bạn trong việc xử lý các vấn đề pháp lý phức tạp.
Bên cạnh đó, bằng cấp, trường đại học và những chứng chỉ hành nghề luật cũng sẽ khiến nhà tuyển dụng tin tưởng hơn vào năng lực của bạn. Dĩ nhiên là bạn chỉ nên liệt kê các chứng chỉ này nếu bạn thực sự có, đặc biệt không nên nói dối trong CV khi bạn theo nghề Luật.
Mẹo phỏng vấn Chuyên viên pháp chế
Khi phỏng vấn cho vị trí Chuyên viên pháp chế, bạn cần chú ý đến nhiều yếu tố, từ trang phục đến tác phong và những nội dung bạn chia sẻ khi trả lời câu hỏi của nhà tuyển dụng.
Chuyên viên pháp chế là công việc yêu cầu sự chuyên nghiệp và chính xác tuyệt đối, bởi vậy bạn cần thể hiện được sự chuyên nghiệp của mình ngay từ trang phục và cách chào hỏi. Bạn nên mặc đồ lịch sự, chẳng hạn như áo sơ mi trắng (khoác thêm áo vest nếu cần), quần đen hoặc váy đen, đầu tóc gọn gàng, sạch sẽ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cho người phỏng vấn thấy được sự tự tin của bạn.
Trong suốt cuộc phỏng vấn, nếu được hỏi về các tình huống pháp lý, bạn hãy trả lời dựa trên kiến thức pháp lý, quy định, điều luật nhưng đứng trên lập trường của doanh nghiệp, làm sao để cho thấy rằng bạn hiểu quan điểm từ phía họ và biết cách xử lý thế nào để đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho họ. Ngoài ra một Chuyên viên pháp chế cũng cần thể hiện được sự đĩnh đạc và khả năng thuyết phục, đàm phán hiệu quả.
Chuẩn bị trước cách xử lý với câu hỏi về hành vi ứng xử
Ngày càng nhiều công ty sử dụng các câu hỏi liên quan đến hành vi ứng xử với các ứng cử viên luật trong các cuộc phỏng vấn pháp lý. Vì thế hãy chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng câu trả lời để phòng khi có gặp phải những câu hỏi như vậy sẽ dễ dàng giải quyết và ghi điểm tuyệt đối với nhà tuyển dụng.
Những câu hỏi hành vi thường liên quan đến trải nghiệm của bạn với công việc trước đây. Nhà tuyển dụng có thể yêu cầu bạn trình bày một tình huống mà bạn giải quyết rắc rối, áp lực hay phải đưa ra quyết định khó khăn. Với những câu hỏi như vậy, hãy chuẩn bị trước cho mình các ví dụ cụ thể, cùng với đó là cách giải quyết hợp lý mà bạn đã thực hiện để ngăn chặn tác động to lớn của vấn đề. Đây cũng là cơ hội giúp bạn thể hiện được kỹ năng giải quyết vấn đề của bản thân.
Một số câu không nên đề cập trong quá trình phỏng vấn
Mọi thông tin đã có trong CV của tôi
Tránh sử dụng câu này để tránh tạo cảm giác không hợp tác hoặc kiêu ngạo. Thay vào đó, hãy sẵn lòng cung cấp thêm thông tin hoặc giải thích chi tiết về kinh nghiệm và kỹ năng của bạn khi được yêu cầu.
Tôi được trả mức lương bao nhiêu cho công việc này?
Đặt câu hỏi về mức lương ngay trong giai đoạn phỏng vấn ban đầu có thể tạo cảm giác bạn chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân hơn là sự phù hợp với vị trí và công ty. Nên chờ đến giai đoạn đàm phán lương để bàn luận vấn đề này.
Tôi không biết
Đáp lại bằng câu trả lời "Tôi không biết" có thể cho thấy sự thiếu kiến thức hoặc sự chuẩn bị kém. Thay vào đó, hãy thể hiện sự sẵn lòng tìm hiểu thêm, đề xuất cách tìm hiểu hoặc nêu ý kiến cá nhân khi bạn không chắc chắn về câu hỏi đó.
Quản lý cũ và công ty cũ của tôi không tốt
Tránh chê trách công ty hoặc quản lý trước của bạn trong quá trình phỏng vấn. Thay vào đó, tập trung vào những bài học mà bạn đã học được từ trải nghiệm đó và cách bạn đã phát triển và thích ứng.
Tôi không hề có điểm yếu nào cả
Điểm yếu là một phần tự nhiên của con người. Trong quá trình phỏng vấn, hãy nhận ra và thể hiện sự nhận thức về điểm yếu của bạn và cách bạn đã làm việc để cải thiện chúng.
Tôi không có gì để hỏi
Đặt câu hỏi trong quá trình phỏng vấn là cách thể hiện bạn đã quan tâm và tìm hiểu về vị trí công việc. Nếu bạn không có câu hỏi cụ thể, hãy chuẩn bị trước một số câu hỏi chung về công ty, vị trí thực tập.
Câu hỏi phỏng vấn
Bạn có kinh nghiệm làm việc với các vấn đề pháp lý liên quan đến lĩnh vực hoạt động của chúng tôi? Hãy chia sẻ ví dụ cụ thể về công việc bạn đã thực hiện trong lĩnh vực này.
Làm thế nào bạn đảm bảo rằng công ty của chúng tôi tuân thủ hoàn toàn các quy định và luật pháp hiện hành? Bạn đã từng phát hiện và giải quyết một vấn đề pháp lý quan trọng nào trong quá trình làm việc trước đây?
Điểm yếu của bạn với vị trí Chuyên viên pháp chế?
Bạn có nghĩ là năng lực của bạn vượt so với yêu cầu của chúng tôi với vị trí Chuyên viên pháp chế?
Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi với vị trí Chuyên viên pháp chế?
Bạn nghĩ gì về việc làm tăng ca với vị trí Chuyên viên pháp chế?
Mục tiêu nghề nghiệp của bạn với vị trí Chuyên viên pháp chế?
Nếu được tuyển dụng bạn sẽ làm gì với vị trí Chuyên viên pháp chế?
Bạn nghĩ là mình có ưu điểm gì để hoàn thành tốt công việc với vị trí Chuyên viên pháp chế?
Cách làm việc của bạn với vị trí Chuyên viên pháp chế?
Tại sao chúng tôi nên tuyển bạn với vị trí Chuyên viên pháp chế?
Mức lương ở công ty cũ của bạn với vị trí Chuyên viên pháp chế?
Điểm mạnh của bạn với vị trí Chuyên viên pháp chế?
Khi nào bạn cảm thấy hài lòng trong công việc với vị trí Chuyên viên pháp chế?