Câu hỏi phỏng vấn Giám đốc quản trị rủi ro

10 Các câu hỏi phỏng vấn Giám đốc quản trị rủi ro được chia sẻ bởi các ứng viên

Quản trị rủi ro là một trong những ngành nghề được nhiều người quan tâm. Đây là một nghề nghiệp thú vị với mức thu nhập hấp dẫn, mang lại nhiều trải nghiệm thực tế, song cũng không ít áp lực. Dưới đây là những câu hỏi phỏng vấn Giám đốc quản trị rủi ro  thường gặp.

Các câu hỏi phỏng vấn chung chung cho vị trí Giám đốc quản trị rủi ro  

Theo bạn, Giám đốc quản trị rủi ro là gì ?

Giám đốc quản trị rủi ro (Chief Risk Officer) là vị trí quản lý cấp cao trong công ty, có trách nhiệm xác định, phân tích và tìm ra phương án nhằm giảm thiểu những rủi ro đến từ bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Có trách nhiệm đảm bảo doanh nghiệp luôn tuân thủ đúng các quy định của Chính phủ và cân nhắc cẩn thận các yếu tố có khả năng gây tổn hại đến các khoản đầu tư hay các đơn vị kinh doanh khác của công ty.

Vì sao bạn muốn trở thành Giám đốc quản trị rủi ro ?

Nhà tuyển dụng đang muốn tìm hiểu về sở thích, năng lực cá nhân của bạn. Qua đó, họ có thể thấy bạn thực sự đam mê công việc này hay không. Bởi vì nếu bạn có tố chất phù hợp với nghề thì công việc sẽ thuận lợi hơn và gắn bó với công ty lâu hơn. 

Sự đam mê của bạn về công việc ứng tuyển sẽ được thể hiện thông qua đây

Tham khảo cách trả lời dành cho bạn: “Mục tiêu của tôi là phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh. Tôi đã nhận thấy rằng vị trí Giám đốc quản trị rủi ro  là một cơ hội tuyệt vời để học hỏi và phát triển kỹ năng của mình. Tôi tin rằng tại vị trí này, tôi sẽ có cơ hội trải nghiệm nhiều điều mới nâng cao giá trị bản thân và cộng đồng. Tôi đam mê và muốn thử thách bản thân trong môi trường phát triển năng động như vậy, và tôi tin rằng trung tâm của bạn sẽ là nơi thúc đẩy sự phát triển và thành công cá nhân của tôi.”

Giám đốc quản trị rủi ro làm công việc gì?

Để trở thành một Giám đốc quản trị rủi ro giỏi, bạn phải biết công việc này cần phải làm gì mỗi ngày. Câu hỏi trên giúp nhà tuyển dụng kiểm tra xem liệu bạn đã tìm hiểu kỹ về ngành nghề này hay chưa. 

Hãy trả lời một cách ngắn gọn và súc tích, ví dụ như: 

“Với trọng trách đảm nhận việc tăng thu nhập và lợi nhuận chính của công ty. Một Giám đốc quản trị rủi ro sẽ đảm nhận những công việc chính sau đây.”

Cụ thể Giám đốc quản trị rủi ro làm các công việc sau đây:

Tuỳ thuộc vào yêu cầu của từng doanh nghiệp mà CRO sẽ đảm nhận những công việc khác nhau. Nhưng có một số công việc CRO nào cũng phải thực hiện, bao gồm:

- Xây dựng, triển khai và duy trì khung quản lý rủi ro phù hợp với mức độ chấp nhận rủi ro, chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cũng như yêu cầu của Pháp luật hiện hành. Từ đó Giám đốc quản lý rủi ro có thể đảm bảo luôn tối ưu hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và các công ty trực thuộc.

- Kiểm soát các rủi ro về thị trường, thanh khoản, tín dụng, vận hành.

- Tiến hành nghiên cứu, xây dựng, triển khai hạ tầng ứng dụng, kỹ thuật phân tích rủi ro, thông tin quản trị và quản lý danh mục trên toàn hệ thống.

- Hỗ trợ Ủy ban Quản lý rủi ro và các cấp lãnh đạo trong việc nâng cao nhận thức về rủi ro, góp phần truyền đạt những hiểu biết về rủi ro và các giá trị trong chức năng quản trị rủi ro cho toàn hệ thống.- Có trách nhiệm truyền đạt, thực thi các chuẩn mực và nguyên tắc quản lý rủi ro trên toàn hệ thống. Đặc biệt CRO phải minh bạch trong các quyết định liên quan đến rủi ro, lợi nhuận và phải thể hiện được vai trò chủ chốt của mình trong quy trình báo cáo cũng như quản trị, điều hành.

