1. Nguồn nhân lực là gì?
Nguồn nhân lực chính là tập hợp tất cả các cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh sản xuất của Doanh nghiệp. Sức lực trong mỗi người ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể. Khi phát triển đến một mức độ nào đó, người đó sẽ đủ điều kiện để tham gia vào quá trình lao động hay còn gọi là người có sức lao động.
Sau đây là những chỉ tiêu để dùng đánh giá chất lượng nguồn nhân lực:
- Tiêu chí đánh giá về nhân tố Trí lực.
- Tiêu chí đánh giá về nhân tố Thể lực.
- Tiêu chí đánh giá về nhân tố Tâm lực.
- Tiêu chí đánh giá thông qua cơ cấu nguồn nhân lực.
- Tiêu chí đánh giá thông qua chất lượng công việc
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hiệu quả
Dưới đây là những giải pháp giúp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực mà các công ty có thể tham khảo:
Phân tích nguồn nhân lực hiện tại
Trước tiên, công ty bạn phải phân tích kỹ lưỡng nguồn nhân lực hiện có. Hãy dựa vào điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức để có cái nhìn khách quan và chính xác nhất về hiện trạng nguồn nhân lực. Thông qua đó sẽ có định hướng sắp xếp nguồn nhân lực phù hợp, lên kế hoạch đào tạo, nâng cao năng lực chuyên môn cho nhân lực đang có sẵn.
Chiến lược kinh doanh gắn liền chiến lược nâng cao nhân lực
Rất nhiều công ty chú trọng đến chiến lược kinh doanh mà quên đi việc phát triển nguồn nhân lực. Điều này dẫn tới tình trạng chất lượng của nguồn nhân lực không đáp ứng được nhu cầu công việc của công ty.
Các nhà quản lý doanh nghiệp phải lưu ý rằng, để phát triển bền vững thì cần xây dựng chiến lược kinh doanh song song chiến lược phát triển nhân lực. Người đứng đầu phải đưa ra kế hoạch kinh doanh ở từng thời kỳ gắn liền với mục tiêu nhân lực cụ thể qua mỗi giai đoạn. Đồng thời, phân bố nguồn nhân lực ở các vị trí, bộ phận trong công ty một cách hợp lý.
Ví dụ cụ thể: Vị trí, nhiệm vụ cụ thể của nhân viên đó là gì? Nguyện vọng của họ ra sao? Họ cần được bổ sung, rèn luyện kỹ năng nào thêm? Công ty của bạn phải làm một cuộc đánh giá, khảo sát nhân viên và sau đó đưa ra chính sách đào tạo nhân lực đúng theo định hướng phát triển của đơn vị.
Đọc thêm: 8 điều "ghi điểm" trong mắt nhà tuyển dụng khi giới thiệu bản thân
Tạo cơ hội học tập, bồi dưỡng cho nhân lực
Các công ty cũng nên tạo điều kiện thuận lợi để nhân viên được học tập bằng cách hỗ trợ thời gian, chi phí, phân bố người làm thay để nhân viên chú tâm vào công tác học tập. Tuy nhiên, với giải pháp bồi dưỡng cho nhân lực thì các công ty cần được lựa chọn hình thức đào tạo nguồn nhân lực thích hợp, cân nhắc đối tượng tham gia mục tiêu, chi phí đào tạo, người trực tiếp hướng dẫn,… để giúp quá trình nâng cao chất lượng nguồn lực diễn ra nhanh chóng, hiệu quả, hợp lý nhất.
Trong quá trình bồi dưỡng, hãy thúc đẩy việc nhân viên tích cực học hỏi, tìm tòi, nâng cao trình độ bản thân qua bằng cách tham khảo các khóa đào tạo trực tuyến, internet,… Kết hợp bồi dưỡng trực tiếp và cách làm này, chắc chắn đội ngũ nhân sự sẽ nâng cao chuyên môn đáng kể.
Triển khai chính sách thu hút nhân tài
Công ty cần đưa ra các chính sách, chế độ đãi ngộ hấp dẫn để thu hút được nhiều nhân tài. Đó có thể là môi trường làm việc năng động, chuyên nghiệp, chế độ đãi ngộ tốt, mức lương, phúc lợi ổn định,…. Đồng thời, liên kết với trường đại học, trung tâm, hội nhóm, trang web tuyển dụng uy tín,…
3. Tại sao nguồn nhân lực lại quan trọng?
Là yếu tố quan trọng nhất của tổ chức
Nguồn nhân lực là yếu tố chủ chốt ảnh hưởng đến sự phát triển của một doanh nghiệp, là những người đã và đang làm việc ở nhiều vị trí khác nhau trong một tổ chức. Chính vì vậy, họ là người chịu trách nhiệm trực tiếp đối với những hoạt động kinh doanh, sáng tạo, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Bởi vậy, sự quan trọng của nguồn nhân lực nên công tác quản lý nhân sự luôn được đặt lên hàng đầu.
