Câu hỏi trắc nghiệm: TÌNH CẢM - Ý THỨC | Tâm lý học đại cương | Trường Đại học Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh

Trọn bộ câu hỏi ôn tập dưới dạng trắc nghiệm ôn tập chương 5: TÌNH CẢM - Ý THỨC có đáp án học phần Tâm lý học đại cương. Giúp bạn ôn tập hiệu quả và đạt điểm cao cuối học phần!

Câu hỏi trắc nghiệm CHƯƠNG 5: Tình cảm - ý thức 

(có đáp án) 

PHẦN 1: Chọn đáp án đúng

Câu 1. Đặc điểm đặc trưng của xúc cảm là:

1. Luôn ở trạng thái hiện thực

2. Có tính nhất thời, đa dạng, phụ thuộc vào tình huống.

3. Gắn liền với phản xạ có điều kiện, với động hình.

4. Là một thuộc tính tâm lý.

5. Có cả ở người và động vật

a. 1, 2, 5           

b. 2, 3, 4          

c. 2, 4, 5            

d. 1, 3, 5

Câu 2. Hiện tượng nào dưới đây là sự thể hiện của xúc động?

a. Mấy ngày nay, Ngà như sống trong một thế giới khác, Ngà thấy cái gì cũng đẹp, cũng đáng yêu.

b. Trong lòng Na chợt xuất hiện nỗi buồn khó tả khi phải chia tay những người thân của mình.

c. Nhận được giấy báo trúng tuyển đại học, Lan mừng đến mfíc không cầm được nước mắt.

d. Mấy ngày nay Thảo luôn trăn trở về câu chuyện giữa cô và Nga, liệu bạn có thông cảm cho cô không?

Câu 3. Những đặc điểm đặc trưng của tình cảm là:

1. Là hiện tượng tâm lí mang tính chủ thể, có bản chất xã hội-lịch sử.

2. Phản ánh hiện thực khách quan dưới hình thfíc hình ảnh, biểu tượng, khái niệm

3. Phản ánh mối quan hệ giữa sự vật, hiện tượng với nhu cầu và động cơ của cá nhân.

4. Phản ánh thế giới khách quan dưới hình thức những rung cảm, trải nghiệm.

5. Phản ánh quy luật vận động của tự nhiên và xã hội.

a. 1, 3, 5       

b. 1, 3, 4            

c. 1, 2, 5          

d. 1, 4, 5

Câu 4. Hiện tượng tâm lý chi phối mọi biểu hiện của xu hướng, là mặt cốt lõi của tính cách, là điều kiện để hình thành năng lực là:

a. Xúc cảm.

b. Tình cảm.

c. Trí nhớ.

d. Tư duy.

Câu 5. Hiện tượng tâm lý nào dưới đây là sự thể hiện của tình cảm?

a. Trống trải.

b. Lo lắng.

c. Yêu thương

d. Đau khổ.

Câu 6. “Chập chờn lúc tỉnh lúc mê, tôi thấp thỏm chỉ lo nhà tôi bị bắt. Liệu khi bị hành hạ, nhà tôi liệu có giữ được không? Nằm cứ tính toán quẩn quanh…”. Đoạn trích trên là sự thể hiện của:

a. Xúc động.

b. Tâm trạng.

c. Xúc cảm.

d. Tình cảm.

Câu 7. “Điều trăn trở lớn nhất trong lòng anh nho Sắc: biết mất nước mà không lo việc cfíu nước là phạm điều bất trung. Nhưng khốn nỗi gánh gia đình của anh quá nặng. Mới 37 tuổi mà đã 3 con …” Đoạn trích trên phản ánh đặc điểm nào dưới đây của tình cảm?

a. Tình cảm âm tính.

b. Tình cảm dương tính.

c. Tính tích cực.

d. Tính tiêu cực.

Câu 8. Những hiện tượng nào dưới đây là sự thể hiện của tâm trạng?

1.  Trầm uất.

2.  Giận dữ.

3.  Buồn rầu.

4.  Khiếp sợ.

5.  Trống trải.

a. 1, 2, 4           

b. 1, 3, 5         

c. 2, 3, 5            

d. 2, 3, 4

Câu 9. Những biểu hiện nào dưới đây thuộc về tình cảm trí tuệ?

1.   Ham hiểu biết.

2.   Lòng trắc ẩn.

3.   Sự mỉa mai.

4.   Sự hoài nghi.

5.   Ngạc nhiên.

a. 1, 4, 5         

b. 2, 3, 5          

c. 1, 3, 4           

d. 2, 4, 5.

Câu 10. Những biểu hiện nào dưới đây thuộc về tình cảm đạo đức?

