38 Câu hỏi trắc nghiệm về LÁ CÂY (có đáp án) | Câu hỏi ôn tập môn Thực vật dược | Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Trọn bộ câu hỏi ôn tập dưới dạng trắc nghiệm ôn tập Bài 5: Lá cây có đáp án học phần THỰC VẬT DƯỢC được biên soạn tại Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Giúp bạn ôn tập hiệu quả và đạt điểm cao cuối học phần.

BÀI 5: LÁ CÂY (CÓ ĐÁP ÁN)

Câu 1. Chức năng của lá cây:

A. Hô hấp, quang hợp.

B. Hô hấp, quang hợp và tổng hợp chất dinh dưỡng.

C. Hô hấp, quang hợp và thoát hơi nước.

D. Tất cả đều sai.

Câu 2. Ba thành phần chính của lá gồm:

A. Cuống lá, gân lá và thịt lá.

B. Lá kèm, lưỡi nhỏ và bẹ chìa.

C. Bẹ lá, cuống lá và phiến lá.

D. Lá kèm, cuống lá và phiến lá.

Câu 3. Khi nói về cấu tạo của Lá, lá kèm (lá bẹ) là:

A. Hai phiến nhỏ mọc ở đáy cuống.

B. Hai phiến ở trên cuống lá.

C. Màng mỏng ôm thân ở phía trên chỗ cuống lá đính vào thân.

D. Màng mỏng nhỏ ở nơi phiến lá nối với bẹ lá.

Câu 4. “Nơi lá đính vào thân” gọi là:

A. Chồi ngọn.

B. Gióng.

C. Thân chính.

D. Mấu.

Câu 5. Khi nói về cấu tạo của Lá, lưỡi nhỏ (mép lá) là:

A. Hai phiến ở trên cuống lá.

B. Màng mỏng ôm thân ở phía trên chỗ cuống lá đính vào thân.

C. Hai phiến nhỏ mọc ở đáy cuống.

D. Màng mỏng nhỏ ở nơi phiến lá nối với bẹ lá.

Câu 6. Khi nói về cấu tạo của Lá, phiến lá là:

A. Màng mỏng nhỏ ở nơi phiến lá nối với bẹ lá.

B. Hai phiến nhỏ mọc ở đáy cuống.

C. Là phần làm nhiệm vụ quang hợp của lá.

D. Màng mỏng ôm thân ở phía trên chỗ cuống lá đính vào thân.

Câu 7. Khi nói về cấu tạo của Lá, bẹ chìa là:

A. Màng mỏng nhỏ ở nơi phiến lá nối với bẹ lá.

B. Hai phiến ở trên cuống lá.

C. Màng mỏng ôm thân ở phía trên chỗ cuống lá đính vào thân.

D. Hai phiến nhỏ mọc ở đáy cuống.

Câu 8. Bẹ chìa gặp ở họ:

A. Gừng.

B. Hoa hồng.

C. Rau răm.

D. Lúa.

Câu 9. Lá rau má thuộc loại:

A. Lá hình kim.

B. Lá hình trứng.

C. Lá hình tim.

D. Lá hình thận.

Câu 10. Lá sen thuộc loại lá có:

A. Gân lá song song.

B. Gân lá hình lọng.

C. Gân lá hình cung.

D. Gân lá hình chân vịt.

Câu 11. Lá đu đủ thuộc loại có:

A. Gân lá hình chân vịt.

B. Gân lá song song.

C. Gân lá hình lông chim.

D. Lá một gân.

Câu 12. Lá rau diếp cá thuộc loại:

A. Lá hình thận.

B. Lá hình kim.

C. Lá hình trứng.

D. Lá hình tim.

Câu 13. Lá cây cao su thuộc loại:

A. Lá đơn và lá kép.

B. Lá đơn.

C. Lá kép hình chân vịt.

D. Lá kép hình lông chim.

Câu 14. Lá tràm thuộc loại lá có:

A. Gân lá song song.

B. Gân lá hình chân vịt.

C. Gân lá hình cung.

D. Gân lá hình lọng.

Câu 15. Lá lúa thuộc loại lá có:

A. Gân lá hình chân vịt.

B. Gân lá song song.

C. Gân lá hình lọng.

D. Gân lá hình cung.

Câu 16. Lá cây lớp ngọc lan có đặc điểm:

A. Lá gân hình lọng.

B. Gân lá song song.

C. Lá một gân.

D. Gân lá hội tụ.

Câu 17. Cấu tạo lá cây lớp hành thường có đặc điểm:

A. Không có lỗ khí.

B. Thường lá không cuống.

C. Có mô dày.

D. Cuống lá to ôm lấy thân.

Câu 18. Lá cây lớp hành có đặc điểm:

A. Lá gân hình lọng.

B. Gân lá song song.

C. Lá một gân.

D. Gân lá hội tụ.

Câu 19. Lá một gân đặc trưng cho:

A. Cây Hạt trần.

B. Cây hai lá mầm.

C. Cây lớp Hành.

D. Cây lớp Ngọc lan.

Câu 20. Phiến lá có vết khía vào = 1⁄4 phiến lá là loại lá gì?

A. Lá chia

B. Lá thùy

C. Lá chẻ

D. Lá xẻ

Câu 21. Phiến lá có vết khía không sâu tới 1⁄4 phiến lá là loại lá gì?

A. Lá thùy.

B. Lá chia.

C. Lá xẻ.

D. Lá chẻ.

Câu 22. Phiến lá có vết khía vào sát tận gân lá là loại lá gì?

