Câu hỏi phỏng vấn Kỹ thuật viên sửa chữa ô tô
Hãy cùng khám phá những lưu ý quan trọng để tỏa sáng trong buổi phỏng vấn và đạt được vị trí kỹ thuật viên ô tô mơ ước của bạn nhé!
Các câu hỏi phỏng vấn chung chung cho vị trí kỹ thuật viên ô tô
Câu 1: Theo bạn, kỹ thuật viên ô tô là gì?
Khi đưa ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn kiểm tra kiến thức nền tảng nhất của bạn về công việc này, xem bạn đã thực sự hiểu rõ mình sẽ phải làm gì nếu có được vị trí kỹ thuật viên hay chưa.
Với câu hỏi trên, đừng trả lời dài dòng lan man, mà hãy đi thẳng vào vấn đề họ thắc mắc. Bạn có thể trả lời như sau:
“Theo em được biết, kỹ thuật viên ô tô là những chuyên gia chăm sóc và bảo trì các phương tiện đường bộ. Họ luôn đảm bảo rằng các xe hơi hoạt động một cách an toàn và hiệu quả. Công việc của kỹ thuật viên ô tô bao gồm chẩn đoán sự cố, thực hiện sửa chữa và bảo dưỡng các thành phần cơ khí và điện tử của xe, từ động cơ đến hệ thống treo và phanh. Đồng thời lắng nghe và tư vấn các phương án giải quyết cùng khách hàng”
Câu 2: Vì sao sao bạn muốn trở thành kỹ thuật viên ô tô ?
Nhà tuyển dụng đang muốn tìm hiểu về sở thích, năng lực cá nhân của bạn. Qua đó, họ có thể thấy bạn thực sự đam mê công việc này hay không. Bởi vì nếu bạn có tố chất phù hợp với nghề thì công việc sẽ thuận lợi hơn và gắn bó với công ty lâu hơn.
Sự đam mê của bạn về công việc ứng tuyển sẽ được thể hiện thông qua đây
Câu 3: Tại sao bạn chọn chúng tôi?
Thực chất, đây là câu hỏi phỏng vấn nhằm kiểm tra mức độ hiểu biết của ứng viên về đơn vị tuyển dụng. Để trả lời được câu hỏi này bạn cần tìm hiểu trước thông tin về showroom hay công ty mà bạn ứng tuyển… Một trong số những thông tin này có thể trở thành lý do bạn lựa chọn showroom này thay vì showroom khác.
Bộ câu hỏi phỏng vấn về thông tin cá nhân
Câu 1: Bạn hãy giới thiệu sơ lược về bản thân?
Giới thiệu thông tin cơ bản của bản thân là một trong những câu hỏi mở đầu của buổi phỏng vấn. Qua đây, nhà tuyển dụng vừa biết được thông tin về bạn cũng như dễ trò chuyện trong những câu hỏi tiếp theo. Bạn hãy trả lời với sự tự tin, lời nói rõ ràng để lấy được thiện cảm từ cái nhìn đầu tiên.
Bạn hãy nói sơ lược về thông tin cá nhân như tên, tuổi để xưng hô cho thuận tiện. Tiếp theo bạn nên giới thiệu thông tin về bằng cấp, trường học hay các khóa đào tạo mình đã học. Bạn hãy chú trọng nói những kỹ năng mà bạn có đối với một giao dịch viên ngân hàng.
Câu 2: Điểm mạnh của bạn là gì? Lý do chúng tôi nên chọn bạn?
Nhà tuyển dụng muốn chắc chắn rằng bạn thật sự tự tin về những ưu điểm của mình hiện có. Vì vậy bạn hãy trả lời rõ ràng, dõng dạc nhưng cũng đừng nhắc lại tất cả những điều đã ghi trong CV. Bạn có thể kể thêm các điểm mạnh của mình hay đặt chúng vào tình huống cụ thể nhằm minh họa rõ ràng ưu điểm đó. Nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn sâu hơn về những lợi thế của bạn đấy.
Câu hỏi phỏng vấn về chuyên môn
Đây là phần quan trọng giúp các nhà tuyển dụng đánh giá được năng lực, trình độ và mức hiểu biết của bạn đối với Ngành công nghiệp ô tô như thế nào; đồng thời, cũng quyết định bạn có đủ tiêu chuẩn và phù hợp với vị trí này hay không. Dưới đây là những kinh nghiệm cụ thể mà bạn có thể tham khảo trước khi đi phỏng vấn:
Câu 1: Nếu được giao một dự án cần hoàn thành gấp, bạn sẽ xử lý thế nào?
Câu hỏi trên được đặt ra để kiểm tra khả năng ứng biến của ứng viên, cũng như kỹ năng xử lý và sắp xếp công việc.
Tham khảo cách trả lời sau:
Với câu hỏi trên, bạn lưu ý nhấn mạnh vào những vấn đề sau:
- Nêu rõ kế hoạch của bạn nếu bạn tiếp nhận dự án đó. Ví dụ: xác nhận lại thông tin cần thiết như thời gian muộn nhất cần hoàn thành.
- Trường hợp bạn không thể hoàn thành dự án theo đúng thời hạn, bạn nên đề nghị giao cho người khác để đảm bảo tiến độ công việc
- Hãy hỏi rõ về nhân lực được cung cấp về dự án đó, sau khi có những thông tin cần thiết, bạn xác nhận lại thời gian hoàn thành dự án và cố gắp sắng xếp công việc để hoàn thành trong thời gian đó.
