Câu hỏi phỏng vấn Thực tập sinh NodeJS
NodeJS là một platform được viết bằng JavaScript để viết các ứng dụng Internet có khả năng mở rộng, đặc biệt là ở phía máy chủ web (server). Sự ra đời của NodeJS giúp các lập trình viên Frontend trước đây sử dụng JavaScript có thể dễ dàng học và viết code phía server cho Backend. Nhờ vậy mà nhu cầu tuyển dụng NodeJS hiện nay luôn ở mức cao và nhiều đãi ngộ hấp dẫn. Nội dung dưới đây cùng tìm hiểu qua list câu hỏi dành cho Thực tập NodeJS để có thể chuẩn bị buổi phỏng vấn một cách tốt nhất nhé.
Câu hỏi phỏng vấn Thực tập NodeJS về chuyên môn
Câu 1: Nêu các kiểu dữ liệu trong Node.js
Giống như JavaScript, Node.js có những kiểu dữ liệu sau:
- Kiểu dữ liệu nguyên thủy
- String: biểu diễn chữ, văn bản, đoạn văn bản
- Number: các số bất kỳ
- Bigint: biểu diễn số nguyên lớn
- Boolean: true/ false
- Undefined: các giá trị chưa được gán
- Null: các giá trị không xác định
- Symbol: tạo ra các giá trị duy nhất (unique value) và bất biến (immutable)
- Kiểu dữ liệu tham chiếu (Objects): tập hợp của các cặp key-value
- Function
- Array
- Buffer
Câu 2: Các tính năng chính của Node.js là gì?
Hiện nay, Node.js đã và đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều kỹ sư phần mềm cũng như lập trình viên. Một vài tính năng nổi bật của Node.js phải đề cập đến là:
- Lập trình hướng sự kiện và không đồng bộ: Tất cả các API đều không đồng bộ. Tính năng lập trình hướng sự kiện và không đồng bộ có nghĩa là nếu Node nhận được yêu cầu nào đó, nó sẽ thực hiện ở chế độ nền và tiếp tục xử lý những yêu cầu khác. Chính bởi vậy nên Node sẽ không phải chờ đợi phản hồi từ các yêu cầu trước.
- Thực thi mã cực kỳ nhanh chóng: Node.js sử dụng công cụ V8 JavaScript Runtime. Chính điều này giúp cho quá trình thực thi mã trở nên cực kỳ nhanh chóng, việc tiếp nhận cũng như xử lý các yêu cầu cũng nhanh hơn rất nhiều.
- Một luồng nhưng có khả năng mở rộng cao: Dù sử dụng mô hình luồng đơn để lặp lại sự kiện nhưng khả năng mở rộng của Nodejs cực kỳ ấn tượng, phản hồi về sự kiện sẽ nhanh chóng được gửi đến máy chủ. Trong khi các loại máy chủ truyền thống sẽ tạo ra luồng giới hạn để xử lý các yêu cầu thì Nodejs chỉ tạo một luồng đơn duy nhất.
- Không có buffer: Phần lớn các ứng dụng Node.js không có vùng nhớ tạm hay còn gọi là buffer cho bất kỳ loại dữ liệu nào. Các dữ liệu sẽ được xuất theo khối, ứng dụng Node.js không đệm bất kỳ dữ liệu nào.
- License: Node.js được phát hành theo giấy phép MIT
Câu 3: Tại sao nên sử dụng Expressjs?
ExpressJS là một framework NodeJS, khi đi phỏng vấn NodeJS bạn sẽ thường được nhà tuyển dụng đặt các câu hỏi liên quan đến ExpressJS. Thông thường, ExpressJS được sử dụng để xây dựng và thiết kế web, mục đích chính là tạo ra những ứng dụng web thông minh hơn. Framework này sẽ mang đến sự đơn giản và linh hoạt.
Expressjs là khuôn khổ của Node.js nên các mã code đã được viết sẵn. Expressjs sẽ hỗ trợ các lập trình viên có thể nhanh chóng tạo ra ứng dụng web (1 ứng dụng web hoặc nhiều ứng dụng web). Ưu điểm của Expressjs chính là dung lượng nhẹ nên giúp cho quá trình tổ chức các ứng dụng web theo kiến trúc MVC trở nên đơn giản hơn. Nếu như không có Expressjs, lập trình viên sẽ phải thực hiện rất nhiều thao tác phức tạp hơn để có thể xây dựng một API hiệu quả.
Câu 4: NodeJs đơn luồng hay đa luồng?
