Câu hỏi phỏng vấn Chuyên Viên Quan Hệ Khách Hàng Doanh Nghiệp

0 Các câu hỏi phỏng vấn Chuyên Viên Quan Hệ Khách Hàng Doanh Nghiệp được chia sẻ bởi các ứng viên

Trước khi ứng tuyển hay nhận bất cứ một vị trí công việc nào, ta cần phải hiểu rõ về công việc đó. Với những ai đang quan tâm về phỏng vấn Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp, bài viết này chắc chắn là “cẩm nang” bạn không nên bỏ qua.

Các câu hỏi phỏng vấn chung cho vị trí Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp

Câu 1: Câu hỏi giới thiệu bản thân

Biết cách giới thiệu bản thân khi đi phỏng vấn sẽ giúp bạn “hạ gục” nhà tuyển dụng vì ấn tượng ban đầu là vô cùng quan trọng. Ứng viên sẽ phải nêu được thông tin cá nhân một cách ngắn gọn. Đặc biệt cần nhấn mạnh vào kinh nghiệm làm việc và mục tiêu nghề nghiệp. Đây là hai phần thể hiện được những gì bạn đã có và sẽ hướng đến. Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được tổng quan bạn có phù hợp với định hướng của công ty hay không.

Câu 2: Điểm mạnh, điểm yếu

Trả lời câu hỏi về điểm mạnh và điểm yếu của bản thân thế nào cho “chuẩn”? Ứng viên khi tham dự phỏng vấn Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp nên nêu bật được những thế mạnh của bản thân. Bạn nên chứng minh được mình phù hợp với công việc này. Tuy nhiên đừng quá ‘tâng bốc’ bản thân mà bỏ qua những điểm bản thân muốn khắc phục. Hãy thể hiện mong muốn cải thiện những điểm yếu đó tại công ty và vị trí làm việc này như thế nào. Nếu làm được thì câu trả lời sẽ rất thuyết phục và được đánh giá cao.

Câu 3: Tại sao bạn ứng tuyển vào công ty chúng tôi

Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp là một công việc khá áp lực, vì thế nếu bạn không hiểu rõ nhà tuyển dụng nghĩa là bạn chưa thật sự quan tâm về công việc này. Trước khi dự phỏng vấn, hãy tìm hiểu các thông tin cần thiết về công ty qua website và cả những nguồn báo bên ngoài.

Câu hỏi phỏng vấn Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp về chuyên môn

Câu 1: Bạn sử dụng cách thức, phương tiện nào để tìm khách hàng?

Câu hỏi phỏng vấn Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp này vô cùng quan trọng bởi nó liên quan trực tiếp tới công việc chính của một chuyên viên quan hệ khách hàng đó là hỗ trợ tìm kiếm những khách hàng tiềm năng về cho công ty.

Câu hỏi này đặc biệt được nhà tuyển dụng quan tâm, nó xuất phát từ mong muốn những nhân viên mới sẽ đem về cho họ những khách hàng chất lượng, thúc đẩy doanh số công ty.

Để câu trả lời được ấn tượng và ghi điểm cao, ứng viên cần chỉ rõ những khách hàng mình kiếm được cụ thể qua phương thức nào.

  • Ví dụ ông A ở công ty B bạn đã có được qua bạn bè giới thiệu
  • Doanh nghiệp C kí kết hợp đồng với công ty cũ được bạn giới thiệu qua một buổi quảng bá, marketing.

Khi bạn trả lời cụ thể và có dẫn chứng thuyết phục như vậy, nhà tuyển dụng sẽ đặt niềm tin cao hơn ở năng lực của bạn.

Câu 2: Mẹo mà bạn thường áp dụng để thương lượng với khách hàng?

Khi gặp những khách hàng tiềm năng mà bạn không có khả năng giới thiệu, chào hàng một cách khéo léo và chuyên nghiệp thì rất khó giữ chân được khách hàng.

Những mẹo này cũng cần áp dụng cụ thể trong những tình huống thực tế ở câu hỏi trên. Đặc biệt nó không phải là những mẹo chơi xấu hay hãm hại sau lưng người khác hoặc vi phạm pháp luật.

Câu 3: Kể tên các công cụ chăm sóc khách hàng bạn đã sử dụng?

Câu hỏi này nhằm khai thác kinh nghiệm của bạn chỉ có những ứng viên đã từng làm việc và tiếp xúc với công việc thực tế thì mới có thể dễ dàng đưa ra những công cụ chăm sóc khách. 