1.  Tính khôi hài.

2.  Tình đồng chí.

3.  Tình cảm nghĩa vụ.

4.  Tình yêu nghệ thuật.

5.  Tính ghen tị.

a. 1, 3, 4         

b. 1, 4, 5         

c. 2, 3, 5          

d. 1, 3, 5

Câu 11. Quy luật lây lan của tình cảm được phản ánh trong câu tục ngữ:

a. Giận cá chém thớt.

b. Gần thường, xa thương.

c. Lửa gần rơm lâu ngày cũng bén.

d. Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ.

Câu 12. Câu tục ngữ “Dao năng mài năng sắc, người năng chào năng quen” phản ánh quy luật:

a. “Tương phản”

b. “Lây lan”.

c.“Thích ứng”.

d. “Hình thành tình cảm”

Câu 13. Biện pháp giáo dục “ôn nghèo nhớ khổ”, “ôn cố tri tân” xuất phát từ quy luật :

a. “Di chuyển”.                                             

b. “Pha trộn”.

c. “Tương phản”                                        

d. “ Thích ứng”.

Câu 14. Trong cuộc sống, cá nhân cần kiểm soát chặt chẽ thái độ xúc cảm của mình, làm cho nó mang tính có chọn lọc tích cực, tránh “vơ đũa cả nắm”, “giận cá chém thớt, cũng tránh tình cảm “tràn lan”, “không biên giới”. Đó là sự vận dụng quy luật:

a. “Di chuyển”.                                             

b. “Pha trộn”.

c. “Tương phản”                                        

d. “ Thích ứng”.

Câu 15. Là một hiện tượng tâm lí, ý chí phản ánh:

a. Bản thân hành động.

b. Phương thức hành động.

c. Mục đích hành động.

d. Năng lực hành động.

Câu 16. Giá trị chân chính của ý chí thể hiện ở:

a. Nội dung đạo đức.

b. Cường độ ý chí.

c. Tính ý thức.

d. Tính tự giác.

Câu 17. Những đặc điểm đặc trưng của hành động kĩ xảo là:

1.   Mang tính chất kĩ thuật thuần tuý.

2.   Luôn gắn với một tình huống xác định.

3.   Được đánh giá về mặt kĩ thuật thao tác.

4.   Có tính bền vững cao.

5.   Được hình thành chủ yếu bằng luyện tập có mục đích, có hệ thống.

a. 2, 4, 5         

b. 1, 3, 4             

c. 1, 3, 5            

d. 1, 2, 5

Câu 18. Một kỹ xảo đã hình thành, nếu không được luyện tập, củng cố, sử dụng thường xuyên sẽ bị suy yếu và mất đi. Đó là nội dung của quy luật:

a. QL tiến bộ không đồng đều.

b. QL “đỉnh” của phương pháp luyện tập.

c. QL tác động qua lại giữa kỹ xảo cũ và kỹ xảo mới.

d. QL dập tắt kỹ xảo.

Câu 19. Trong trong công tác giáo dục, để mang lại hiệu quả cao cần thường xuyên thay đổi phương pháp cho thích hợp. Biện pháp này xuất phát từ quy luật nào dưới đây của kỹ xảo?

a. QL tiến bộ không đồng đều.

b. QL “đỉnh” của phương pháp luyện tập.

c. QL tác động qua lại giữa kỹ xảo cũ và kỹ xảo mới.

d. QL dập tắt kỹ xảo.

Câu 20. Khi luyện tập kỹ xảo cần tính đến những kỹ xảo đã có ở người học là kết luận được rút ra từ quy luật:

a. QL tiến bộ không đồng đều.

b. QL “đỉnh” của phương pháp luyện tập.

c. QL tác động qua lại giữa kỹ xảo cũ và kỹ xảo mới.

d. QL dập tắt kỹ xảo.

Câu 21. Nguyên tắc “Văn ôn võ luyện” là sự vận dụng quy luật:

a. QL tiến bộ không đồng đều.

b. QL “đỉnh” của phương pháp luyện tập.

c.  QL tác động qua lại giữa kỹ xảo cũ và kỹ xảo mới.

d. QL dập tắt kỹ xảo.

Câu 22. Hãy ghép các loại tình cảm (cột A) với nội dung tương ứng của nó (cột B).

Cột A Cột B

1. Tình cảm đạo đức

2. Tình cảm  trí tuệ

3. Tình cảm thẩm mĩ

4. Tình cảm mang tính chất thế giới quan

a. Thể hiện thái độ của con người đối với sự khám phá thế giới:lòng ham hiểu biết, óc hoài nghi khoa học v.v...

    b. Thể hiện thái độ của con người đối với những vấn đề về nhân sinh quan, thế giới quan.

   c. Phản ánh thái độ rung cảm đối với các sự vật thoả mãn nhu cầu của con người.

   d. Thể hiện thái độ rung cảm của con người đối với cái đẹp, cái hoàn thiện.

  e. Phản ánh thái đội của con người đối với các chuẩn mực đạo đức xã hội (tình mẹ con, bầu bạn v.v…).

