Câu hỏi trắc nghiệm: HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC | Phần 2 | Tâm lý học đại cương | Trường Đại học Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh

Trọn bộ câu hỏi ôn tập dưới dạng trắc nghiệm ôn tập chương 4: HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC có đáp án học phần Tâm lý học đại cương. Giúp bạn ôn tập hiệu quả và đạt điểm cao cuối học phần!

Câu hỏi trắc nghiệm CHƯƠNG 4 (Phần 2): Hoạt động nhận thức

(có đáp án) 

Câu 1. Những đặc điểm nào dưới đây phù hợp với đặc điểm trí nhớ của con người?

1. Toàn bộ khối lượng của tài liệu không bao giờ được ghi nhớ một cách nguyên vẹn.

2. Các quá trình tri giác, giữ gìn, xử lí thông tin đều mang tính chất chọn lọc.

3. Sự ghi nhớ thông tin được tiêu chuẩn hoá một cách chặt chẽ.

4. Toàn bộ khối lượng của tài liệu có thể được ghi nhớ nguyên vẹn.

5. Sự ghi nhớ thông tin không được tiêu chuẩn hoá.

a. 2, 4, 5         

b. 1, 3, 4             

c. 1, 3, 5             

d. 1, 2, 5

Câu 2. Trong cuộc sống ta thấy có hiện tượng chợt nhớ hay sực nhớ ra một điều gì đó gắn với một hoàn cảnh cụ thể. Đó là biểu hiện của quá trình:

a. Nhớ lại không chủ định.

b. Nhận lại không chủ định.

c. Nhớ lại có chủ định.

d. Nhận lại có chủ định.

Câu 3. Sinh viên thường ghi nhớ máy móc khi:

1. Không hiểu ý nghĩa của tài liệu.

2. Tài liệu quá dài.

3. Được yêu cầu trả lời đúng như trong sách vở.

4. Nội dung tài liệu không có quan hệ lôgíc.

5. Tài liệu ngắn, dễ học.

a. 1, 4, 5         

b. 1, 3, 4             

c. 1, 3, 5            

d. 1, 2, 5

Câu 4. Đặc trưng của ghi nhớ có chủ định là hiệu quả phụ thuộc chủ yếu vào:

a. Động cơ, mục đích ghi nhớ.

b. Khả năng gây cảm xúc của tài liệu.

c. Hành động được lặp lại nhiều lần.

d. Tính mới mẻ của tài liệu.

Câu 5. Trong học tập, sinh viên xây dựng đề cương để ghi nhớ tài liệu là cách:

a. Ghi nhớ không chủ định.

b. Ghi nhớ có chủ định.

c. Ghi nhớ máy móc.

d. Ghi nhớ ý nghĩa.

Câu 6. Sản phẩm của trí nhớ là:

a. Hình ảnh.

b. Biểu tượng.

c. Khái niệm.

d. Rung cảm.

Câu 7. Đâu là dấu hiệu đặc trưng nhất để phân biệt giữ gìn tiêu cực với giữ gìn tích cực?

a. Chỉ giữ gìn tài liệu không cần thiết cho hoạt động.

b. Giữ gìn dựa trên sự tri giác lại tài liệu nhiều lần một cách rập khuôn.

c. Thực chất là quá trình ôn tập.

d. Chủ thể không phải hoạt động tích cực để giữ gìn tài liệu cần nhớ.

Câu 8. Ghi nhớ không chủ định thường được thực hiện khi:

1. Nội dung tài liệu trở thành mục đích chính của hành động.

2. Hành động được lặp đi lặp lại nhiều lần dưới hình thfíc nào đó.

3. Tài liệu đòi hỏi cá nhân phải ghi nhớ đầy đủ.

4. Những đối tượng gây ấn tượng xúc cảm mạnh đối với cá nhân.

5. Nội dung của tài liệu ngắn, dễ nhớ.

a. 1, 4, 5         

b. 1, 3, 4              

c. 1, 2, 4             

d. 1, 2, 5

Câu 9. “Đi truy về trao” là một biện pháp giúp người học:

a. Ghi nhớ tốt.

b. Giữ gìn tốt.

c. Nhớ lại tốt.

d. Nhận lại tốt.

Câu 10. Mối quan hệ nào dưới đây giữa các quá trình cơ bản của trí nhớ (ghi lại, giữ gìn, nhận lại, nhớ lại, quên) phản ánh đúng bản chất của quá trình trí nhớ?

a. Các quá trình trí nhớ diễn ra theo một trình tự xác định.

b. Các quá trình trí nhớ diễn ra đan xen nhau.

c. Các quá trình trí nhớ tác động theo một hướng nhất định.

d. Các quá trình trí nhớ thâm nhập vào nhau, tác động ảnh hưởng lẫn nhau.