Đây là câu hỏi phỏng vấn Nodejs cực kỳ hay gặp, rất nhiều nhà tuyển dụng đã lựa chọn câu hỏi này để đánh giá xem ứng viên có hiểu cách vận hành của Nodejs hay không. Khi trả lời câu hỏi này bạn cần hết sức chú ý, dù chọn đơn luồng hay đa luồng thì bạn đều phải đưa ra được lý do thỏa đáng cho lựa chọn đó.
Nodejs đơn luồng thể hiện ở việc nó chỉ có một tác vụ Javascript được xử lý tại một thời điểm nhất định.
Nodejs đa luồng thể hiện ở việc nó cung cấp API cluster và child_process để tạo các quy trình con. Trên phiên bản 13 của Node.js có mô-đun “worker thread” để triển khai đa luồng.
Câu 5: Vòng lặp sự kiện trong Nodejs là gì?
Vòng lặp sự kiện trong Nodejs hay còn gọi là Event Loop cho phép Nodejs thực hiện nhiều thao tác cùng một lúc, Nodejs có thể một lúc xử lý cả ngàn request dù chỉ dùng một thread duy nhất. Vòng lặp sự kiện trong Nodejs cho phép Node.js thực hiện những hoạt động I/O không chặn. Về bản chất thì Node.js là một ứng dụng đơn luồng, nhưng Node.js có thể hỗ trợ xử lý đồng thời thông qua định nghĩa về event và callbacks. Mọi API của Node.js là không đồng bộ và là một luồng, chúng sử dụng async function calls để duy trì đồng thời.
Câu 6: REPL Terminal trong Node.js là gì?
REPL Terminal là viết tắt của Read Eval Print Loop (READ, EVAL, PRINT, LOOP), nó thể hiện một môi trường máy tính tương tự như màn hình console của Shell (Unix / Linux). REPL đặc biệt hữu ích khi bạn muốn viết hoặc gỡ lỗi của các mãi. Cụ thể vai trò cũng như tầm quan trọng của REPL thể hiện qua:
- READ (đọc): Đọc thông tin đầu vào và phân tích chúng thành cấu trúc dữ liệu JavaScript, sau đó lưu vào bộ nhớ
- EVAL (Đánh giá): Tiến hành đánh giá toàn bộ cấu trúc dữ liệu
- PRINT (In): In kết quả sau khi được đánh giá
- LOOP (Vòng lặp): Lặp các dòng lệnh, nếu muốn thoát hãy gõ ctrl+C hai lần
Câu 7: EventEmitter trong nodejs là gì?
Người dùng có thể dễ dàng tạo hoặc xử lý các sự kiện thông qua việc sử dụng module event. Thông thường Module event sẽ bao gồm lớp EventEmitter. Tất cả các đối tượng phát ra event đều là thành viên của lớp EventEmitter. Khi EventEmitter phát ra một sự kiện, tất cả các hàm gắn liền với sự kiện được gọi đồng bộ. Tất cả các giá trị được trả về bởi các trình nghe được gọi sẽ bị bỏ qua và bị loại bỏ.
Câu 8: Ưu – nhược điểm khi sử dụng NodeJS là gì?
Đây cũng là một câu hỏi phỏng vấn NodeJS cơ bản được sử dụng. Gợi ý trả lời cho câu hỏi này như sau:
Ưu điểm của NodeJS
- Xử lý nhanh và mô hình dựa trên sự kiện.
- Sử dụng ngôn ngữ JavaScript phổ biến.
- Node Package Manager có hơn 50.000 gói cung cấp chức năng cho một ứng dụng.
- Phù hợp nhất để truyền trực tuyến lượng dữ liệu khổng lồ và các hoạt động chuyên sâu I/O.
Nhược điểm của NodeJS
- Không phù hợp với các tác vụ tính toán nặng.
- Sử dụng cấu trúc callback rất phức tạp vì bạn kết thúc với một số callback lồng nhau.
- Xử lý cơ sở dữ liệu quan hệ không phải là một lựa chọn tốt cho NodeJS.
- Vì Node.js là đơn luồng nên các tác vụ sử dụng nhiều CPU không phải là thế mạnh của nó
Kinh nghiệm “ đậu" phỏng vấn
Chuẩn bị tốt
Đối với mỗi cuộc phỏng vấn, việc chuẩn bị cẩn thận là rất quan trọng. Bạn nên nghiên cứu về công ty và vị trí tuyển dụng, hiểu rõ yêu cầu công việc và tìm hiểu về ngành nghề liên quan. Chuẩn bị câu trả lời cho các câu hỏi phỏng vấn thông thường và đặt câu hỏi phù hợp với người phỏng vấn.