Câu 23. Hãy ghép các quy luật tinh cảm (cột A) với các biểu hiện tương ứng của nó (cột B).

Cột A Cột B

1. Quy luật “thích ứng”

2. Quy luật “di chuyển”

3. Quy luật “lây lan”

4. Quy luật “hình thành” tình cảm

a. "Giận cá chém thớt".

b. "Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ".

c. "Năng mưa thì giếng năng đầy.

Anh năng đi lại mẹ thầy năng thương".

d. Nỗi uất hận bị kìm kẹp, nén chặt bao năm đã làm "nổ tung" ra niềm vui sướng của ngày được giải phóng.

e. Trung bình mỗi ngày hai trận đòn, nó đã trở nên "chai sạn" không còn sợ bố nó nữa.

Câu 24. Hãy ghép các hành động (cột A) với các sự kiện thể hiện nó (cột B).

Cột A Cột B

1. Kĩ xảo

2. Thói quen

3. Vô thức

4. Ý chí

a. Đã trở thành quy luật, các ngày trong một tuần của Mai là đi học, còn các ngày nghỉ thường được mẹ cho đi chơi công viên hay xem xiếc.

b. Mai đã hứa với mẹ là học thật giỏi để mẹ vui. Vì vậy, dù bài tập khó đến mấy em cũng cố gắng làm xong mới đi ngủ.

c. Các buổi tối, sau khi học xong bài, Mai đều chuẩn bị đầy đủ sách vở và các thứ cần thiết cho buổi học hôm sau. Vì vậy chưa bao giờ Mai bị quên sách hay vở.

d. Hôm nay đi xem xiếc về Mai vô cùng thán phục các động tác rất tinh xảo của người nghệ sĩ.

e. Đang mải "nghĩ" đến tiết mục tung hứng đầy hấp dẫn của cô nghệ sĩ xiếc. Mai để tuột cái bát khỏi tay, làm nó vỡ tan. Em rất ân hận vì việc này.

PHẦN 2: Điền vào chỗ trống

Câu 25.

Tình cảm là những ...(1) thể hiện ...(2) của con người đối với những sự vật, hiện tượng, phản ánh ...(3) của những sự vật, hiện tượng có liên quan tới nhu cầu và động cơ của cá nhân.

Câu 26.

Giữa nhận thức và tình cảm có nhiều điểm giống nhau, chẳng hạn, cùng có ...(1) nhưng nhận thfíc và tình cảm có nhiều điểm khác nhau về ...(2), phạm vi và ...(3) phản ánh.

Câu 27.

Đời sống tình cảm diễn ra theo các quy luật. Một xúc cảm, tình cảm được lặp lại nhiều lần, đến lúc nào đó sẽ trở lên "chai sạn". Đó là ...(1)… Hiện tượng “giận cá chém thớt" là biểu hiện của ...(2)... còn sự tổng hợp hoá, động hình hoá các cảm xúc cùng loại chính là ... (3)...

Câu 28.

Trong hành động ý chí, thường xuất hiện các phẩm chất của ý chí. Trước hết, cá nhân phải biết đề ra cho mình những mục đích gần và xa. Đó chính là phẩm chất...(1). Tiếp đến là phẩm chất...(2), tfíc là phải có năng lực quyết định và thực hiện hành động. Một phẩm chất khác của ý chí là ...(3), biểu hiện ở khả năng theo đuổi đến cùng mục đích đề ra, dù khó khăn đến mấy.

ĐÁP  ÁN
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
A C B B C B A B A C
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
D D C C C A C D B C
21 22 23 24            
D 1E-2A-3D-4B 1E-3A-3B-4C 1D-2A-3E-4B            

25. (1) Rung cảm, (2) thái độ, (3) ý nghĩa

26. (1) Bản chất xã hội, (2) nội dung, (3) phương thức

27. (1) Quy luật thích ứng, (2) quy luật "di chuyển", (3) quy luật hình thành tình cảm

28. (1) Tính mục đích, (2) tính quyết đoán, (3) tính bền bỉ 

 

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm khác: 

Câu hỏi trắc nghiệm chương 1: Tâm lý học là một khoa học 

Câu hỏi trắc nghiệm chương 2: Hoạt động và giao tiếp 

Câu hỏi trắc nghiệm chương 3: Sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức 

Câu hỏi trắc nghiệm chương 4: Hoạt động nhận thức 

- Câu hỏi trắc nghiệm chương 4: Hoạt động nhận thức (Phần 1)

- Câu hỏi trắc nghiệm chương 4: Hoạt động nhận thức (Phần 2)

Câu hỏi trắc nghiệm chương 5: Tình cảm - Ý thức

 
 
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!