50 Câu hỏi trắc nghiệm về THUỐC HỆ TIÊU HÓA (có đáp án) | Đề cương ôn tập môn Hóa dược | Đại học Nguyễn Tất Thành

Trọn bộ câu hỏi ôn tập môn HÓA DƯỢC dưới dạng câu hỏi trắc nghiệm Bài 7: Thuốc hệ tiêu hóa có đáp án, giúp bạn củng cố kiến thức, ôn tập và đạt kết quả cao cuối học phần.

Câu hỏi trắc nghiệm Bài 7: Thuốc hệ tiêu hóa (có đáp án)

1. THUỐC TRUNG HÒA ACID DỊCH VỊ

Câu 1: Các nhóm thuốc điều trị loét dạ dày tá tràng, ngoại trừ:

a. Nhóm thuốc trung hòa acid dịch vị

b. Nhóm thuốc ức chế tiết acid

c. Nhóm bảo vệ niêm mạc dạ dày

d. Nhóm đối kháng thụ thể Histamin H1

Câu 2: Tác dụng nào không đúng của NHÔM HYDROXYD:

a. Ức chế hoạt động pepsin.

b. Trung hoà acid dịch vị

c. Khi uống một lượng Al nhỏ hấp thu vào máu

d. Phối hợp điều trị loét dạ dày- tá tràng

Câu 3: Tác dụng phụ của NHÔM HYDROXYD, ngoại trừ

a. Táo bón

b. Giảm mức phosphat/máu

c. Tiêu chảy

d. Nguy cơ gây loãng xương.

Câu 4: SUCRALFAT có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày do:

a. Trung hoà acid dịch vị

b. Liên kết với protein dịch rỉ chỗ loét tạo ra một lớp bảo vệ.

c. Ức chế hoat động bơm proton

d. Đối kháng histamin trên thụ thể H2

Câu 5: Cách sử dụng SUCRALFAT:

a. Uống sau khi ăn

b. Uống cùng thức ăn

c. Uống trước ăn 1 giờ và lúc đi ngủ

d. Tất cả đúng

Câu 6: Chọn phát biểu đúng về SUCRALFAT:

a. Uống hấp thu vào máu rất tốt

b. Tỷ lệ lớn được nhôm hấp thu

c. Sucralfat là phức đường -nhôm

d. Tan tốt trong nước

Câu 7: Tác dụng nào sau đây của MAGNESI HYDROXYD:

a. Trung hoà acid dịch vị

b. Liên kết với protein dịch rỉ chỗ loét tạo ra một lớp bảo vệ.

c. Ức chế hoat động bơm proton

d. Đối kháng histamin trên thụ thể H2

Câu 8: Tác dụng phụ của MAGNESI HYDROXYD:

a. Táo bón

b. Tăng mức phosphat/máu

c. Tiêu chảy

d. Tăng huyết áp.

Câu 9: Các hợp chất có chứa nhôm, bao gồm:

a. Nhôm hydroxid

b. Sucralfat

c. Kaolin

d. Tất cả đúng

Câu 10: Phương pháp dùng định NHÔM HYDROXYD và MAGNESI HYDROXYD:

a. Acid-Base

b. Đo quang

c. Phương pháp complexon

d. Đo nitrit

2 .THUỐC HẠN CHẾ TIẾT ACID

Câu 11: Thuốc có tác dụng cạnh tranh với histamin trên thụ thể H2 làm giảm tiết HCl:

a. Cimetidin

b. Omeprazol

c. Maloox

d. Sucralfat

Câu 12: Thuốc có tác dụng cạnh tranh với histamin trên thụ thể H2 làm giảm tiết HCl, ngoại trừ:

a. Cimetidin

b. Pantoprazol

c. Famotidin

d. Nizatidin

Câu 13: Thuốc ức chế bơm proton tại tế bào thành dạ dày làm giảm tiết HCl:

a. Ranitidin

b. Lansoprazol

c. Metronidazol

d. Nhôm hydroxyd

Câu 14: Thuốc ức chế bơm proton tại tế bào thành dạ dày làm giảm tiết HCl, ngoại trừ:

a. Famotidin

b. Lansoprazol

c. Pantoprazol

d. Esomeprazol

Câu 15: Trong các thuốc sau đây thuốc nào ức chế tiết acid dạ dày hiệu quả nhất:

a. Nhôm hydroxyd

b. Magie hydroxyd

c. Cimetidin

d. Esomeprazol

Câu 16: Nên sử dụng Antacid vào thời điểm nào sẽ hiệu quả hơn:

a. 1 giờ sau bữa ăn và 1 lần trước khi đi ngủ

b. Uống cùng lúc với các thuốc khác

c. Uống lúc đói

d. Tất cả đúng

Câu 17: Cách dùng các thuốc ức chế bơm proton :

