1. Phúc lợi là gì?
Phúc lợi hay còn gọi là “Benefits” – là các loại bảo hiểm, tiền hưu trí, học bổng. Bên cạnh đó là những lợi ích khác mà người lao động được hưởng khi làm việc tại một doanh nghiệp, công ty thường được gọi tên là bộ phận C&B. Hệ thống này thường phát sinh từ những nỗ lực của chính phủ hoặc các tổ chức nhằm cung cấp phúc lợi xã hội. Đó là một quá trình liên tục nhằm quan tâm đến các nhu cầu cụ thể của xã hội. Thông qua các chương trình phúc lợi xã hội, người dân được bảo vệ khỏi những bất an về tài chính trong cuộc sống.
Những phúc lợi này sẽ bao gồm cả những khoản thù lao tài chính nhất định người lao động được hưởng bên cạnh lương chính. Theo quy định của pháp luật, phúc lợi của nhân viên bao gồm các loại bảo hiểm khác nhau như bảo hiểm y tế, bảo hiểm thai sản, bảo hiểm xã hội cùng với các chế độ đãi ngộ theo hàng tháng, quý, năm mà doanh nghiệp dành cho nhân viên của mình. Ngoài ra, tùy vào tình hình tài chính mà donh nghiệp có thể xây dựng nhiều chính sách đãi ngộ và phúc lợi riêng nhằm tạo động lực và khuyến khích nhân viên gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.
Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024
2. Ý nghĩa của phúc lợi
Phúc lợi giúp nhân viên ổn định đời sống
Mong muốn các giải pháp tài chính bền vững không chỉ là vấn đề được chủ doanh nghiệp quan tâm mà còn là trăn trở không hề nhỏ đối với người lao động. Các áp lực về tài chính có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất lao động của nhân viên, đặc biệt trong những trường hợp như đại dịch bùng phát, rủi ro, tổn thất về sức khỏe, tài sản, hay gia đình có người bị mất khả năng lao động… dẫn đến gánh nặng tài chính ngày càng lớn.
Các hình thức phúc lợi là các khoản thưởng doanh số, thưởng năng suất theo chu kỳ, lương tháng thứ 13… là khoản giúp tăng thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân viên tại mỗi doanh nghiệp. Nhân viên có thể dùng các khoản thưởng để gia tăng tích lũy, mua nhà, mua xe, đầu tư…
Nâng cao đời sống tinh thần và sự cống hiến cho công việc
Động lực làm việc là những nhân tố bên trong kích thích nhân viên nỗ lực trong điều kiện cho phép tạo ra năng suất, hiệu quả công việc cao. Những chính sách phúc lợi phù hợp có tác động tích cực đến tâm lý nhân viên, nâng cao mức độ hài lòng trong công việc.
Tháp Maslow cho rằng động lực làm việc của nhân viên có giá trị rất lớn khi xây dựng các chế độ phúc lợi trong doanh nghiệp bởi mỗi nhân viên, tuỳ thuộc vào tuổi tác, hoàn cảnh bản thân và gia đình lại có những nhu cầu riêng biệt trong từng giai đoạn khác nhau của cuộc đời.
Đọc thêm: Thay đổi trong trợ cấp thất nghiệp 2023 có điều gì bạn chưa biết?
Về tâm lý, nhân viên thường hiểu rằng mức lương hàng tháng của mình là cố định, đáp ứng được nhu cầu cơ bản của cuộc sống (nhu cầu sinh lý). Các yếu tố động viên từ chế độ phúc lợi như đảm bảo điều kiện làm việc thuận lợi, công việc được duy trì ổn định, người lao động được đối xử công bằng, chế độ bảo hiểm… tạo cho nhân viên có cảm giác an toàn (nhu cầu an toàn).
