Câu hỏi trắc nghiệm Bài 1: Thuốc thần kinh (có đáp án)
1. THUỐC MÊ VÀ THUỐC TIỀN MÊ
Câu 1: Các giai đoạn gây mê diễn ra theo thứ tự:
a. Thời kỳ giảm đau, Thời kỳ kích thích, Thời kỳ phẫu thuật, Hồi phục
b. Thời kỳ kích thích, Thời kỳ giảm đau, Thời kỳ phẫu thuật, Hồi phục
c. Thời kỳ giảm đau, Thời kỳ phẫu thuật, Thời kỳ kích thích, Hồi phục
d. Thời kỳ kích thích, Thời kỳ phẫu thuật, Hồi phục, Thời kỳ giảm đau
Câu 2: Tiêu chuẩn thuốc mê lý tưởng, NGOẠI TRỪ:
a. Khởi mê nhanh, nhẹ nhàng; phục hồi nhanh
b. Không giãn cơ vân
c. Không ảnh hưởng tuần hoàn, hô hấp
d. Tác dụng phụ thấp
Câu 3: Thuốc mê nào sau đây là thuốc mê dạng khí:
a. Halothan
b. Enfluran
c. Nitrogen monoxid
d. Cloroform
Câu 4: Thuốc mê nào sau đây có chứa Flo, NGOẠI TRỪ:
a. Isofluran
b. Fluroxen
c. Methoxyfluran
d. Ether
Câu 5: Đặc điểm thuốc mê Halothan, NGOẠI TRỪ:
a. Là thuốc mê lỏng
b. Hiệu lực gây mê < 100%
c. Không làm giãn cơ vân
d. Hạn chế dùng halothan trong sản khoa
Câu 6: Định tính thuốc mê NITROGEN MONOXID:
a. Đặt mẩu than hồng trong luồng khí N2O: Bùng ngọn lửa.
b. Lắc khí N2O với d.d. kiềm pyrogalon: có màu nâu.
c. Phổ IR
d. Phổ UV
Câu 7: Thuốc mê nào sau đây gây tác dụng phụ " Hội chứng giống hysteri" :
a. N2O
b. Thiopental natri
c. Enfluran
d. Halothan
Câu 8: Đặc điểm thuốc mê Enfluran:
a. Chất lỏng trong, không màu, dễ bay hơi mùi dễ chịu.
b. Khởi mê nhanh, nhẹ nhàng với mùi dễ chịu; giãn cơ trung bình.
c. Hiệu lực gây mê: Thuốc mê 100%
d. Tất cả đúng
Câu 9: Thuốc mê nào là dẫn chất Barbiturat:
a. Thiopental natri
b. Propofol
c. Ketamin
d. Etomidat
Câu 10: Ưu điểm thuốc mê tiêm, NGOẠI TRỪ:
a. Dễ phân liều
b. Dụng cụ gây mê đơn giản
c. Có hiệu lực kéo dài
d. Khởi mê nhanh
Câu 11: Tác dụng của thuốc mê THIOPENTAL NATRI:
a. Thuốc mê tiêm tĩnh mạch; hiệu lực 100%
b. Chỉ định người hen phế quản hoặc suy hô hấp
c. Phát huy tác dụng chậm
d. b,c đúng
Câu 12: Tác dụng của thuốc mê PROPOFOL:
a. Thuốc mê đường tiêm tác dụng chậm
b. Không làm giảm đau.
c. Gây mê cho phẫu thuật < 1 giờ
d. b, c đúng
Câu 13: Thuốc mê nào dùng đường tiêm tĩnh mạch:
a. Isofluran
b. N2O
c. Propofol
d. Methoxyfluran
Câu 14: Thuốc mê nào dùng đường hô hấp:
a. Thiopental natri
b. Enfluran
c. Propofol
d. Methohexital natri
Câu 15: Tỉ lệ Enfluran trong hỗn hợp gây mê: N2O + oxy + enfluran:
a. 1-4%
b. 5-6.5%
c. 10%
d. 2-4,5%
2. THUỐC TIỀN MÊ
Câu 16: Mục đích sử dụng thuốc tiền mê, NGOẠI TRỪ:
a. Hỗ trợ giảm đau, giãn cơ
b. Giúp an thần
c. Khởi mê dễ dàng
d. Gây nôn
Câu 17: Tác dụng chính của Droperidol:
a. Chống nôn
b. Giảm đau
c. Gãn cơ vận động
d. Ức chế thần kinh trung ương mạnh
Câu 18: Chống chỉ định KHÔNG ĐÚNG của Droperidol:
a. Người bệnh hen
b. Người đang dùng thuốc IMAO.