- Truyền đạt mục đích, kế hoạch chiến lược liên quan đến việc quản lý rủi ro, chịu trách nhiệm gắn kết chiến lược quản lý rủi ro với chiến lược kinh doanh, mức độ chấp nhận rủi ro và giám sát quá trình thực hiện.

- Duy trì hoạt động “stress test”, đưa ra các giả định viễn cảnh định kỳ và thường xuyên, xem xét kết quả và đánh giá tác động.

- Tổ chức và quản lý các hoạt động liên quan đến nhân sự trong bộ phận, bao gồm tuyển dụng, đào tạo, xây dựng lộ trình phát triển nghề nghiệp, thúc đẩy sự gắn kết trong nhân viên,…

- Duy trì công tác đào tạo nhằm phát triển nguồn nhân lực cần thiết cho hoạt động quản trị rủi ro.

- Liên tục nghiên cứu, cải tiến quy trình, chính sách, khuôn khổ hoạt động và đảm bảo lộ trình phát triển sự nghiệp rõ ràng cho đội ngũ nhân viên.

Bộ câu hỏi phỏng vấn về thông tin cá nhân

Bạn hãy giới thiệu sơ lược về bản thân?

Giới thiệu thông tin cơ bản của bản thân là một trong những câu hỏi mở đầu của buổi phỏng vấn. Qua đây, nhà tuyển dụng vừa biết được thông tin về bạn cũng như dễ trò chuyện trong những câu hỏi tiếp theo. Bạn hãy trả lời với sự tự tin, lời nói rõ ràng để lấy được thiện cảm từ cái nhìn đầu tiên.

Bạn hãy nói sơ lược về thông tin cá nhân như tên, tuổi để xưng hô cho thuận tiện. Tiếp theo bạn nên giới thiệu thông tin về bằng cấp, trường học hay các khóa đào tạo mình đã học. Bạn hãy chú trọng nói những kỹ năng mà bạn có đối với một Giám đốc quản trị rủi ro.

Điểm mạnh của bạn là gì? Lý do doanh nghiệp nên chọn bạn?

Nhà tuyển dụng muốn chắc chắn rằng bạn thật sự tự tin về những ưu điểm của mình hiện có. Vì vậy bạn hãy trả lời rõ ràng, dõng dạc nhưng cũng đừng nhắc lại tất cả những điều đã ghi trong CV. Bạn có thể kể thêm các điểm mạnh của mình hay đặt chúng vào tình huống cụ thể nhằm minh họa rõ ràng ưu điểm đó. Nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn sâu hơn về những lợi thế của bạn đấy.

Câu hỏi phỏng vấn Giám đốc quản trị rủi ro về chuyên môn

Đây là phần quan trọng giúp các nhà tuyển dụng đánh giá được năng lực, trình độ và mức hiểu biết của bạn đối với ngành Quản trị kinh doanh  như thế nào; đồng thời, cũng quyết định bạn có đủ tiêu chuẩn và phù hợp với vị trí này hay không. Dưới đây là những kinh nghiệm cụ thể mà bạn có thể tham khảo trước khi đi phỏng vấn:

Các nguyên tắc trong nghệ thuật quản lý rủi ro gồm những nguyên tắc nào?

Quản lý rủi ro luôn được đề cập đến đầu tiên

Hầu hết các nhà quản lý thường đề cập đến những kế hoạch kinh doanh mới, những bước phát triển đầy tham vọng và những viễn cảnh tuyệt vời trong tương lai, nhưng thường bỏ qua các rủi ro. .

Theo một khảo sát từ Harvard Business Review từ năm 2011, có khoảng 42% các công ty 10.000 nhân viên có thêm vị trí Giám đốc Quản lý rủi ro (CRO). Các công ty có thêm vị trí này thường có các công cụ lập kế hoạch cho những rủi ro về tài chính, chi phí vốn,…và thông báo cho nội bộ. Điển hình như tại General Electric, hàng năm ban Giám đốc sẽ phát triển một danh sách các rủi ro mà công ty sẽ phải đối mặt trong năm tới và danh sách này được công khai trong nội bộ công ty. Giám đốc Quản lý rủi ro sẽ trực tiếp điều phối các hoạt động, đảm bảo quản lý được các rủi ro trong mọi tình hình. Ngoài ra còn đưa ra các dự báo, kịch bản cho những rủi ro mà công ty có thể sẽ gặp trong thời gian tới, giải trình cũng nhưng báo cáo trực tiếp với Giám đốc điều hành, Giám đốc tài chính.