Tất cả thành viên, từ cấp quản lý đến nhân viên, cần nắm được các kiến thức cơ bản về công việc cũng như trách nhiệm của bản thân mình đối với mục tiêu chung của công ty.
Bên cạnh đó, những người đứng đầu công ty phải có khả năng tạo động lực cho nhân viên gắn kết để hoàn thành tốt nhất mục tiêu đã đề ra.
Đọc thêm: Áp dụng phương pháp Pomodoro như thế nào?
Là yếu tố mang tính chiến lược cao
Ngày nay, khi nền kinh tế đang dần chuyển sang kinh tế
Nguồn nhân lực đại diện cho những con người trong tổ chức. Chính vì thế, nguồn nhân lực thể hiện được rõ đặc tính năng động và sáng tạo từ người lao động. Các hoạt động về trí óc của người lao động sẽ giúp doanh nghiệp đạt được các bứt phá trong hoạt động kinh doanh.
Là nguồn lực vô tận của doanh nghiệp
Trong bối cảnh xã hội ngày càng đổi mới và không ngừng tiến lên, đồng nghĩa với việc Doanh nghiệp sẽ ngày càng phát triển và nguồn nhân lực sẽ trở nên vô tận.
Nguồn nhân lực có thể tạo ra được những giá trị thực cho doanh nghiệp như tạo thêm của cải vật chất, những sản phẩm mới và nuôi dưỡng văn hóa doanh nghiệp. Chính vì thế, doanh nghiệp nên khai thác hiệu quả của nguồn nhân lực để mang lại nhiều lợi ích to lớn hơn.
Nếu như bạn đã từng có suy nghĩ rằng, vào một ngày nào đó, trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế yếu tố con người để cai trị mọi thứ thì đó là suy nghĩ sai lầm. Tuy công nghệ ngày càng hiện đại và phát triển vượt bậc nhưng trí óc của con người không gì có thể thay thế. Chính điều này tạo nên sự khác biệt và độc đáo ở mỗi cá nhân.
Là động lực cho sự phát triển
Sự phát triển của một tổ chức, doanh nghiệp sẽ được quyết định bởi nhiều nguồn lực khác nhau bao gồm như vốn, tài nguyên thiên nhiên, sự phát triển của công nghệ, …Tuy nhiên đó cũng chỉ là những yếu tố chịu sự tác động khai thác, cải tạo đến từ nguồn nhân lực. Nói cách khác, các nguồn lực khác chỉ tồn tại dưới dạng tiềm năng. Chúng chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi được quản trị bởi con người.
Cũng vì chính điều này mà nhiều chuyên gia đã đưa ra ý kiến rằng, cạnh tranh trong thời đại 4.0 không phải là cạnh tranh về số lượng vốn hay tài nguyên mà đó là cạnh tranh về nguồn nhân lực.
Chính con người là tác nhân quan trọng làm thay đổi tính chất của lao động từ thủ công sang lao động cơ khí, máy móc và lao động sử dụng trí tuệ. Đặc biệt, khi khoa học và công nghệ đã trở thành bộ phận trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình sản xuất thì t nguồn nhân lực lại là nhân tố để thúc đẩy và động lực của sự phát triển.
Nếu như nhân lực không sáng tạo ra những tài liệu lao động hiện đại, hướng dẫn sử dụng, cách khai thác và đưa những tư liệu đó vào hoạt động lao động thì những nguồn lực khác cũng chỉ là những vật chất vô tri vô giác không được biết đến. Vì vậy chúng ta phải biết phát huy, khai thác, sử dụng nguồn lực thông qua các hoạt động ý thức của con người.
Đọc thêm: Tại sao cần có phúc lợi với người lao động? Ý nghĩa của phúc lợi là gì?
Nhân tố tiên quyết đến sự thành bại của doanh nghiệp
Bên cạnh việc cung cấp và sử dụng các tư liệu khác cho doanh nghiệp, nguồn nhân lực còn ảnh hưởng đến thành bại của tổ chức đó. Một tổ chức muốn thành công phải có sự đồng lòng, gắn kết cùng nhau thực hiện một mục tiêu chung thì doanh nghiệp mới thành công và phát triển được.
Phát triển nguồn nhân lực chính là chiến lược trọng tâm hàng đầu mà mỗi doanh nghiệp nên quan tâm. Tuy nhiên, sử dụng và khai thác như thế nào hợp lý để phát huy nguồn nhân sự hiệu quả cũng là yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp phát triển xa hơn nữa.
Là cốt lõi cho mọi nguồn sáng tạo trong tổ chức
Con người có khả năng phát minh và sáng tạo ra các loại hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ. Đồng thời, con người cũng là yếu tố duy nhất kiểm tra được quá trình sản xuất và kinh doanh của mỗi tổ chức Doanh nghiệp.