a. 1 giờ sau bữa ăn và 1 lần trước khi đi ngủ

b. Uống cùng lúc với các thuốc khác

c. Uống lúc đói

d. Uống trước ăn sáng 30 phút và 1 lần trước khi đi ngủ

Câu 18: Thuốc ức chế tiết acid nào có nhiều độc tính hơn cả:

a. Cimetidin

b. Famotidin

c. Omeprazol

d. Nizatidin

Câu 19: Các phương pháp định tính RANITIDIN HYDROCLORID:

a. Phổ UV

b. Phổ IR

c. Sắc ký

d. Tất cả đúng

Câu 20: Tác dụng nào sau đây của RANITIDIN :

a. Trung hoà acid dịch vị

b. Liên kết với protein dịch rỉ chỗ loét tạo ra một lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày

c. Ức chế hoat động bơm proton tại tế bào thành dạ dày

d. Đối kháng histamin trên thụ thể H2 tại tế bào thành dạ dày

Câu 21: Tác dụng nào sau đây của OMEPRAZOL :

a. Trung hoà acid dịch vị

b. Liên kết với protein dịch rỉ chỗ loét tạo ra một lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày

c. Ức chế hoat động bơm proton tại tế bào thành dạ dày

d. Đối kháng histamin trên thụ thể H2 tại tế bào thành dạ dày

Câu 22: Tác dụng nào sau đây của Cimetidin :

a. Trung hoà acid dịch vị

b. Liên kết với protein dịch rỉ chỗ loét tạo ra một lớp bảo vệ niêm mạc dạ dày

c. Ức chế hoat động bơm proton tại tế bào thành dạ dày

d. Đối kháng histamin trên thụ thể H2 tại tế bào thành dạ dày

Câu 23: RANITIDIN được chỉ định trong trường hợp:

a. Loét dạ dày-tá tràng

b. Trào ngược dạ dày thực quản

c. Chứng ợ nóng, khó tiêu

d. Tất cả đúng

Câu 24: Tác dụng phụ của OMEPRAZOL:

a. Ung thư dạ dày

b. Tăng tiết acid dịch vị

c. Rất an toàn: Uống thuốc có thể đau đầu, buồn ngủ, mệt mỏi.

d. Tất cả đúng

Câu 25: Phương pháp định lượng OMEPRAZOL:

a. Acid-Base

b. Đo quang

c. Phương pháp complexon

d. Đo nitrit

Câu 26: Phương pháp định lượng RANITIDIN:

a. Acid-Base

b. Đo quang

c. Phương pháp complexon

d. Đo nitrit

Câu 27: OMEPRAZOL được chỉ định trong trường hợp:

a. Phối hợp diệt vi khuẩn H.pylori

b. Loét dạ dày- tá tràng

c. Trào ngược dạ dày -thực quản

d. Tất cả đúng

3. THUỐC NHUẬN TRÀNG

u 28: Thuốc nhuận tràng thẩm thấu:

a. Bisacodyl

b. Dầu parafin

c. Oresol

d. Sorbitol

Câu 29: Thuốc nhuận tràng do kích thích nhu động ruột:

a. Bisacodyl

b. Dầu parafin

c. Oresol

d. Sorbitol

Câu 30: Thuốc làm trơn trực tràng, ngoại trừ:

a. Lactulose

b. Mật ong

c. Dầu thực vật

d. Dầu parafin

Câu 31: Thuốc nhuận tràng thẩm thấu, ngoại trừ:

a. Magnesi sulfat

b. Lactulose

c. Sorbitol

d. Muối docusat

Câu 32: Các phương pháp định tính MAGNESI SULFAT:

a. SO42-: Kết tủa trắng với BaCl2.

b. Thêm 0,2 ml d.d. titan vàng 0,1% vào dịch Mg++ trung tính: xuất hiện tủa màu đỏ.

c. a,b đúng

d. a,b sai

Câu 33: Phương pháp định lượng MAGNESI SULFAT:

a. Phương pháp complexon

b. Acid-Base

c. Đo quang

d. Tất cả đúng

Câu 34: Tác dụng nào sau đây của MAGNESI SULFAT:

a. Kích thích màng nhầy, tăng nhu động ruột, gây nhuận.

b. Làm trơn trực tràng để dễ dàng tống phân ra ngoài

c. Tạo áp lực thẩm thấu cao trong ruột, giữ nước làm mềm phân.

d. Làm gia tăng khối lượng phân

Câu 35: MAGNESI SULFAT được chỉ định trong trường hợp, ngoại trừ:

a. Táo bón

b. Phối hợp tẩy giun

c. Tiêu chảy

d. Co giật do thiếu Mg++

Câu 36: Chọn phát biểu không đúng về MAGNESI SULFAT :

a. Nhuận tràng ở liều thấp

b. Tẩy ở liều cao.

c. Thuốc tiêm có tác dụng chống co giật do thiếu magnesi.

d. Chỉ định trong trường hợp mất nước; bệnh cấp tính ở đường tiêu hóa.