Câu 2: Bạn đang update, học hỏi những kiến thức kỹ thuật mới bằng cách nào?
Việc cập nhật công nghệ mới trong ngành ô tô luôn rất cần thiết. Câu hỏi này giúp xác định xem bạn có phải là người ham học hỏi, có ý chí cầu tiến hay không.
Tham khảo cách trả lời sau:
Với câu hỏi này, bạn có thể trả lời theo những ý sau:
- Nêu những nguồn mà bạn thường theo dõi để update kiến thức: sách, youtube…
- Với mỗi nguồn, có thể nêu chi tiết hơn về cách bạn học tại đó
Câu 3: Cách bạn làm việc để giảm thiểu rủi ro cho các dự án là gì?
Kỹ thuật ô tô là một trong những lĩnh vực rất dễ gặp rủi ro và thường có hệ lụy lớn đi kèm. Qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn kiểm tra tính nghiêm túc của bạn trong công việc và cách bạn giảm thiểu rủi ro.
Bạn có thể trả lời bằng cách đề luôn ra những phương án dự phòng rủi ro cho các dự án. Đồng thời luôn tính toán các thông số cẩn thận chính xác trước khi bắt tay vào làm việc.
Câu 4: Theo quan điểm của bạn, kỹ thuật viên ô tô đòi hỏi bạn phải có tố chất gì? Bạn đã có hay có kế hoạch để rèn luyện những tố chất đó như thế nào?
Cũng giống như những câu hỏi chuyên môn khác, bạn cần phải có sự tìm hiểu kĩ về công việc hay vị trí bạn ứng tuyển. Với câu hỏi này, nếu bạn chỉ liệt kê những kỹ năng thì sẽ rất dễ bị đánh giá là lý thuyết sáo rỗng. Thay vào đó, bạn có thể chia những tố chất cần thiết theo các nhóm:
- Kiến thức chuyên môn
- Kỹ năng mềm
- Các tố chất giúp tốc độ công việc tăng trưởng
Kinh nghiệm “đậu” phỏng vấn vị trí kỹ thuật viên ô tô
Để buổi phỏng vấn kỹ thuật viên ô tô diễn ra suôn sẻ và nắm chắc phần thành công, bạn cần chú trọng thêm các yếu tố:
Về trang phục
Khi đi phỏng vấn, bạn nên lựa chọn những loại trang phục lịch sự để dễ dàng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn:
Kinh nghiệm về tác phong
Nên đến sớm 10 - 15 phút, để tránh trường hợp xảy ra các sự cố trên đường hay sự cố về trang phục. Những nhà tuyển dụng cũng thích những người đến sớm và có chuẩn bị tốt.
Tác phong chuyên nghiệp, giữ bản thân ở trạng thái bình tĩnh, lắng nghe câu hỏi phỏng vấn và lời lưu loát, rõ ràng. Hạn chế nói lắp, trả lời không rõ ràng, thiếu logic, mạch lạc
Định hình rõ câu hỏi và vấn đề
Trong buổi phỏng vấn sẽ có rất nhiều câu hỏi được đưa ra. Do vậy để tránh tình trạng trả lời sai/nhầm nội dung câu hỏi, trả lời ấp úng, ngắt quãng,... bạn nên chuẩn bị trước những câu hỏi có thể gặp phải và đưa ra câu trả lời cho chúng.
Để tự tin hơn trong buổi phỏng vấn, bạn có thể liệt kê các câu hỏi và câu trả lời, sau đó học thuộc. Đồng thời, luôn giữ tâm thế bình tĩnh, phong thái tự tin, sẵn sàng đón nhận bất cứ câu hỏi phỏng vấn “khó nhằn” nào.
Câu hỏi phỏng vấn
Nếu được giao một dự án cần hoàn thành gấp, bạn sẽ xử lý thế nào?
↳
Câu hỏi trên được đặt ra để kiểm tra khả năng ứng biến của ứng viên, cũng như kỹ năng xử lý và sắp xếp công việc.
Tham khảo cách trả lời sau:
Với câu hỏi trên, bạn lưu ý nhấn mạnh vào những vấn đề sau:
- Nêu rõ kế hoạch của bạn nếu bạn tiếp nhận dự án đó. Ví dụ: xác nhận lại thông tin cần thiết như thời gian muộn nhất cần hoàn thành.
- Trường hợp bạn không thể hoàn thành dự án theo đúng thời hạn, bạn nên đề nghị giao cho người khác để đảm bảo tiến độ công việc
- Hãy hỏi rõ về nhân lực được cung cấp về dự án đó, sau khi có những thông tin cần thiết, bạn xác nhận lại thời gian hoàn thành dự án và cố gắp sắng xếp công việc để hoàn thành trong thời gian đó.
Bạn đang update, học hỏi những kiến thức kỹ thuật mới bằng cách nào?
Cách bạn làm việc để giảm thiểu rủi ro cho các dự án là gì?
Theo quan điểm của bạn, kỹ thuật viên ô tô đòi hỏi bạn phải có tố chất gì? Bạn đã có hay có kế hoạch để rèn luyện những tố chất đó như thế nào?