Quản lý rủi ro không chỉ là lý thuyết

Quản lý rủi ro không thể chỉ là lý thuyết trên giấy, không chỉ là nhận biết để tránh phải đối mặt với những rủi ro. Các doanh nghiệp lớn nếu không khéo sẽ biến những lý thuyết về rủi ro chỉ mãi là lý thuyết riêng biệt xa rời với những rủi ro thực tế mà họ phải đối mặt. Các rủi ro cần phải bám sát tình hình thực tế đang diễn ra của công ty. Sự tích hợp quản lý rủi ro vào quy trình vận hành của công ty là điều cần thiết. Điều này giúp các nhà quản lý hiểu rõ được phạm vi rủi ro mà công ty đang phải đối mặt bằng cách xác định lĩnh vực rủi ro chính, đánh giá khả năng rủi ro. Từ đó sẽ có những kế hoạch giảm nhẹ hoặc tận dụng ngược lại các rủi ro.

Phức tạp không là cách giải quyết

Các hệ thống quản lý rủi ro không phải là hệ thống vận hành công việc, chính vì vậy sự phụ thuộc vào các chỉ số phân tích chuyên sâu là điều không quá cần thiết. Những rủi ro được giả định chứ không phải là mục tiêu là mà các nhà kinh doanh hướng đến. Một hệ thống xử lý đơn giản nhưng bao quát là điều cần thiết cho quản lý những rủi ro

Chiến lược là quản lý rủi ro

Hầu hết các công ty có xu hướng nghĩ về rủi ro chủ yếu là về rủi ro tài chính tiềm ẩn. Mặc dù đây là một khía cạnh quan trọng nhưng chưa thật sự đủ để nói về các rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của doanh nghiệp. Trong số 100 công ty bị thua lỗ giá cổ phiếu lớn nhất trong giai đoạn từ từ 1995 đến 2004, có 37 công ty bị ảnh hưởng bởi rủi ro tài chính, trong khi số công ty còn lại, gần gấp đôi do bị ảnh hưởng bởi những rủi ro đến từ chiến lược thực thi. Điều quan trọng là cần có chiến lược cho những rủi ro có thể xảy đến trong tương lai và xem nó là một phần không thể thiếu của chiến lược kinh doanh. Các rủi ro trên các phương diện cũng cần được xem xét kỹ lượng cũng như rủi ro xuất phát từ tài chính.

Hơn cả đó chính là văn hóa

Quản lý rủi ro là cả một nền văn hóa. Mục tiêu của hệ thống quản lý rủi ro không chỉ để thực thi các chính sách mới mà còn để tạo nên văn hóa tổ chức, thúc đẩy tính chủ động trong việc giải quyết chứ không chỉ phản ứng lại các rủi ro. Mục tiêu của “văn hóa nhận thức rủi ro” không phải để né tránh hay tiến tới cân bằng rủi ro. Trong một số trường hợp, rủi ro là điều cần phải chấp nhận để nắm bắt được những cơ hội quan trọng khác. 

Nhận thức rủi ro cho toàn hệ thống

Dữ liệu về những rủi ro tiềm ẩn không chỉ nên gói gọn trong ban giám đốc mà cần có sự thông tin đến các bộ phận trong công ty. Thông tin lưu thông trong nội bộ công ty để mỗi cá nhân có sự nhận thức và hiểu rõ những rủi ro tiềm tàng trong hoạt động của cả công ty cũng như bộ phận mình phụ trách. Các Giám đốc tài chính cần có sự thông tin cũng như cập nhật liên tục đến các trưởng bộ phận, đồng thời ghi nhận các trường hợp thực tế từ các nhân viên.