Bạn có thể kể tên một số công cụ chăm sóc khách hàng phổ biến hiện nay như CRM hoặc Ticker System. Nếu bạn thực sự không biết phần mềm nào thì cũng đừng trả lời thẳng thừng nói là “ em không biết”. Hãy tìm hiểu trước công cụ chuyên biệt dùng cho chăm sóc khách hàng để đối phó với nhà tuyển dụng nếu gặp phải. Tuy bạn không được tiếp xúc nhưng cũng thể hiện bạn là người có khả năng thích nghi và ham học hỏi với công việc. 

Câu 4: Hãy chia sẻ một tình huống mà bạn đã thương lượng thành công với khách hàng 

Đây là câu hỏi muốn tìm hiểu kỹ năng mềm của ứng viên như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, thuyết phục, khả năng linh hoạt dung hòa lợi ích giữa khách hàng và công ty. Bạn hãy sẵn sàng cho một tình huống ngay từ khi chuẩn bị để không bị bất ngờ trong cuộc phỏng vấn. Bạn có thể kể đến những khó khăn do suy thoái kinh tế, do dịch bệnh,.. nhưng đừng đổ lỗi hay nói xấu công ty cũ vì nó khiến bạn mất điểm trong mắt nhà tuyển dụng. 

Kỹ năng trả lời câu hỏi phỏng vấn xử lý tình huống

Câu 1: Kể về một tình huống bạn đã thương lượng thành công với khách hàng

Phỏng vấn Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp rất đề cao kỹ năng mềm, bởi như đã nói ở trên đây là vị trí tiếp xúc trực tiếp với khách hàng. Câu hỏi này chính là câu hỏi thể hiện các kỹ năng mềm đó. Bạn nên chuẩn bị sẵn cho mình tình huống thực tế từ trước để tránh mất thời gian. Lưu ý khi kể về tính huống đó, trong mọi trường hợp không nên hướng sự tiêu cực của vấn đề về công ty. Dù khó khăn tình huống đó đem lại không phải do bạn nhưng bạn là yếu tố chính mang lại thành công cho quá trình giải quyết.

Câu 2: Giá trị hợp đồng lớn nhất bạn từng mang về là gì?

Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm thực chiến trong ngành, bạn có thể tham khảo những đồng nghiệp cùng làm vị trí này hoặc tìm trên mạng về mức doanh thu trung bình mà một nhân viên ở vị trí này đạt được. Từ đó đưa ra những thông tin cho phù hợp với thực tế công ty và năng lực bản thân.

Nếu đã có kinh nghiệm, hãy tìm hợp đồng cũ mà bạn đạt được có doanh thu gần nhất với mức trung bình. Nên trình bày được tỷ lệ đóng góp của bạn trong tổng doanh thu của phòng ban bạn làm việc khi ấy, chứ không phải nêu cụ thể giá trị bởi quy mô các công ty là khác nhau.

Câu 3: Đâu là nguồn khách hàng bạn chú trọng?

Bên cạnh những nguồn khách mới thông qua PR Marketing hiện tại, để vượt trội hơn các ứng viên khác, bạn cần phải tận dụng được những mối quan hệ tốt xung quanh mình. Ví dụ như nguồn khách hàng từ những công việc cũ bạn từng làm hoặc từ các mối quan hệ cá nhân.

Kinh nghiệm phỏng vấn chuyên viên khách hàng cá nhân

Để có một buổi phỏng vấn chuyên viên khách hàng cá nhân tốt, ứng viên cần chú ý những điều sau:

Chú ý cách ăn mặc, tác phong chuyên nghiệp khi đi phỏng vấn Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp

Đây là những yếu tố tác động đầu tiên và trực tiếp đến nhà tuyển dụng từ những phút đầu gặp mặt. Nên chuẩn bị một diện mạo đơn giản nhưng gọn gàng, lịch sự. Tác phong nhanh nhẹn, chuyên nghiệp sẽ là điểm cộng cho buổi phỏng vấn.

Chuẩn bị CV chuyên nghiệp

Hiện nay có rất nhiều các mẫu CV sẵn có trên mạng để bạn có thể lựa chọn. Một trong những nguồn phong phú và đáng tin cậy nhất là TopCV. Hãy lựa chọn một mẫu CV thể hiện được cá tính của bản thân.

Những kỹ năng cần thiết khi đi phỏng vấn Chuyên viên quan hệ khách hàng doanh nghiệp

  • Kỹ năng nghiệp vụ
  • Kỹ năng làm việc
  • Kỹ năng thuyết trình, đàm phán
  • Khả năng về ngôn ngữ
  • Kỹ năng phân tích, xử lý tình huống

Câu hỏi phỏng vấn

1900.com.vn đang cập nhật...