Gia tăng sự gắn kết của nhân viên với đồng nghiệp và doanh nghiệp
Sự gắn kết nhân viên (Employee Engagement) là khái niệm để chỉ sự tương tác, kết nối và mối gắn kết giữa các cá nhân với nhau hoặc cá nhân với tổ chức để cống hiến hết mình, cam kết với các mục tiêu và giá trị của tổ chức của họ, thúc đẩy đóng góp cho thành công của tổ chức. Trên thực tế, trong một doanh nghiệp, việc nhân viên tự nhiên có sự gắn kết và tương tác tốt với hệ thống và bộ máy làm việc là điều không thường xuyên xảy ra. Do đó, một môi trường làm việc lành mạnh sẽ thúc đẩy từng cá nhân, nâng cao tinh thần teamwork giữa các đồng nghiệp, và tăng cường giao tiếp và thấu hiểu giữa lãnh đạo với người lao động.
Theo Blessingwhite Inc (2011), các tổ chức theo đuổi các giá trị, mục tiêu và chiến lược cho tổ chức thì nhân viên cũng có những giá trị, mục tiêu của riêng mình. Sự gắn kết là hoàn toàn, trọn vẹn khi nhân viên có sự hài lòng cao nhất về vai trò, công việc của mình và góp phần xây dựng sự thành công của tổ chức.
Cân bằng giữa công việc và đời sống
Thực tế cho thấy sau đại dịch Covid, mô hình làm việc từ xa có xu hướng ngày càng phổ biến hơn. Nhiều nhân viên có xu hướng muốn làm việc tại nhà, hoặc có thể tranh thủ vừa tham gia kỳ nghỉ cùng gia đình, bạn bè mà vẫn đảm bảo chất lượng công việc. Nhiều công ty cho phép nghỉ một vài ngày phép để nhân viên có thêm thời gian tái tạo sức lao động nếu phải trải qua khoảng thời gian làm việc vất vả. Điều này tạo điều kiện để cân bằng giữa công việc, cuộc sống.
Mô hình nơi làm việc hạnh phúc này là động lực cho sự tự nguyện nỗ lực của nhân viên vào thời điểm công ty khó khăn, và dấn thân tham gia những dự án thách thức hơn khi có sự động viên lặng lẽ từ phía sau từ phía doanh nghiệp.
Đọc thêm: Mục tiêu và sứ mệnh của doanh nghiệp là gì? Tại sao cần tuyên bố mục tiêu và sứ mệnh
Tự hào nghề nghiệp – lan tỏa văn hóa, giá trị bền vững đến gia đình, bạn bè, xã hội
Với những chế độ phúc lợi phù hợp, người lao động cảm thấy hài lòng với công việc và công ty mình đang cống hiến, từ đó dâng lên lòng tự hào nghề nghiệp và sẵn lòng lan tỏa những giá trị mình đang nhận được tới các mối quan hệ xã hội của mình.
Đối với doanh nghiệp, thông qua đây cũng truyền thông được văn hóa doanh nghiệp của chính mình. Các nhân viên có xu hướng giới thiệu những người quen có năng lực vào làm việc tại công ty, tiết kiệm được chi phí tuyển dụng và giữ chân được người tài.
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc cung cấp phúc lợi
Sau khi đã hiểu rõ về phúc lợi là gì và phúc lợi xã hội bao gồm những gì thì bạn cũng phải hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc cung cấp phúc lợi. Thông thường, việc cung cấp phúc lợi bị ảnh hưởng bởi 2 yếu tố chính sau:
Quy mô, ngành nghề của doanh nghiệp
Đối với những doanh nghiệp lớn, hoạt động lâu đời thì chắc chắn phúc lợi sẽ nhiều và tốt hơn cho người lao động, thậm chí phúc lợi về tài chính cho nhân viên của họ hơn hẳn những doanh nghiệp nhỏ.
Đối với những doanh nghiệp làm trong ngành nghề xây dựng, kỹ thuật với đặc điểm phải đi công trường, khảo sát thị trường nhiều thì phúc lợi về thời gian, môi trường và tài chính cũng sẽ có thêm một số điều khoản khác. Hầu hết các doanh nghiệp trong ngành xây dựng đều tích cực đầu tư máy móc, trang thiết bị thi công hiện đại, áp dụng công nghệ tiên tiến để cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao năng suất lao động.
Đối với những doanh nghiệp làm trong ngành nguy hiểm như phòng cháy chữa cháy, an tinh,... chắc chắn phúc lợi về môi trường và sức khỏe tinh thần cũng sẽ cao hơn so với những doanh nghiệp khác. Người lao động được doanh nghiệp cho học đào tạo để nâng cao tay nghề.