A. Lá chia.

B. Lá xẻ.

C. Lá chẻ.

D. Lá thùy.

Câu 23. Góc giữa 2 lá nối tiếp nhau trong công thức lá dạng song đính là:

A. 180 độ.

B. 144 độ.

C. 120 độ.

D. 140 độ.

Câu 24. Góc giữa 2 lá nối tiếp nhau trong công thức lá dạng tam đính là:

A. 140 độ.

B. 120 độ.

C. 180 độ.

D. 144 độ.

Câu 25. Lá biến đổi thành vẩy để:

A. Giảm sự quang hợp.

B. Làm nhiệm bảo vệ hay dự trữ.

C. Giảm sự thoát hới nước.

D. Phù hợp với môi trường sống.

Câu 26. Loại cây nào sau đây có các bẹ lá ôm vào nhau tạo nên thân giả?

A. Cây Cau.

B. Cây Ngô.

C. Cây Lúa.

D. Cây Chuối.

Câu 27. Lá mọc đối chéo chữ thập khi:

A. Mỗi mấu có 4 lá mọc vuông góc với nhau.

B. Mỗi mấu có 2 lá.

C. Lá ở 2 mấu liên tiếp thẳng góc với nhau.

D. Lá xếp thành hình hoa thị ở sát đất.

Câu 28. Lá cây ăn thịt biến đổi hình dạng để:

A. Thu hút côn trùng.

B. Phù hợp với hoàn cảnh sống.

C. Phù hợp với khả năng bắt mồi.

D. Tiêu hóa con mồi.

Câu 29. Lỗ khí của Lá nổi trên mặt nước ở cây lớp ngọc lan có đặc điểm:

A. Không có lỗ khí.

B. Lỗ khí chỉ có ở mặt dưới hoặc có nhiều ở mặt dưới.

C. Lỗ khí có ở mặt trên.

D. Số lượng lỗ khí ở 2 mặt như nhau.

Câu 30. Lỗ khí của Lá nằm ngang ở cây lớp ngọc lan có đặc điểm:

A. Lỗ khí chỉ có ở mặt dưới hoặc có nhiều ở mặt dưới.

B. Không có lỗ khí.

C. Số lượng lỗ khí ở 2 mặt như nhau.

D. Lỗ khí có ở mặt trên.

Câu 31. Lỗ khí của Lá chìm trong nước ở cây lớp ngọc lan có đặc điểm:

A. Lỗ khí chỉ có ở mặt dưới hoặc có nhiều ở mặt dưới.

B. Lỗ khí có ở mặt trên.

C. Không có lỗ khí.

D. Số lượng lỗ khí ở 2 mặt như nhau.

Câu 32. Lá cây lớp hành có đặc điểm:

A. Có lá kèm.

B. Chỉ có lỗ khí ở biểu bì dưới.

C. Nhiều bó libe gỗ xếp thành hàng.

D. Dưới biểu bì thường là mô dày.

Câu 33. Dưới biểu bì, mô nâng đỡ của lá lớp hành là:

A. Mô cứng.

B. Hạ bì.

C. Mô mềm.

D. Mô dày.

Câu 34. Đặc điểm của hễ thống dẫn của lá:

A. Càng về cuối lá, hệ thống dẫn càng phát triển.

B. Càng gần cuống lá, hệ thống dẫn càng đơn giản.

C. Hệ thống dẫn phức tạp ở tất cả các phần của lá.

D. Hệ thống dẫn đơn giản dần khi về chót lá.

Câu 35. Thịt lá có cấu tạo đồng thể là:

A. Dưới biểu bì trên là mô mềm khuyết, trên biểu bì dưới là mô mềm giậu.

B. Giữa hai lớp biểu bì chỉ có một loại mô mềm, thường là mô mềm khuyết.

C. Dưới biểu bì trên là mô mềm giậu, trên biểu bì dưới là mô mềm khuyết.

D. Thịt là có 2 loại mô mềm.

Câu 36. Thịt lá có cấu tạo dị thể bất đối xứng là:

A. Dưới biểu bì trên là mô mềm giậu, trên biểu bì dưới là mô mềm khuyết.

B. Dưới biểu bì trên là mô mềm khuyết, trên biểu bì dưới là mô mềm giậu.

C. Thịt là có 2 loại mô mềm.

D. Cạnh 2 lớp biểu bì là mô mềm giậu, giữa 2 lớp mô mềm giậu là mô mềm khuyết.

Câu 37. Loại lá nào sau đây có tác dụng chữa bệnh kiết lỵ?

A. Lá Mơ.

B. Lá Cà Độc Dược.

C. Lá Khôi.

D. Lá Bạc Hà.

Câu 38. Loại lá nào sau đây có tác dụng chữa bệnh hen suyễn?

A. Lá Bạc Hà.

B. Lá Cà Độc Dược.

C. Lá Khôi.

D. Lá Mơ.

ĐÁP ÁN

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
C C A D D C C C D B
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
A D C C B D B B A C
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
A B A B B D C C C A
31 32 33 34 35 36 37 38    
C C A D B A A B    

Xem thêm:

Câu hỏi trắc nghiệm học phần Thực vật dược Bài 1: Tế bào thực vật

Câu hỏi trắc nghiệm học phần Thực vật dược Bài 2: Mô thực vật

Câu hỏi trắc nghiệm học phần Thực vật dược Bài 3: Rễ cây

Câu hỏi trắc nghiệm học phần Thực vật dược Bài 4: Thân cây

Câu hỏi trắc nghiệm học phần Thực vật dược Bài 6: Hoa

Câu hỏi trắc nghiệm học phần Thực vật dược Bài 7: Quả

Câu hỏi trắc nghiệm học phần Thực vật dược Bài 8: Hạt 

Câu hỏi trắc nghiệm học phần Thực vật dược Bài 9: Danh pháp và bậc phân loại

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm nhân viên công nghệ sinh học

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm gia sư môn sinh học

Mức lương của gia sư môn sinh học là bao nhiêu?

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!