Câu 11. Quên hoàn toàn được xem là:

1. Dấu hiệu của trí nhớ kém.

2. Hiện tượng hợp lí và hữu ích.

3. Yếu tố quan trọng của một trí nhớ tốt.

4. Nguyên nhân gây nên hiệu quả thấp của trí nhớ.

5. Là cơ chế tất yếu trong hoạt động đúng đắn của trí nhớ.

a. 1, 4, 5         

b. 1, 3, 4             

c. 2, 3, 5            

d. 1, 3, 5

Câu 12. Hãy ghép các quy luật cảm giác (cột A) với các hiện tượng biểu hiện của nó (cột B).

Cột A Cột B

1. Quy luật thích ứng

2. Quy luật ngưỡng cảm giác

3. Quy luật tác động qua lại giữa các cảm giác

4. Quy luật tương phản

a. Sau khi đã đứng lên xe buýt một lúc thì cảm giác khó chịu về mùi mồ hôi nồng nặc mất đi, còn người vừa mới lên thì lại thấy rất khó chịu về mùi đó.

b. Một nồi canh nấu cho ba người ăn, vậy mà người thứ nhất cho rằng canh nhạt, người thứ hai thấy canh mặn, người thứ ba thấy vừa phải.

c. Tay người mẹ vừa giặt xong trong nước lạnh, sờ tay lên trán con tưởng con bị sốt, nhưng khi cặp nhiệt độ thì không phải.

d. Cô giáo thường sử dụng bút màu đỏ để chấm bài.

e. Mùi cơm mới đưa lên mũi làm tôi cảm thấy đói hơn.

Câu 13. Hãy ghép các loại tưởng tượng (cột A) với các biểu hiện tương ứng của nó (cột B).

Cột A Cột B

1. Tưởng tượng tái tạo

2. Tưởng tượng sáng tạo

3. Lí tưởng

4. Tưởng tượng tiêu cực

a. Người học hình dung ra miền đất xa xôi vùng Nam Mỹ qua lời giảng của cô giáo trong giờ Địa lí.

b. Hoa là sinh viên Mĩ thuật, cô đang thể hiện khung cảnh xây dựng trường trong bản vẽ của mình.

c. "Nó suốt ngày vùi đầu vào tiểu thuyết, chẳng chịu học hành, ăn uống gì. Nó mơ ước gặp được hoàng tfí của đời mình: khoẻ mạnh, khôi ngô, vừa hào hoa, phong nhã, chu đáo nhưng cũng rất ga lăng, thành công trong hoạt động xã hội nhưng cũng rất chăm lo công việc gia đình”.

d. Hình ảnh người Thầy mẫu mực hết lòng vì học sinh, đã giúp bao em qua khỏi thất học, ươm mầm những ước mơ. Bao lớp người học đã trưởng thành vẫn giữ nguyên trong lòng kính trọng Thầy... Hình ảnh đó luôn thôi thúc cô sinh viên Cẩm Nhung phấn đấu hơn nữa trong học tập và rèn luyện.

e. Đã gấp cuốn sách lại, nhưng câu chuyện trong đó vẫn ám ảnh cô, cô như nhìn thấy một cô gái đẹp lạ lùng đang ngủ trong rừng.

Câu 14. Hãy ghép các cách sáng tạo hình ảnh mới trong tưởng tượng (cột A) với các biểu hiện của nó (cột B).

Cột A Cột B

1. Chắp ghép

2. Loại suy

3. Điển hình hoá

4. Nhấn mạnh chi tiết sự vật

a. Người khổng lồ trong chuyện cổ tích

b. Bắt chước cơ chế chìm nổi của loài cá, các nhà khoa học đã sáng chế ra tàu ngầm.

c. Hình ảnh "Chị Dậu” (trong tác phẩm "Tắt đèn" của Ngô Tất Tố) là người phụ nữ tiêu biểu nhất cho những người phụ nữ nông dân nghèo dưới chế độ phong kiến thực dân.

d. Báo “Hoa học trò” có bức tranh biếm hoạ về cậu học trò đang trả lời câu hỏi kiểm tra bài cũ của cô giáo: Cậu có một chiếc tai bình thường hướng về phía cô và một chiếc tai to hướng về phía lớp để nghe các bạn nhắc bài.

e. Trong truyện phim "Tây du kí", Ngưu Ma Vương có cái đầu trâu trên thân hình người trông rất dữ tợn.

Câu 15. Hãy ghép các hiện tượng tâm lí (cột A) với đối tượng phản ánh của nó (cột B).

Cột A Cột B

1. Nhận thức cảm tính

2. Nhận thức lí tính

3. Cảm xúc

4. Trí nhớ

a. Kinh nghiệm của cá nhân.

b. Những thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng.

c. Mục đích của hành động do điều kiện khách quan quy định.

d. Ý nghĩa của sự vật, hiện tượng trong quan hệ với nhu cầu, động cơ của con người.

e. Những thuộc tính bản chất và những mối liên hệ mang tính quy luật của sự vật, hiện tượng.

PHẦN 2: Điền vào chỗ trống

Câu 16. 