Chuẩn bị cho những rủi ro không tưởng

Các sự kiện “black-swan” đều có thể xảy ra mà không một báo trước, hoàn toàn bất ngờ và hoàn toàn mới lạ, thị trường tài chính hay kinh tế phải tập quen dần với điều này. Một trường hợp đến từ Nhật Bản năm 2011 khi trận động đất và sóng thần Tohoku ấp đến kéo theo hàng loạt những thiệt hại cho ngành điện hạt nhân. Theo nghiên cứu từ BCG cũng đã cho thấy rằng những công ty có khả năng thích ứng cao với những rủi ro bất ngờ có khả năng phát triển hơn các công ty không có khả năng này đặc biệt là trong các giai đoạn khủng hoảng kinh tế.

Thành công trong rủi ro

Hướng giải quyết của các nhà kinh doanh với những rủi ro thường là né tránh hoặc do lo sợ những tổn thất về doanh thu hoặc mất đi các lợi ích. Thay vì vậy các công ty có thể nắm bắt những cơ hội có trong rủi ro để đảo ngược tình thế hoặc tạo ra những đột phá khác biệt. Các nhà quản lý có thể biến những kịch bản trong trường hợp xấu thành trở thành một kịch bản hoàn hảo cho tình trạng khủng hoảng đang diễn ra.

Quy trình quản trị rủi ro hiệu quả cho doanh nghiệp gồm những gì? 

Xác định rủi ro

Bước đầu tiên trong quy trình quản trị rủi ro là xác định những rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải trong môi trường hoạt động của nó. Có nhiều loại rủi ro khác nhau. Điều quan trọng là xác định càng nhiều yếu tố nguy cơ càng tốt. Nếu tổ chức có giải pháp quản lý rủi ro được sử dụng, tất cả thông tin này sẽ được đưa trực tiếp vào hệ thống.

Phân tích rủi ro

Một khi rủi ro đã được xác định, nó cần phải được phân tích. Phạm vi của rủi ro phải được xác định. Điều quan trọng là phải hiểu mối liên hệ giữa rủi ro và các yếu tố khác nhau trong tổ chức. 

Để xác định mức độ nghiêm trọng và tầm hoạt động của rủi ro, cần phải xem có bao nhiêu chức năng kinh doanh mà rủi ro ảnh hưởng. Có những rủi ro có thể khiến toàn bộ doanh nghiệp bế tắc nếu được hiện thực hóa, trong khi có những rủi ro sẽ chỉ là những bất tiện nhỏ trong quá trình phân tích.

Trong môi trường quản lý rủi ro thông thường, việc phân tích này phải được thực hiện thủ công. Khi triển khai giải pháp quản trị rủi ro, một trong những bước cơ bản quan trọng nhất là ánh xạ rủi ro vào các tài liệu, chính sách, thủ tục và quy trình kinh doanh khác nhau. 

Đánh giá hoặc xếp hạng rủi ro

Rủi ro cần được xếp hạng và sắp xếp ưu tiên. Hầu hết các giải pháp quản trị rủi ro đều có các loại rủi ro khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chúng. Rủi ro có thể gây ra một số bất tiện được đánh giá thấp, rủi ro có thể dẫn đến tổn thất thảm khốc được đánh giá cao nhất. 

Điều quan trọng là phải xếp hạng rủi ro vì nó cho phép công ty có được cái nhìn tổng thể về mức độ rủi ro của toàn tổ chức. 

Doanh nghiệp có thể dễ bị tổn thương trước một số rủi ro cấp thấp, nhưng có thể không cần sự can thiệp của quản lý cấp trên. Mặt khác, chỉ cần một trong những rủi ro được đánh giá cao nhất là đủ để yêu cầu can thiệp ngay lập tức. Có hai loại đánh giá rủi ro: Đánh giá rủi ro định tính và Đánh giá rủi ro định lượng.

- Đánh giá rủi ro định tính: Các đánh giá rủi ro vốn đã định tính – trong khi chúng ta có thể rút ra các số liệu từ các rủi ro, hầu hết các rủi ro đều không thể định lượng được. Chẳng hạn, rủi ro biến đổi khí hậu mà nhiều doanh nghiệp hiện đang tập trung vào không thể định lượng được một cách tổng thể mà chỉ có thể định lượng được các khía cạnh khác nhau của nó. Cần có cách thức thực hiện đánh giá rủi ro định tính mà vẫn đảm bảo tính khách quan, chuẩn mực trong đánh giá trong toàn doanh nghiệp.