c. Nôn do dùng thuốc chống ung thư, phẫu thuật
d. Người nhược cơ
Câu 19: Tác dụng phụ khi tiêm thuốc tê, NGOẠI TRỪ:
a. Hạ Huyết áp
b. Tăng nhịp tim
c. Suy hô hấp
d. Hoa mắt, rối loạn nhận thức
Câu 20: Thuốc nào gây tê tiêm và bề mặt đều hiệu quả:
a. Bupivacain .HCl
b. Ethyl clorid
c. Lidocain .HCl
d. Procain .HCl
Câu 21: Thuốc gây tê tiêm. Bôi, phun da không hiệu qủa:
a. Lidocain .HCl
b. Procain .HCl
c. Bupivacain .HCl
d. b, c đúng
Câu 22: Thuốc chỉ có tác dụng gây tê bề mặt:
a. Lidocain .HCl
b. Procain .HCl
c. Bupivacain .HCl
d. Ethyl clorid
Câu 23: Thuốc tê có cấu trúc amid, NGOẠI TRỪ:
a. Bupivacain .HCl
b. Lidocain .HCl
c. Mepivacain .HCl
d. Procain .HCl
Câu 24: Thuốc mê có cấu trúc ester:
a. Procain .HCl
b. Ethyl clorid
c. Lidocain .HCl
d. Bupivacain .HCl
Câu 25: Các phương pháp định tính thuốc tê LIDOCAIN HYDROCLORID:
a. Phổ IR
b. SKLM
c. Phản ứng của ion Cl-.
d. Tất cả đúng
Câu 26: Liều tối đa thuốc tê LIDOCAIN HYDROCLORID khi thêm adrenalin là
a. 200mg
b. 300mg
c. 500mg
d. 400mg
Câu 27: Thuốc tê nào gây tê do bay hơi nhanh, thu nhiệt làm lạnh nơi tiếp xúc:
a. Procain .HCl
b. Ethyl clorid
c. Lidocain .HCl
d. Bupivacain .HCl
Câu 28: Định tính PROCAIN HYDROCLORID:
a. Phổ IR
b. Phản ứng đặc trưng nhóm amin thơm I
c. Dung dịch procain làm mất màu thuốc tím.
d. Tất cả đúng
Câu 29: Định lượng PROCAIN HYDROCLORID:
a. PP Acid-Base
b. Phương pháp đo nitrit
c. PP quang phổ UV
d. Tất cả đúng
Câu 30: Chỉ định thuốc tê ETHYL CLORID:
a. Gây tê tủy sống.
b. Gây tê ngoài tủy sống
c. Đau chấn thương, phẫu thuật nông và ngắn.
d. Tất cả sai
Câu 31: Chỉ định thuốc tê BUPIVACAIN HYDROCLORID:
a. Gây tê tủy sống.
b. Gây tê ngoài tủy sống
c. Đau chấn thương, phẫu thuật nông và ngắn.
d. Tất cả sai
Câu 32: Chỉ định thuốc tê PROCAIN HYDROCLORID:
a. Gây tê tủy sống.
b. Gây tê ngoài tủy sống
c. Đau chấn thương, phẫu thuật nông và ngắn.
d. Tất cả sai
Câu 33: Thuốc tê có tác dụng phòng chống loạn nhịp tim trong trường hợp cấp tính nhồi máu cơ tim, phẫu thuật:
a. Procain .HCl
b. Ethyl clorid
c. Lidocain .HCl
d. Bupivacain .HCl
Câu 34: Thuốc tê chống chỉ định gây tê trong sản khoa:
a. Procain .HCl
b. Ethyl clorid
c. Lidocain .HCl
d. Bupivacain .HCl
Câu 35: Tác dụng phụ thuốc tê ETHYL CLORID:
a. Phun thuốc qúa mức sẽ gây hoại tử mô vùng gây tê.
b. Qúa liều dễ ngừng tim.
c. Hoa mắt, loạn thị giác, run cơ; loạn tâm thần tạm thời.
