Topic: Films - Bài mẫu IELTS Speaking Part 1
1900.com.vn tổng hợp và giới thiệu bài viết Topic: Films - Bài mẫu IELTS Speaking Part 1 giúp bạn ôn luyện và đạt kết quả cao trong bài thi Tiếng Anh.
Tổng hợp 7 Dạng đề thi IELTS Writing Task 1 & Hướng dẫn làm các dạng đề thi trong IELTS Writing Task 1
Đây là dạng biểu đồ thường thể hiện xu hướng & sự thay đổi một hoặc một nhóm đối tượng qua một khoảng thời gian cụ thể.
Dạng bài này có hai trục:
Các bạn có thể tham khảo một đề IELTS Writing Task 1 – Line Graph dưới đây:
Qua đề bài & biểu đồ, ta có thể thấy:
Đây là dạng biểu đồ thường thể hiện số liệu của ít nhất 2 đối tượng.
Biểu đồ cột thường có hai dạng:
Đây là dạng mà biểu đồ cột thể hiện sự thay đổi của các đối tượng theo dòng thời gian.
Dạng này sẽ tương đối giống Line Graph, vì nếu ta nối đỉnh của các cột với nhau, ta có thể tạo ra 1 line Graph.
Đây là dạng mà biểu đồ cột thể hiện sự thay đổi của các đối tượng không theo dòng thời gian.
Ngoài biểu đồ cột nằm dọc (như các hình trên) thì dạng bar chart còn có thể được biểu thị theo dạng nằm ngang (như hình dưới).
Biểu đồ tròn (Pie chart) là biểu đồ được chia thành những lát cắt nhỏ có màu sắc hoặc ký hiệu khác nhau để thể hiện tỷ lệ % (trên tổng 100%) ứng với đối tượng được phân tích.
Các dạng biểu đồ tròn (Pie chart) có thể xuất hiện trong bài IELTS Writing Task:
Dạng biểu đồ tròn có 1 hình tròn duy nhất là dạng bài cơ bản nhất đối với các dạng Pie chart. Tuy nhiên, dạng này khá hiếm gặp trong các đề thi thật.
Dựa vào thời gian, có thể chia biểu đồ dạng Pie chart nhiều hình tròn làm 2 dạng chính:
Một số lưu ý:
Các bạn có thể xem VD dưới đây:
Biểu đồ dạng bảng là biểu đồ mà các các số liệu được thể hiện trong các hàng và cột trên một bảng.
Dựa vào yếu tố thời gian, có thể chia biểu đồ dạng bảng làm 2 dạng chính:
Với dạng biểu đồ này, các bạn có thể sử dụng các từ chỉ sự thay đổi (increase, decrease, fall, rise…) giống như line graph.
VD: Education’s rating rose over the period, while that of transportation fell. (Xếp hạng của giáo dục tăng trong giai đoạn này, trong khi xếp hạng của giao thông giảm.)
Với dạng biểu đồ này, thay vì sử dụng các từ chỉ thay đổi, các bạn nên lựa chọn những đặc điểm nổi bật nhất của bảng số liệu và sử dụng ngôn ngữ so sánh các số liệu với nhau. Chẳng hạn: số liệu nào lớn nhất? Số liệu nào bé nhất? Có sự tương đồng hay khác biệt nào giữa các số liệu này hay không?…
Lưu ý: Một điểm khó khi làm biểu đồ dạng bảng là có quá nhiều số liệu mà bạn cần phải mô tả (VD như ở bảng trên, chúng ta có 4*6 = 24 số liệu). Nếu các bạn định nói hết tất cả các dữ liệu trong bảng thì rất có thể chúng ta sẽ không có đủ thời gian. Chính vì vậy kỹ năng nhóm các số liệu với dạng bài này vô cùng quan trọng.
Dạng bài Process (Quy trình) yêu cầu thí sinh phải mô tả một quy trình nào đó.
Thông thường có 3 dạng bài process:
Với dạng này, các bạn sẽ thường cần phải mô tả quá trình sản xuất, chế tạo một sản phẩm hoặc tái chế đồ vật hay cơ chế làm việc của hệ thống, máy móc…
Với dạng này, các bạn phải diễn tả một quá trình tự nhiên như quá trình sinh trưởng của một loại động vật, hoặc quá trình bốc hơi nước…
Với dạng này, các bạn phải mô tả sự thay đổi của một đồ vật theo thời gian.
Cần lưu ý rằng, với Dạng 1 và Dạng 2 trong bài process (thường không có dấu hiệu về thời gian), vì vậy với 2 dạng này các bạn nên sử dụng thì hiện tại đơn.
Ngoài ra, đây là một dạng bài mà các bạn cần sử dụng nhiều các cụm từ chuyển ý (transitional phrases) để giúp mạch văn của bạn trở nên trôi chảy hơn.
Giống như dạng Process, dạng Map cũng được thể hiện dưới dạng hình ảnh. Khi làm dạng bài này, các bạn cần phải mô tả về những thay đổi có trong ảnh. Những thay đổi này sẽ được thể hiện qua các mốc thời gian (trong quá khứ – hiện tại) hoặc hiện tại – tương lai (dạng như bản đồ hiện tại – dự kiến thay đổi).
Dạng Map thường chia làm 2 dạng chính:
Đây là dạng bài gồm có 2 dạng bảng biểu kết hợp với nhau, biểu thị những thông tin khác nhau và 2 bảng biểu này thường khác khác loại với nhau.