- Đánh giá rủi ro định lượng: Rủi ro liên quan đến tài chính được đánh giá tốt nhất thông qua đánh giá rủi ro định lượng. Những đánh giá rủi ro như vậy rất phổ biến trong lĩnh vực tài chính về lĩnh vực này chủ yếu xử lý các con số – cho dù con số đó là tiền, số liệu, lãi suất hay bất kỳ điểm dữ liệu nào khác quan trọng đối với đánh giá rủi ro trong lĩnh vực này. Đánh giá rủi ro định lượng dễ tự động hóa hơn so với đánh giá rủi ro định tính và thường được coi là khách quan hơn.

Xử lý rủi ro

Mọi rủi ro cần phải được loại bỏ hoặc ngăn chặn càng nhanh càng tốt. Điều này được thực hiện bằng cách kết nối với các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị rủi ro. Trong môi trường thủ công, điều này đòi hỏi phải liên hệ với từng bên liên quan và sau đó thiết lập các cuộc họp để mọi người có thể trao đổi và thảo luận về các vấn đề. 

Vấn đề là cuộc thảo luận được chia thành nhiều chuỗi email, các tài liệu và bảng tính cũng như nhiều cuộc gọi điện thoại khác nhau. Trong một giải pháp quản trị rủi ro, tất cả các bên liên quan có thể được gửi thông báo từ bên trong hệ thống. 

Theo dõi và xem xét rủi ro

Không phải tất cả các rủi ro đều có thể được loại bỏ – một số ít trong chúng luôn hiện hữu. Rủi ro thị trường và môi trường chỉ là hai ví dụ về rủi ro luôn cần được theo dõi. Theo hệ thống thông thường, việc giám sát diễn ra thông qua các nhân viên được giao việc cụ thể. Các chuyên gia này phải đảm bảo rằng họ theo dõi chặt chẽ tất cả các yếu tố rủi ro. 

Trong môi trường kỹ thuật số, hệ thống quản lý rủi ro giám sát toàn bộ khuôn khổ rủi ro của tổ chức. Nếu bất kỳ yếu tố hoặc rủi ro nào thay đổi, mọi người đều có thể nhìn thấy ngay lập tức. 

Kinh nghiệm “đậu” phỏng vấn vị trí Giám đốc quản trị rủi ro  

Với những gói công việc cũng như những kỹ năng cần thiết của một Giám đốc quản trị rủi ro  như trên, vậy ai sẽ thật sự phù hợp với công việc này? 

Có thể nói, Giám đốc quản trị rủi ro  có yêu cầu cao về bằng cấp và đào tạo đúng chuyên ngành. Tuy thế, họ vẫn cần phải sở hữu những tố chất dưới đây để dễ dàng thực hiện công việc này, đó là:

- Năng động, sáng tạo.

- Có khả năng tổ chức, sắp xếp công việc ổn thỏa.

- Sức khỏe ổn định.

- Người thích giao tiếp, làm việc với con người.

- Cẩn trọng, chi tiết; song cũng cần cái nhìn bao quát.

- Là người nhạy cảm trước những rủi ro tiềm tàng.

Để buổi phỏng vấn diễn ra suôn sẻ và nắm chắc phần thành công, bạn cần chú trọng thêm các yếu tố:

Về trang phục

Khi đi phỏng vấn, bạn nên lựa chọn những loại trang phục lịch sự, nhã nhặn phù hợp với môi trường để dễ dàng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn:

- Nữ: Mặc quần âu hoặc chân váy dài tối màu, phối cùng áo sơ mi các màu nhã nhặn, hạn chế các màu quá sặc sỡ, nổi bật. 

- Nam: Đối với nam ứng viên, bạn có thể lựa chọn mặc quần âu tối màu phối với áo sơ mi màu trung tính. Bên cạnh đó, ứng viên có thể lựa chọn đi giày da để tạo sự chuyên nghiệp, lịch sự và tóc nên được tạo kiểu gọn gàng.

Kinh nghiệm về tác phong

Nên đến sớm 10 - 15 phút, để tránh trường hợp xảy ra các sự cố trên đường hay sự cố về trang phục. Những nhà tuyển dụng cũng thích những người đến sớm và có chuẩn bị tốt.