d. Chậm nhiệp tim
Câu 36: Liều tối đa thuốc tê LIDOCAIN HYDROCLORID khi không thêm adrenalin là
a. 200mg
b. 300mg
c. 500mg
d. 400mg
Câu 37: Tại sao có thể sử dụng LIDOCAIN HYDROCLORID liều cao khi thêm adrenalin:
a. Adrenalin là chất co mạch làm giảm sự hấp thu LIDOCAIN vào máu, làm giảm độc tính toàn thân
b. Adrenalin là chất giãn mạch làm giảm sự hấp thu LIDOCAIN vào máu, làm giảm độc tính toàn thân
c. Adrenalin là chất co mạch làm tăng sự hấp thu LIDOCAIN vào máu, làm giảm độc tính toàn thân
d. Adrenalin là chất giãn mạch làm giảm sự hấp thu LIDOCAIN vào máu, làm giảm độc tính toàn thân
3. THUỐC AN THẦN, GÂY NGỦ
Câu 38: Thuốc an thần gây ngủ có cấu trúc BARBITURAT :
a. Phenobarbital
b. Nitrazepam
c. Diazepam
D. b,c đúng
Câu 39: Thuốc an thần gây ngủ còn dùng chữa động kinh dạng cục bộ và toàn thể; cơn co giật :
a. Zolpidem
b. Phenobarbital
c. Zaleplon
d. Buspiron
Câu 40: Thuốc có tác dụng an thần không có tác dụng giãn cơ:
a. Nitrazepam
b. Clonazepam
c. Diazepam
d. Buspiron
Câu 41: Thuốc an thần gây ngủ có tác dụng giãn cơ:
a. Phenobarbital
b. Diazepam
c. Nitrazepam
d. Tất cả đúng
Câu 42: Thuốc nào có tác dụng Gây ngủ ngắn hạn:
a. Zolpidem
b. Zaleplon
c. Buspiron
d. a, b đúng
Câu 43: Đặc điểm KHÔNG ĐÚNG Nitrazepam:
a. Gây ngủ mạnh
b. Giãn cơ vận động.
c. Sản phẩm chuyển hóa có hoạt tính nên có tác dụng kéo dài
d. Là dẫn chất barbiturat
Câu 44: Chỉ định của Phenobarbital:
a. Căng thẳng mất ngủ, Động kinh
b. Gây mê
c. Chống nôn
d. Giảm đau
Câu 45: Định tính Phenobarbital:
a. Phản ứng đặc trưng của barbiturat: Tạo muối với Co+2 có màu tím
b. Phổ IR
c. Phổ UV
d. Đo nhiệt độ nóng chảy
Câu 46: Đặc điểm thuốc ngủ ZOLPIDEM:
a. Tạo giấc ngủ nhanh, ngắn (khoảng 2 h); giãn cơ nhẹ.
b. Hấp thu tốt ở đường tiêu hoá, bị thức ăn cản trở
c. Dùng thuốc > 7 ngày phải đề phòng tích luỹ, dễ gây qúa liều.
d. Tất cả đúng
4. THUỐC ĐIỀU TRỊ RỐI LOẠN TÂM THẦN:
Câu 47: Liên quan cấu trúc tác dụng các thuốc điều trị rối loạn tâm thần thuộc dẫn chất phenothiazin:
a. R2 = H : liệt thần mạnh
b. R2 ≠ H: kháng histamin mạnh
c. Tác dụng liệt thần giảm theo thứ tự R2 = -F > -COCH3 > -S-CH3 > -CN > -Cl > -H
d. Tất cả đúng
Câu 48: CLOPROMAZIN HYDROCLORID chỉ định chủ yếu trong trường hợp:
a. Trầm cảm
b. Căng thẳng, mất ngủ
c. Tâm thần hưng cảm
d. Động kinh
Câu 49: CLOPROTHIXEN HYDROCLORID thuộc nhóm thuốc:
a. Điều rị rối loạn tâm thần
b. Động kinh
c. Parkinson
d. An thần, gây ngủ
Câu 50: Các thuốc điều trị tâm thần hưng cảm thế hệ mới, NGOẠI TRỪ:
a. Clozapin
b. Risperidon
c. Sulpirid
d. Clopromazin
Câu 51: Các thuốc chống trầm cảm 3 vòng, NGOẠI TRỪ:
a. Imipramin
b. Desipramin
c. Clomipramin
d. Phenelzin
Câu 52: Thuốc chống trầm cảm ức chế chọn lọc tái hấp thu serotonin, NGOẠI TRỪ:
a. Fluoxetin
b. Fluoxamin
c. Imipramin
d. Sertralin
Câu 53: Nhóm thuốc chống trầm cảm nào có tác dụng phụ thấp; Tỷ lệ bệnh nhân đáp ứng thuốc cao:
a. TCA
b. SSRI
c. IMAO
d. Nhóm thuốc cấu trúc khác
Câu 54: Thuốc chống trầm cảm nào có tác dụng trị đái dầm ở trẻ em và người già:
a. Imipramin
b. Phenelzin
c. Fluoxetin
d. Sertralin
Câu 55: Tác dụng của nhóm thuốc chống trầm cảm IMAO:
a. Phục hồi nor-adrenalin -->Tăng dẫn truyền TKTW, chống trầm cảm.
