BỆNH ÁN SẢN KHOA CHỬA NGOÀI TỬ CUNG
Chửa ngoài tử cung là gì?
1. Khái niệm
Chửa ngoài tử cung hay còn gọi thai ngoài tử cung là hiện tượng thai không làm tổ trong buồng tử cung mà làm tổ ở những nơi khác như: vòi trứng, ổ bụng, ở cổ tử cung. Tình trạng này thường xuất hiện ở những phụ nữ bị hẹp, dị tật ống dẫn trứng bẩm sinh hoặc có thể đã từng phẫu thuật có liên quan đến ống dẫn trứng.
2. Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra tình trạng chửa ngoài tử cung thường không rõ ràng, có thể do bẩm sinh hoặc có thể là do vấn đề sức khỏe của người mẹ. Sau đây chúng tôi xin nêu ra một số nguyên nhân như sau:
- Dị tật ống dẫn trứng.
- Viêm nhiễm đường sinh dục.
- Ống dẫn trứng bị hẹp, chèn ép bởi khối u khiến hợp tử không thể di chuyển xuống tử cung làm tổ.
3. Dấu hiệu
Sau khoảng thời gian quan hệ từ 1 - 2 tuần, lúc này trứng đã được thụ tinh và đang đi xuống buồng tử cung để làm tổ. Tuy nhiên, nếu bạn có dấu hiệu mang thai nhưng khi đi khám siêu âm không thấy túi thai trong buồng tử cung thì có thể bạn đang gặp tình trạng chửa ngoài tử cung. Sau đây là một số dấu hiệu giúp bạn nhận biết rõ tình trạng này:
- Chậm kinh nguyệt: Đối với những phụ nữ gặp trường hợp chửa ngoài tử cung thì sẽ đến ngày kinh trễ hơn so với dự kiến, tuy nhiên cũng có thể gặp một số trường hợp ngày kinh đến sớm hoặc đúng ngày. Dấu hiệu để phân biệt chảy máu tử do thai ngoài tử cung hay kinh nguyệt bình thường là hiện tượng chảy máu kéo dài, máu có màu đen thẫm, không đông và ra ít chứ không nhiều như bình thường. Đặc biệt có một số người không bị gặp hiện tượng này.
- Đau bụng: Những cơn đau có mức độ khác nhau lúc âm ỉ, lúc dữ dội, có khi đau đột ngột. Lúc này các mẹ cần nghĩ đến khả năng chửa ngoài tử cung.
- Xuất huyết âm đạo: Đa số các mẹ đều sẽ nhầm lẫn giữa xuất huyết âm đạo và kinh nguyệt. Đây là hiện tượng chảy máu ngay sau khi mẹ mất kinh nguyệt, xuất huyết kéo dài, máu có màu đỏ thẫm hoặc đen kèm theo những cơn đau thắt bụng dưới hoặc đau vùng hố chậu. Tuy nhiên có một số trường hợp chửa ngoài tử cung mà không bị xuất huyết. Chảy máu lâu ngày kéo dài gây mất máu, mệt mỏi, tụt huyết áp.
- Nồng độ HCG tăng không tương xứng tuổi thai: Nồng độ HCG là hormone do nhau thai tiết ra, khi mang thai thì nồng độ này sẽ tăng dần đều với tuổi thai. Tuy nhiên nếu HCG tăng không tương xứng thì có thể là một số dấu hiệu của hiện tượng chửa ngoài tử cung.
Bệnh án Sản khoa chửa ngoài tử cung
Bệnh án Sản khoa chửa ngoài tử cung cần cảm bảo những nội dung sau
A. Phần hành chính
- Họ và tên, tuổi, giới tính, địa chỉ bệnh nhân
- Họ tên, tuổi, nghề nghiệp của người thân
B. Phần chuyên môn
- Ngày vào viện/ Lý do vào viện
- Tiền sử: Bản thân và gia đình
- Bệnh sử
- Khám bệnh: khám toàn thân và khám sản phụ khoa
- Tóm tắt bệnh án
- Chẩn đoán và xác định
- Điều trị
Mẫu bệnh án Sản khoa chửa ngoài tử cung
Xem thêm:
Mẫu Bệnh án Hậu sản
Mẫu Bệnh án Hen phế quản
Mẫu Bệnh án Y học cổ truyền
Mẫu Bệnh án Viêm khớp dạng thấp
Mẫu Bệnh án Nhi khoa viêm phổi
Mẫu Bệnh án Hậu phẫu viêm ruột thừa
Mẫu Bệnh án Sỏi túi mật
Mẫu Bệnh án Sốt xuất huyết
Mẫu Bệnh án Sản khoa u sơ tử cung
Mẫu Bệnh án Rối loạn tiền đình
Mẫu Bệnh án Xuất huyết tiêu hóa
Mẫu Bệnh án Răng hàm mặt
Mẫu Bệnh án Tay chân miệng
Mẫu Bệnh án Tai mũi họng
Việc làm dành cho sinh viên
Việc làm bác sĩ phụ sản ở Đại học mới nhất
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ quán cà phê/nhà hàng dành cho sinh viên
Việc làm thực tập sinh y khoa mới nhất
Mức lương của bác sĩ phụ sản là bao nhiêu?
Được cập nhật 03/04/2024
277 lượt xem