Nhận thức là hoạt động đặc trưng của con người. Mức độ thấp của nhận thức là …(1) bao gồm....(2), trong đó con người phản ánh những thuộc tính ...(3) của sự vật đang trực tiếp tác động vào giác quan.

Câu 17. 

Tri giác và cảm giác đều là nhận thức cảm tính. Vì chúng đều phản ánh cái...(1), nhưng tri giác là mức độ nhận thức …(2).. cảm giác. Tri giác phản ánh ...(3) các thuộc tính bên ngoài của sự vật, hiện tượng khi chúng tác động trực tiếp vào giác quan.

Câu 18.

Cảm giác phản ánh các thuộc tính …(1) của sự vật thông qua hoạt động của từng giác quan. Do vậy, cảm giác chưa phản ánh được ...(2) sự vật. Cảm giác là mức độ định hướng …(3) trong nhận thức của con người.

Câu 19. 

Cảm giác có ba ngưỡng: ngưỡng cảm giác trên, ngưỡng cảm giác dưới và ngưỡng sai biệt. Ngưỡng cảm giác trên là... (1) mà ở đó vẫn còn cảm giác, ngưỡng cảm giác dưới là ...(2) đủ để gây ra cảm giác. Ngưỡng sai biệt là...(3). về cường độ và tính chất của hai kích thích gây cảm giác.

Câu 20. 

Tính đối tượng của tri giác thể hiện ở chỗ tri giác đem lại hình ảnh trọn vẹn về sự vật nhất định. Hình ảnh ấy một mặt phản ánh ...(1) của đối tượng, mặt khác nó là …(2) về đối tượng. Vì vậy, khi tri giác một vật, cá nhân phải sử dụng …(3) các cơ quan phân tích và kinh nghiệm đã có về vật đang tri giác.

Câu 21.

Tri giác của cá nhân không thể đồng thời phản ánh tất cả các sự vật đang trực tiếp tác động, mà chỉ …(1) một số tác động trong đó để phản ánh. Đặc điểm này nói lên…. (2) của tri giác. Vì vậy, khi trình bày bảng, giáo viên cần tạo ra ...(3) của các kiểu chữ.

Câu 22. 

Khả năng phản ánh sự vật...(1) khi điều kiện tri giác vật đó thay đổi. Khả năng này nói lên ….(2) của tri giác. Có được khả năng này là do trong quá trình tri giác có sự tham gia của yếu tố ...(3) của cá nhân.

Câu 23. 

Ở mức nhận thức cảm tính, con người phản ánh ...(1) sự vật. Đến tư duy, con người phản ánh …(2) sự vật. Điều này được thể hiện trước hết ở việc con người sử dụng ...(3) để tư duy.

Câu 24. 

Quá trình tư duy được bắt đầu từ ...(1), tiếp đến làm ...(2), sau đó sàng lọc liên tưởng và hình thành giả thuyết. Khâu tiếp theo là ...(3), từ đây có ba khả năng: nếu giả thuyết đúng thì khẳng định và vấn đề đã được giải quyết; nếu giả thuyết sai thì phủ định từ đó tiến hành hành động tư duy mới, nếu giả thuyết chưa chính xác thì chính xác hoá lại.

Câu 25. 

Khái quát hoá là quá trình dùng trí óc để ..(1) nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại các sự vật, theo những thuộc tính, những mối liên hệ … (2). Những thuộc tính này là những thuộc tính …(3) của sự vật.

 
ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
D B B A D B B C B D
11 12 13 14 15          
C 1A-2B-3E-4C 1A-2B-3D-4C 1E-2B-3C-4D 1B-2E-3D-4A          

16. (1) Nhận thức cảm tính, (2) cảm giác và tri giác, (3) bên ngoài

17. (1) Bên ngoài, (2) cao hơn, (3) trọn vẹn

18. (1) Bên ngoài, (2) trọn vẹn, (3) đầu tiên 

19. (1) Cường độ kích thích tối đa, (2)  ờng độ kích thích  tối thiểu, (3) mức độ chênh lệch tối thiểu

20. (1) Đặc điểm bên ngoài, (2) hình ảnh chủ quan, (3) tổ hợp

21. (1) Tách ra, (2) tính chủ quan, (3) sự tương phản

22. (1) Không thay đổi, (2) tính ổn định, (3) kinh nghiệm

23. (1) Trực tiếp, (2) trọn vẹn, (3) ngôn ngữ

24. (1) Nhận thức vấn đề, (2) xuất hiện các liên tưởng, (3) kiểm tra giả thuyết

25. (1) Bao quát, (2) chung của các sự vật, (3) chung, bản chất

 

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm khác: 

Câu hỏi trắc nghiệm chương 1: Tâm lý học là một khoa học 

Câu hỏi trắc nghiệm chương 2: Hoạt động và giao tiếp 

Câu hỏi trắc nghiệm chương 3: Sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức 

Câu hỏi trắc nghiệm chương 4: Hoạt động nhận thức 

- Câu hỏi trắc nghiệm chương 4: Hoạt động nhận thức (Phần 1)

 

 

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!