Tác phong chuyên nghiệp, giữ bản thân ở trạng thái bình tĩnh, lắng nghe câu hỏi phỏng vấn và lời lưu loát, rõ ràng. Hạn chế nói lắp, trả lời không rõ ràng, thiếu logic, mạch lạc

Định hình rõ câu hỏi và vấn đề

Trong buổi phỏng vấn Giám đốc quản trị rủi ro  sẽ có rất nhiều câu hỏi được đưa ra. Do vậy để tránh tình trạng trả lời sai/nhầm nội dung câu hỏi, trả lời ấp úng, ngắt quãng,... bạn nên chuẩn bị trước những câu hỏi có thể gặp phải và đưa ra câu trả lời cho chúng.

Để tự tin hơn trong buổi phỏng vấn, bạn có thể liệt kê các câu hỏi và câu trả lời, sau đó học thuộc. Đồng thời, luôn giữ tâm thế bình tĩnh, phong thái tự tin, sẵn sàng đón nhận bất cứ câu hỏi phỏng vấn “khó nhằn” nào.

Được mệnh ra là một nghề “siêu hot” và cớ mức lương “khủng”, nhưng thực sự, nghề Giám đốc quản trị rủi ro  như thế nào, có "hào nhoáng" như vẻ bề ngoài hay không?

Câu hỏi phỏng vấn

Giám đốc quản trị rủi ro được hỏi... 04/04/2024

Theo bạn, Giám đốc quản trị rủi ro là gì ?

1 câu trả lời

Giám đốc quản trị rủi ro (Chief Risk Officer) là vị trí quản lý cấp cao trong công ty, có trách nhiệm xác định, phân tích và tìm ra phương án nhằm giảm thiểu những rủi ro đến từ bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. Có trách nhiệm đảm bảo doanh nghiệp luôn tuân thủ đúng các quy định của Chính phủ và cân nhắc cẩn thận các yếu tố có khả năng gây tổn hại đến các khoản đầu tư hay các đơn vị kinh doanh khác của công ty.

Giám đốc quản trị rủi ro được hỏi... 04/04/2024

Bạn hiểu biết về các quy định và tiêu chuẩn quản trị rủi ro như Basel II, Basel III hay ISO 31000 không?

1 câu trả lời

Có, tôi có hiểu biết về các quy định và tiêu chuẩn quản trị rủi ro như Basel II, Basel III và ISO 31000. Tôi đã nghiên cứu và áp dụng những tiêu chuẩn này trong công việc của mình để đảm bảo tuân thủ và tối ưu hóa quy trình quản trị rủi ro.

Giám đốc quản trị rủi ro được hỏi... 04/04/2024

Bạn đã từng triển khai các công cụ và phần mềm quản trị rủi ro trong công ty trước đây chưa?

1 câu trả lời

Có, tôi đã triển khai và sử dụng các công cụ và phần mềm quản trị rủi ro trong công ty trước đây. Ví dụ như hệ thống quản lý rủi ro định danh, công cụ phân tích rủi ro và hệ thống báo cáo quản trị rủi ro. Tôi đã làm việc với đội ngũ công nghệ thông tin để xác định và triển khai các giải pháp phù hợp.

Giám đốc quản trị rủi ro được hỏi... 04/04/2024

Làm thế nào bạn đánh giá và đo lường rủi ro trong một tổ chức?

1 câu trả lời

Để đánh giá và đo lường rủi ro trong một tổ chức, tôi sẽ sử dụng phương pháp phân tích rủi ro, bao gồm việc xác định các yếu tố rủi ro, đánh giá xác suất xảy ra và tác động của rủi ro, và xác định mức độ nghiêm trọng. Tôi cũng sử dụng các chỉ số và mô hình định lượng để đo lường rủi ro và xác định mức độ đảm bảo.

Giám đốc quản trị rủi ro được hỏi... 04/04/2024

 Làm thế nào bạn đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn quản trị rủi ro?

1 câu trả lời

Để đảm bảo tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn quản trị rủi ro, tôi sẽ xây dựng và triển khai chính sách và quy trình nội bộ phù hợp. Tôi sẽ đảm bảo rằng tất cả nhân viên được đào tạo về quản trị rủi ro và hiểu rõ về các quy định và tiêu chuẩn áp dụng. Tôi sẽ thực hiện kiểm tra và đánh giá định kỳ để đảm bảo tuân thủ và cải thiện liên tục quy trình quản trị rủi ro.

Giám đốc quản trị rủi ro được hỏi... 04/04/2024

Làm thế nào bạn đưa ra các biện pháp phòng ngừa và ứng phó với rủi ro?