Câu 37: Tác dụng nào sau đây của BISACODYL:

a. Kích thích màng nhầy, tăng nhu động ruột, gây nhuận.

b. Làm trơn trực tràng để dễ dàng tống phân ra ngoài

c. Tạo áp lực thẩm thấu cao trong ruột, giữ nước làm mềm phân.

d. Làm gia tăng khối lượng phân

Câu 38: Các phương pháp định tính BISACODYL:

a. Hấp thụ UV, IR

b. -OH phenol: thêm FeCl3: Màu xanh tím

c. Tính khử: thêm AgNO3: Tủa Ag

d. Tất cả đúng

Câu 39: Phương pháp định lượng BISACODYL:

a. Acid-base

b. Quang phổ UV

c. Phương pháp complexon

d. a,b đúng

Câu 40: BISACODYL chỉ định trong trường hợp:

a. Táo bón, làm sạch ruột trước phẫu thuật ổ bụng

b. Tiêu chảy

c. Tắc ruột

d. Co giật do thiếu Mg++

Câu 41: Khi sử dụng BISACODYL thường xuyên có thể gây:

a. Tắc ruột

b. Co giật do thiếu Mg++

c. Làm đại tràng giảm hoặc mất trương lực.

d. Tất cả đúng

Câu 42: Tác dụng nào sau đây của SORBITOL:

a. Kích thích màng nhầy, tăng nhu động ruột, gây nhuận.

b. Làm trơn trực tràng để dễ dàng tống phân ra ngoài

c. Tạo áp lực thẩm thấu cao trong ruột, giữ nước làm mềm phân.

d. Làm gia tăng khối lượng phân

Câu 43: Chọn phát biểu không đúng về SORBITOL:

a. Uống: Tạo áp lực thẩm thấu cao trong ruột, giữ nước làm mềm phân.

b. Tiêm IV: truyền gây lợi tiểu do thải nhanh qua thận kéo theo nước.

c. Trị táo bón:uống vào buổi sáng, lúc đói

d. Trị táo bón:uống sau khi ăn no

Câu 44: Thuốc chữa táo bón:

a. Loperamid

b. Bisacodyl

c. Diphenoxylat

d. a,c đúng

4. THUỐC CHỐNG TIÊU CHẢY

Câu 45: Thuốc chữa tiêu chảy:

a. Bisacodyl

b. Sorbitol

c. Dầu parafin

d. Loperamid

Câu 46: Tác dụng nào sau đây của LOPERAMID:

a. Tăng hấp thu nước và chất điện giải qua niêm mạc ruột.

b. Giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch đường tiêu hóa.

c. Bù nước và điện giải

d. a,b đúng

Câu 47: Tác dụng phụ của LOPERAMID:

a. Táo bón

b. Tiêu chảy

c. Đau bụng

d. b,c đúng

Câu 48: Chọn phát biểu không đúng về DIPHENOXYLAT:

a. Thuốc vào được sữa mẹ.

b. Giảm nhu động ruột

c. Phối hợp với atropin sulfat trị đau bụng, tiêu chảy

d. Kích thích nhu động ruột

Câu 49: Tác dụng nào sau đây của ORESOL:

a. Tăng hấp thu nước và chất điện giải qua niêm mạc ruột.

b. Giảm nhu động ruột, giảm tiết dịch đường tiêu hóa.

c. Bù nước và điện giải

d. Kích thích nhu động ruột

Câu 50: Chọn phát biểu không đúng về DUNG DỊCH RINGER LACTAT:

a. Dung dịch có thành phần điện giải và pH tương đương dịch cơ thể.

b. Cách dùng: tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.

c. Dùng trong trường hợp tiêu chảy mất nhiều nước, bỏng nặng, trụy mạch

d. Có tác dụng chống toan huyết chuyển hóa

Câu 51: Các phương pháp định tính LOPERAMID HYDROCLORID:

a. Phổ IR

b. Hấp thụ UV

c. Sắc ký

d. a,b,c đúng

ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
D A C B D C A C D C
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
A B B A D A D A D D
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
C D D C A A D D A A
31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
D C A C C D A D D A
41 42 43 44 45 46 47 48 49 50
C C D B D D A D C B

Xem thêm:

Câu hỏi trắc nghiệm Hóa dược Bài 1: Thuốc Thần kinh

Câu hỏi trắc nghiệm Hóa dược Bài 2: Thuốc giảm đau

Câu hỏi trắc nghiệm Hóa dược Bài 3: Thuốc tim mạch

Câu hỏi trắc nghiệm Hóa dược Bài 4: Vitamin và thuốc bổ dưỡng

Câu hỏi trắc nghiệm Hóa dược Bài 5: Thuốc chống virut

Câu hỏi trắc nghiệm Hóa dược Bài 6: Thuốc đường hô hấp

Câu hỏi trắc nghiệm Hóa dược Bài 8: Thuốc kháng sinh

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh dược

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm nhân viên công nghệ sinh học

Mức lương của thực tập sinh dược là bao nhiêu?

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!