Kỹ năng giao tiếp
Một yếu tố quan trọng trong thành công trong phỏng vấn là khả năng giao tiếp tốt. Hãy chắc chắn rằng bạn có thể trình bày ý kiến một cách rõ ràng và tự tin. Lắng nghe kỹ và trả lời câu hỏi một cách mạch lạc và có logic.
Hiểu biết và kỹ năng chuyên môn
Sự hiểu biết và kỹ năng chuyên môn của bạn đối với vị trí cụ thể cũng rất quan trọng. Đảm bảo rằng bạn có kiến thức và kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc được yêu cầu. Chia sẻ ví dụ và kinh nghiệm liên quan để chứng minh khả năng của bạn.
Tư duy phân tích và giải quyết vấn đề
Người phỏng vấn thường muốn biết khả năng của bạn trong việc phân tích và giải quyết vấn đề. Hãy chuẩn bị để trình bày cách bạn tiếp cận với các vấn đề khác nhau và cách bạn giải quyết chúng.
Tư duy tích cực và thái độ làm việc
Thái độ tích cực, sẵn lòng học hỏi và sẵn sàng làm việc nhóm là những yếu tố quan trọng để thể hiện trong cuộc phỏng vấn. Cho thấy bạn có lòng nhiệt huyết và cam kết với công việc sẽ tạo ấn tượng tốt với người phỏng vấn.
Câu hỏi phỏng vấn
Bạn đã có kinh nghiệm làm việc với Node.js trước đây không? Nếu có, hãy chia sẻ một dự án cụ thể mà bạn đã tham gia và vai trò của bạn trong dự án đó là gì?
↳
Duyệt qua đoạn hỏi về kinh nghiệm làm việc với Node.js, bạn có thể trả lời một cách tổng quan và hiệu quả bằng cách nói về trải nghiệm của mình. Ví dụ, bạn có thể nói rằng bạn đã có kinh nghiệm làm việc với Node.js thông qua một dự án cụ thể. Đặc biệt, bạn có thể mô tả vai trò của mình trong dự án đó và nhấn mạnh những kỹ năng và kiến thức bạn đã áp dụng, đồng thời tạo ấn tượng bằng cách thể hiện sự tự tin và hiểu biết sâu rộng về Node.js.
Bạn đã sử dụng các framework Node.js nào trong các dự án trước đây? Hãy nêu rõ những điểm mạnh và yếu của framework đó theo quan điểm của bạn.
Làm thế nào bạn quản lý dependencies trong một dự án Node.js? Bạn đã từng gặp vấn đề gì khi quản lý dependencies và làm thế nào bạn đã giải quyết chúng?
Giả sử bạn đang phát triển một ứng dụng Node.js và gặp vấn đề hiệu suất. Bạn sẽ tiếp cận vấn đề này như thế nào để tối ưu hóa hiệu suất của ứng dụng?
Node.js hỗ trợ các khái niệm non-blocking I/O. Bạn có thể giải thích cụ thể về khái niệm này và làm thế nào nó ảnh hưởng đến việc phát triển ứng dụng của bạn?
Khi làm việc với Node.js, làm thế nào bạn xử lý lỗi và logging trong ứng dụng của mình? Bạn có kinh nghiệm cụ thể nào muốn chia sẻ về việc xử lý lỗi trong môi trường Node.js không?
Điểm mạnh của bạn với vị trí Thực tập sinh Nodejs?
Điểm yếu của bạn với vị trí Thực tập sinh Nodejs?
Tại sao bạn lại ứng tuyển với vị trí Thực tập sinh Nodejs?
Mục tiêu nghề nghiệp của bạn với vị trí Thực tập sinh Nodejs?
Các thành tích đã đạt được với vị trí Thực tập sinh Nodejs?
Cách làm việc của bạn với vị trí Thực tập sinh Nodejs?
Mức lương bạn mong muốn với vị trí Thực tập sinh Nodejs?
Khả năng chịu áp lực trong công việc với vị trí Thực tập sinh Nodejs?
Bạn có câu hỏi nào cho chúng tôi với vị trí Thực tập sinh Nodejs?
Nếu được tuyển dụng bạn sẽ làm gì với vị trí Thực tập sinh Nodejs?
Bạn còn ứng tuyển cho công ty nào với vị trí Thực tập sinh NodeJS?
Bạn nghĩ gì về việc làm tăng ca với vị trí Thực tập sinh NodeJS?
Mong đợi của bạn khi ứng tuyển với vị trí Thực tập sinh NodeJS?
Bạn dự định làm cho công ty trong bao lâu với vị trí Thực tập sinh NodeJS?