1 câu trả lời

Để đưa ra các biện pháp phòng ngừa và ứng phó với rủi ro, tôi sẽ tiến hành phân tích rủi ro và xác định các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Đồng thời, tôi sẽ xây dựng kế hoạch ứng phó với các tình huống rủi ro tiềm ẩn và thiết lập các quy trình và quy định để đảm bảo sự phản ứng nhanh chóng và hiệu quả trong trường hợp xảy ra sự cố.

Giám đốc quản trị rủi ro được hỏi... 04/04/2024

 Bạn đã từng tham gia vào việc đào tạo và tư vấn nhân viên về quản trị rủi ro chưa?

1 câu trả lời

 Có, tôi đã tham gia vào việc đào tạo và tư vấn nhân viên về quản trị rủi ro trong tổ chức trước đây. Tôi đã tổ chức các khóa đào tạo về quản trị rủi ro và cung cấp tư vấn cho các bộ phận và nhóm làm việc để nâng cao nhận thức và kỹ năng quản trị rủi ro của họ.

Giám đốc quản trị rủi ro được hỏi... 04/04/2024

Làm thế nào bạn đánh giá hiệu quả của các biện pháp quản trị rủi ro đã triển khai?

1 câu trả lời

Để đánh giá hiệu quả của các biện pháp quản trị rủi ro đã triển khai, tôi sẽ theo dõi các chỉ số và mục tiêu quản trị rủi ro đã đặt ra. Tôi sẽ thực hiện đánh giá định kỳ và kiểm tra xem các biện pháp đã giảm thiểu rủi ro và tăng cường khả năng ứng phó. Từ đó, tôi sẽ điều chỉnh và cải thiện các biện pháp nếu cần thiết.

Giám đốc quản trị rủi ro được hỏi... 04/04/2024

Vì sao bạn muốn trở thành Giám đốc quản trị rủi ro ?

1 câu trả lời

Nhà tuyển dụng đang muốn tìm hiểu về sở thích, năng lực cá nhân của bạn. Qua đó, họ có thể thấy bạn thực sự đam mê công việc này hay không. Bởi vì nếu bạn có tố chất phù hợp với nghề thì công việc sẽ thuận lợi hơn và gắn bó với công ty lâu hơn. 

Sự đam mê của bạn về công việc ứng tuyển sẽ được thể hiện thông qua đây

Tham khảo cách trả lời dành cho bạn: “Mục tiêu của tôi là phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực Quản trị kinh doanh. Tôi đã nhận thấy rằng vị trí Giám đốc quản trị rủi ro  là một cơ hội tuyệt vời để học hỏi và phát triển kỹ năng của mình. Tôi tin rằng tại vị trí này, tôi sẽ có cơ hội trải nghiệm nhiều điều mới nâng cao giá trị bản thân và cộng đồng. Tôi đam mê và muốn thử thách bản thân trong môi trường phát triển năng động như vậy, và tôi tin rằng trung tâm của bạn sẽ là nơi thúc đẩy sự phát triển và thành công cá nhân của tôi.”

Giám đốc quản trị rủi ro được hỏi... 04/04/2024

Quy trình quản trị rủi ro hiệu quả cho doanh nghiệp gồm những gì? 

1 câu trả lời

Xác định rủi ro

Bước đầu tiên trong quy trình quản trị rủi ro là xác định những rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải trong môi trường hoạt động của nó. Có nhiều loại rủi ro khác nhau. Điều quan trọng là xác định càng nhiều yếu tố nguy cơ càng tốt. Nếu tổ chức có giải pháp quản lý rủi ro được sử dụng, tất cả thông tin này sẽ được đưa trực tiếp vào hệ thống.

Phân tích rủi ro

Một khi rủi ro đã được xác định, nó cần phải được phân tích. Phạm vi của rủi ro phải được xác định. Điều quan trọng là phải hiểu mối liên hệ giữa rủi ro và các yếu tố khác nhau trong tổ chức. 

Để xác định mức độ nghiêm trọng và tầm hoạt động của rủi ro, cần phải xem có bao nhiêu chức năng kinh doanh mà rủi ro ảnh hưởng. Có những rủi ro có thể khiến toàn bộ doanh nghiệp bế tắc nếu được hiện thực hóa, trong khi có những rủi ro sẽ chỉ là những bất tiện nhỏ trong quá trình phân tích.