Mặc dù trong mỗi doanh nghiệp, các yếu tố về trang thiết bị, tài sản hay nguồn tài chính được xem là các nguồn tài nguyên cần thiết cho quá trình vận hành của tổ chức. Tuy nhiên, yếu tố con người cũng như nguồn nhân lực lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nếu nguồn nhân lực làm việc không hiệu quả, tổ chức sẽ không thể nào đạt được các mục tiêu mà Doanh nghiệp đã đề ra.
Ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển kinh tế và xã hội
Bên cạnh vai trò là mục tiêu, động lực của sự phát triển; nguồn nhân lực còn rất quan trọng trong việc hoàn thiện chính bản thân con người. Vào mỗi giai đoạn phát triển, bản thân mỗi người sẽ có thêm sức mạnh để đối phó được với thiên nhiên, đồng thời góp thêm động lực cho sự phát triển của kinh tế và xã hội.
Tiềm năng phát triển kinh tế của một đất nước phụ thuộc nhiều vào trình độ khoa học và công nghệ của đất nước đó. Tuy nhiên, muốn phát triển hiệu quả lĩnh vực công nghệ và khoa học thì mỗi quốc gia cần phải nâng cao giáo dục, đào tạo để phục vụ trong quá trình phát triển của đất nước.
Bên cạnh đó, từng có rất nhiều trường hợp thất bại khi một đất nước nhập khẩu hoặc chuyển giao công nghệ tiên tiến ngoại nhập, trong khi tiềm lực về khoa học và công nghệ của nội tại đất nước đó rất yếu. Điều này thể hiện ở việc thiếu hụt những chuyên gia giỏi cũng như các kỹ thuật viên, nhân viên về lĩnh vực Khoa học – Công nghệ.
Trong tình huống trên, nguồn nhân lực không thể ứng dụng được những công nghệ mới. Để giải quyết vấn đề này, các doanh nghiệp cần đào tạo được nguồn nhân lực chất lượng cao, góp phần phát triển doanh nghiệp và đất nước; hoặc chấp nhận tụt lùi so với những người khác.
4. Nguyên tắc quản lý nguồn nhân lực
Quản lý tiềm năng, không quản lý con người
Có một thực tế không thể phủ nhận là mỗi cá nhân có nền tảng, tác phong làm việc cũng như kinh nghiệm, văn hóa khác nhau. Những CEO tài năng sẽ gom hết những yếu tố này vào để quản lý thế nhưng rõ ràng đây là cách làm sai lầm. Việc quản lý vi mô phong cách làm việc của nhân viên cũng như các xung đột cá nhân sẽ khiến bạn mất rất nhiều thời gian. Bạn nên xem nhân viên là người chuyên nghiệp và có những định hướng cho các kỹ năng của họ.
Những CEO có tài thường quản lý tiềm năng, giúp nhân viên phát triển các kỹ năng, lên kế hoạch để tận dụng các kỹ năng của nhân viên, từ đó đạt được mục tiêu cuối cùng.
Đọc thêm: Mục tiêu và sứ mệnh của doanh nghiệp là gì? Tại sao cần tuyên bố mục tiêu và sứ mệnh
Hãy tập trung vào điểm mạnh thay vì điểm yếu
Một ví dụ đơn giản là huấn luyện viên bóng đá không buộc tiền vệ vào vị trí phòng thủ. Họ sẽ đặt cầu thủ ở nơi họ phát huy và giành được chiến thắng. Làm sao để các kỹ năng phù hợp với trách nhiệm mới là cách để thành công, đừng tập trung vào điểm yếu.
Không ít CEO không hiểu được rằng, việc họ cần làm là đặt nhân viên của mình vào vị trí thành công. Họ thường xem những buổi tổng kết hàng năm là cơ hội để soi ra các điểm yếu, thiết lập mục tiêu cải thiện các vấn đề này. Thực sự mất rất nhiều thời gian cho hoạt động đó.
Những CEO có khả năng lãnh đạo thường tập trung vào thế mạnh, giúp nhân viên phát huy tài năng, sở thích và quản lý điểm yếu của họ.
Động viên mỗi nhân viên
Khi động viên và khuyến khích nhân viên của mình, không ít nhà lãnh đạo thường thực hiện cào bằng. Thế nhưng thực tế cho thấy mỗi người sẽ có mong muốn khác nhau. Ví dụ nhân viên độc thân muốn nhận một chuyến đi được bao trọn gói nhưng những nhân viên lớn tuổi lại thích có thời gian để ở bên gia đình.
Tương tự như vậy, trong nghệ thuật quản trị nguồn nhân lực, nhiều nhân viên chỉ cần được vỗ vai động viên, trong khi một số khác muốn được sự công nhận từ cấp trên, lãnh đạo.
Hy vọng, những chia sẻ trên của 1900 - tin tức việc làm có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về Nguồn nhân lực từ đó có thêm nhiều những thông tin hữu ích để áp dụng vào công việc và cuộc sống.