Có thể là biểu đồ tròn (pie chart) kết hợp với dạng bảng (table)
Hoặc biểu đồ tròn (pie chart) kết hợp với biểu đồ cột (bar chart)
Với dạng này, bạn sẽ thường dành mỗi đoạn body paragraph cho một biểu đồ.
Khi gặp một bài Writing Task 1, có thể nhiều bạn sẽ lo lắng rằng dạng biểu đồ bảng (table) sẽ khó hơn dạng biểu đồ đường (Line graph) hay biểu đồ tròn (Pie chart). Tuy nhiên, các bạn cần nhớ rằng, cho dù biểu đồ có ở dạng nào đi nữa thì các bạn cũng làm việc trực tiếp với các số liệu, mốc thời gian (nếu có), được thể hiện trực tiếp trên biểu đồ.
Vì vậy, chỉ cần các bạn nắm được cách phân tích biểu đồ & cũng như cách làm dạng bài chung rồi luyện tập thì cho dù dữ liệu (dạng số hay dạng %) có được thể hiện dưới dạng biểu đồ nào đi nữa thì các bạn cũng không cần lo lắng.
Bước 1: Phân tích đề bài & biểu đồ
Đây là bước mà đại đa số các bạn khi làm bài thường bỏ qua, tuy nhiên nó lại là một trong những bước quan trọng nhất để các bạn có thể viết một bài Writing Task 1.
Việc phân tích đề bài sẽ giúp bạn xác định được những thông tin quan trọng sau:
Nhiều bạn cho rằng chỉ cần tập trung vào việc mô tả các số liệu của biểu đồ, tuy nhiên việc không phân tích đề bài & biểu đồ kỹ càng, dẫn đến những lỗi sai cơ bản về việc sử dụng các ngữ pháp, hoặc nhìn nhầm/trích dẫn sai số liệu (VD như trường hợp Table ở trên ấy).
Bước 2: Viết Introduction
Như đã nói, một bài IELTS Writing Task 1 thường có 4 phần chính. Trong đó, Introduction là phần mở bài. Với phần Introduction, giám khảo muốn các bạn đưa ra một câu rõ ràng cho thấy các bạn đã phân tích và hiểu các dữ kiện có trong bài.
Lưu ý rằng các bạn hãy paraphrase lại câu hỏi của đề bài nhé.Việc các bạn chép y nguyên đề bài để làm câu mở bài sẽ không được đánh giá cao, vì vậy các bạn nên thay đổi các từ/ cụm từ, hoặc sử dụng các cách diễn đạt khác để có thể đưa ra một câu văn mới mà vẫn có thể đảm bảo đầy đủ nghĩa ban đầu của nó.
Ngoài ra, dưới đây là một số lưu ý mà các bạn nên lưu ý khi viết phần Introduction:
Bước 3: Viết Overview
Đoạn overview thường có độ dài từ 2-3 câu tương ứng với 2-3 đặc điểm/xu hướng nổi bật hoặc chung nhất. Với bước viết Overview, các bạn có thể phân các biểu đồ trên làm 2 dạng chính
Dạng 1: Biểu đồ không có sự thay đổi theo thời gian
Lưu ý rằng, do những dạng biểu đồ này không có sự thay đổi theo thời gian, vì vậy chúng ta sẽ không thể đưa ra các xu hướng của số liệu, cho nên khi viết overview, các bạn nên đặt câu hỏi như:
Dạng 2: Biểu đồ có sự thay đổi theo thời gian
Với những dạng biểu đồ thể hiện sự thay đổi theo thời gian, bên cạnh việc chú ý đến số liệu nào cao nhất, hay thấp nhất, các bạn có thể đưa ra câu hỏi rằng xu hướng thay đổi của các số liệu đó như nào?
Việc có thể viết được một đoạn Overview rõ ràng, và đưa ra được những đặc điểm nổi bật của biểu đồ sẽ giúp các bạn có thể có một khởi đầu tốt, và gây được ấn tượng tốt với giám khảo. Chính vì vậy, việc học cách viết một đoạn overview tốt cũng rất quan trọng trong writing task 1.
Để bắt đầu một đoạn Overview, các bạn có thể sử dụng cụm từ: Overall, In general,. by and large…. Cụm từ này sẽ giúp báo hiệu cho người đọc biết rằng đoạn này của bạn sẽ nói đến thông tin gì.
VD: Overall, it is apparent that the period witnessed growing popularity in all three appliances reported, with refrigerators being the one that underwent the most dramatic change.
Bước 4: Viết 2 đoạn Body-paragraph
Phần Body Paragraph (thân đoạn) trong một bài writing Task 1 là một trong những phần quan trọng nhất giúp giám khảo đánh giá được khả năng của bạn.
Trong phần thân đoạn, để các câu của các bạn được liên kết một cách logic, giúp bạn nói rõ được những đặc điểm, thông tin quan trọng của biểu đồ, thì Bước 1 là bước bạn không thể bỏ qua.
Các từ vựng chỉ thay đổi:
Tăng lên |
|
Giảm xuống |
|
Giữ nguyên |
|
Dao động |
|
Đạt đỉnh |
|
Chạm đáy |
|
Trạng từ mức độ
Mildly |
Mildly |
Mildly |
|
|
|
Cách viết dữ liệu thời gian:
Lưu ý: với những số nhỏ hơn 10 thì viết bằng chữ
Cách ghi số liệu phần trăm
Phần trăm của A là X% |
The percentage/proportion of A + was + X % |
A chiếm X % |
|
Xem thêm các tài liệu Tiếng Anh hay, chi tiết khác:
TOP việc làm "HOT" dành cho sinh viên:
Đăng nhập để có thể bình luận