Trong môi trường quản lý rủi ro thông thường, việc phân tích này phải được thực hiện thủ công. Khi triển khai giải pháp quản trị rủi ro, một trong những bước cơ bản quan trọng nhất là ánh xạ rủi ro vào các tài liệu, chính sách, thủ tục và quy trình kinh doanh khác nhau. 

Đánh giá hoặc xếp hạng rủi ro

Rủi ro cần được xếp hạng và sắp xếp ưu tiên. Hầu hết các giải pháp quản trị rủi ro đều có các loại rủi ro khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của chúng. Rủi ro có thể gây ra một số bất tiện được đánh giá thấp, rủi ro có thể dẫn đến tổn thất thảm khốc được đánh giá cao nhất. 

Điều quan trọng là phải xếp hạng rủi ro vì nó cho phép công ty có được cái nhìn tổng thể về mức độ rủi ro của toàn tổ chức. 

Doanh nghiệp có thể dễ bị tổn thương trước một số rủi ro cấp thấp, nhưng có thể không cần sự can thiệp của quản lý cấp trên. Mặt khác, chỉ cần một trong những rủi ro được đánh giá cao nhất là đủ để yêu cầu can thiệp ngay lập tức. Có hai loại đánh giá rủi ro: Đánh giá rủi ro định tính và Đánh giá rủi ro định lượng.

- Đánh giá rủi ro định tính: Các đánh giá rủi ro vốn đã định tính – trong khi chúng ta có thể rút ra các số liệu từ các rủi ro, hầu hết các rủi ro đều không thể định lượng được. Chẳng hạn, rủi ro biến đổi khí hậu mà nhiều doanh nghiệp hiện đang tập trung vào không thể định lượng được một cách tổng thể mà chỉ có thể định lượng được các khía cạnh khác nhau của nó. Cần có cách thức thực hiện đánh giá rủi ro định tính mà vẫn đảm bảo tính khách quan, chuẩn mực trong đánh giá trong toàn doanh nghiệp.

- Đánh giá rủi ro định lượng: Rủi ro liên quan đến tài chính được đánh giá tốt nhất thông qua đánh giá rủi ro định lượng. Những đánh giá rủi ro như vậy rất phổ biến trong lĩnh vực tài chính về lĩnh vực này chủ yếu xử lý các con số – cho dù con số đó là tiền, số liệu, lãi suất hay bất kỳ điểm dữ liệu nào khác quan trọng đối với đánh giá rủi ro trong lĩnh vực này. Đánh giá rủi ro định lượng dễ tự động hóa hơn so với đánh giá rủi ro định tính và thường được coi là khách quan hơn.

Xử lý rủi ro

Mọi rủi ro cần phải được loại bỏ hoặc ngăn chặn càng nhanh càng tốt. Điều này được thực hiện bằng cách kết nối với các chuyên gia trong lĩnh vực quản trị rủi ro. Trong môi trường thủ công, điều này đòi hỏi phải liên hệ với từng bên liên quan và sau đó thiết lập các cuộc họp để mọi người có thể trao đổi và thảo luận về các vấn đề. 

Vấn đề là cuộc thảo luận được chia thành nhiều chuỗi email, các tài liệu và bảng tính cũng như nhiều cuộc gọi điện thoại khác nhau. Trong một giải pháp quản trị rủi ro, tất cả các bên liên quan có thể được gửi thông báo từ bên trong hệ thống. 

Theo dõi và xem xét rủi ro

Không phải tất cả các rủi ro đều có thể được loại bỏ – một số ít trong chúng luôn hiện hữu. Rủi ro thị trường và môi trường chỉ là hai ví dụ về rủi ro luôn cần được theo dõi. Theo hệ thống thông thường, việc giám sát diễn ra thông qua các nhân viên được giao việc cụ thể. Các chuyên gia này phải đảm bảo rằng họ theo dõi chặt chẽ tất cả các yếu tố rủi ro. 

Trong môi trường kỹ thuật số, hệ thống quản lý rủi ro giám sát toàn bộ khuôn khổ rủi ro của tổ chức. Nếu bất kỳ yếu tố hoặc rủi ro nào thay đổi, mọi người đều có thể nhìn thấy ngay lập tức. 

Xem câu hỏi phỏng vấn cho các công việc tương tự