b. Ức chế men MAO -->Tăng dẫn truyền TKTW, chống trầm cảm.
c. Cản trở tái hấp thu serotonin -->Tăng dẫn truyền TKTW, chống trầm cảm.
d. Tất cả đúng
Câu 56: Tác dụng phụ của nhóm thuốc chống trầm cảm SSRI:
a. Độc cho gan
b. Kháng cholinergic gây khô miệng, táo bón, giảm thị lực.
c. Rối loạn tiêu hoá
d. Gây tụt HA nặng
Câu 57: FLUOXETIN HYDROCHLORID chỉ định trong trường hợp:
a. Trầm cảm hoặc chứng dễ hoảng sợ.
b. Chứng đái dầm ở trẻ em và người già
c. Tâm thần hưng cảm
d. Kết hợp thuốc IMAO trị trầm cảm
5. CHỐNG ĐỘNG KINH
Câu 58: Acid hữu cơ có tác dụng chống động kinh:
a. Carbamazepin
b. Valproat natri
c. Phenobarbital
d. Clonazepam
Câu 59: Thuốc chống động kinh là dẫn chất hydantoin:
a. Phenytoin
b. Ethosuximid
c. Carbamazepin
d. Primidon
Câu 60: Thuốc chống động kinh nào ức chế phát triển tủy sống bào thai:
a. Ethosuximid
b. Phenobarbital
c. Carbamazepin
d. Valproat natri
Câu 61: Thuốc chống động kinh có cấu trúc dị vòng:
a. Phenytoin
b. Ethosuximid
c. Carbamazepin
d. Primidon
Câu 62: Thuốc hàng đầu trong điều trị Parkinson:
a. Levodopa
b. Carbidopa
c. Selegiline
d. Atropine
Câu 63: Tỷ lệ phối hợp: Levodopa - carbidopa đúng:
a. 4 : 1
b. 10 : 1
c. 5: 1
d. a, b đúng
Câu 64: Tại sao khi sử dụng Levodopa lại phối hợp với carbidopa:
a. Carbidopa giúp bảo vệ levodopa / huyết tương và ngoại vi.
b. Làm tăng tác dụng của Levodopa
c. Làm giảm tác dụng phụ Levodopa ngoại vi
d. Tất cả đúng
Câu 65: DROTAVERIN dùng giãn cơ trong trường hợp:
a. Giãn cơ phẫu thuật
b. Đau do co thắt mật, tiết niệu, đường tiêu hóa; co thắt tử cung.
c. Co cơ vận động
d. Parkinson
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
A |
B |
C |
D |
B |
A |
A |
D |
A |
C |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
A |
D |
C |
B |
D |
D |
A |
C |
B |
C |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
D |
D |
D |
A |
D |
C |
B |
D |
B |
C |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
36 |
37 |
38 |
39 |
40 |
A |
B |
C |
D |
A |
A |
A |
A |
B |
D |
41 |
42 |
43 |
44 |
45 |
46 |
47 |
48 |
49 |
50 |
D |
D |
D |
A |
A |
D |
C |
C |
A |
D |
51 |
52 |
53 |
54 |
55 |
56 |
57 |
58 |
59 |
60 |
D |
C |
B |
A |
B |
C |
A |
B |
A |
D |
61 |
62 |
63 |
64 |
65 |
|
|
|
|
|
C |
A |
D |
D |
B |
|
|
|
|
|
Xem thêm:
Câu hỏi trắc nghiệm Hóa dược Bài 2: Thuốc giảm đau
Câu hỏi trắc nghiệm Hóa dược Bài 3: Thuốc tim mạch
Câu hỏi trắc nghiệm Hóa dược Bài 4: Vitamin và thuốc bổ dưỡng
Câu hỏi trắc nghiệm Hóa dược Bài 5: Thuốc chống virut
Câu hỏi trắc nghiệm Hóa dược Bài 6: Thuốc đường hô hấp
Câu hỏi trắc nghiệm Hóa dược Bài 7: Thuốc hệ tiêu hóa
Câu hỏi trắc nghiệm Hóa dược Bài 8: Thuốc kháng sinh
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm gia sư môn Hóa học mới nhất
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Mức lương của gia sư môn Hóa học là bao nhiêu?
Việc làm cộng tác viên Hóa dược