Đọc thêm: Gross salary là gì? Cách phân biệt lương Gross và lương Net
Nhu cầu và yêu cầu của nhân viên
Chính sách phúc lợi xã hội ra đời chính là để bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Vì vậy nó sẽ có sự thay đổi, linh động thông qua quá trình khảo sát và đánh giá theo nhu cầu và yêu cầu của mỗi nhân viên. Thông thường, doanh nghiệp sẽ xây dựng lên một phúc lợi xã hội chung đang được nhà nước ban hành, sau đó cân đối và tùy chỉnh để làm sao cho nhân viên đang làm việc tại doanh nghiệp cảm thấy hài lòng nhất, thoải mái để sẵn sàng gắn bó lâu dài.
Thấu hiểu được rằng phúc lợi về y tế là vấn đề được nhân viên ưu tiên quan tâm hàng đầu. Chính vì vậy hiện nay bên cạnh phúc lợi bảo hiểm y tế, khám định kỳ hàng năm, một số nhân viên lâu năm còn được doanh nghiệp mua thêm cho gói bảo hiểm nữa bên ngoài. Tuy bị ảnh hưởng bởi nhu cầu và yêu cầu của nhân viên song phúc lợi cũng phải nằm trong ngân sách mà doanh nghiệp cho phép.
4. Xu hướng phát triển phúc lợi trong tương lai
Phúc lợi xã hội ra đời giúp người lao động yên tâm làm việc, đồng thời xây dựng văn hóa doanh nghiệp, thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Phúc lợi là một trong những yếu tố căn cốt làm nên giá trị, thương hiệu của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện đại, nâng cao năng lực cạnh tranh và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Xu hướng phát triển phúc lợi trong tương lai đó là:
Chính sách phúc lợi linh hoạt
Với sự phát triển không ngừng của xã hội, những năm gần đây chính sách phúc lợi linh hoạt đã ra đời. Phúc lợi linh hoạt là những chế độ đãi ngộ được doanh nghiệp đưa ra thông qua các ứng dụng công nghệ hay nền tảng số. Thêm nữa, chính sách phúc lợi linh hoạt cũng là những chính sách được áp dụng với tùy từng đối tượng nhân viên đang làm việc tại công ty. Chính sách này ra đời giúp giải quyết được hiệu quả vấn đề cá nhân hóa phúc lợi cho từng nhân viên đồng thời tối ưu hoá chi phí phúc lợi cho nhân viên của doanh nghiệp.
Đọc thêm: Tại sao Freelancer trở thành xu hướng của gen Z hiện nay?
Chế độ phúc lợi tài chính
Để thu hút và giữ chân được nhiều nhân viên hơn, xu hướng chế độ phúc lợi trong tương lai đó là có thêm chính sách khen thưởng cho nhân viên. Chế độ phúc lợi liên quan đến vấn đề tài chính như một lời động viên và tạo thêm động lực để thúc đẩy họ ngày càng phấn đấu hơn nữa trong công việc. Doanh nghiệp chú trọng đến chế độ phúc lợi tài chính chắc chắn sẽ nâng cao được hiệu suất làm việc, nâng cao năng lực cạnh tranh làm nên hiệu quả hoạt động tốt và bền vững.
Phúc lợi về sức khỏe tinh thần
Bên cạnh phúc lợi tài chính và chính sách phúc lợi linh hoạt thì phúc lợi về sức khỏe tinh thần cũng đang là xu hướng phúc lợi trong tương lai. Doanh nghiệp chú trọng tới sức khỏe tinh thần của nhân viên sẽ giúp nhân viên cảm thấy được tôn trọng và quan tâm. Từ đó, có tinh thần làm việc thoải mái, sẵn sàng cống hiến. Ngoài ra, việc quan tâm tới sức khỏe tinh thần cũng tạo văn hóa công ty tốt hơn, doanh nghiệp dần dần xây dựng được văn hoá cộng tác cùng nhau phát triển.
Như vậy 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về Phúc lợi xã hội. Hy vọng qua bài viết trên bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức hữu ích áp dụng vào công việc và cuộc sống.