Câu hỏi trắc nghiệm: HOẠT ĐỘNG VÀ GIAO TIẾP | Tâm lý học đại cương | Trường Đại học Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh

Trọn bộ câu hỏi ôn tập dưới dạng trắc nghiệm ôn tập chương 2: HOẠT ĐỘNG VÀ GIAO TIẾP có đáp án học phần Tâm lý học đại cương. Giúp bạn ôn tập hiệu quả và đạt điểm cao cuối học phần!

Câu hỏi trắc nghiệm CHƯƠNG 2: Hoạt động và giao tiếp

(có đáp án) 

PHẦN 1: Chọn đáp án đúng

Câu 1. Quan điểm đúng đắn nhất về mối quan hệ giữa não và tâm lý là:

a.  Quá trình tâm lý và sinh lý diễn ra song song trong não không phụ thuộc vào nhau.

b.  Tư tưởng do não tiết ra giống như gan tiết ra mật.

c.  Tâm lý là một hiện tượng tinh thần không liên quan gì đến não.

d. Tâm lý là chức năng của não.

Câu 2. Những hiện tượng tâm lí nào dưới đây có cơ sở sinh lí là hệ thống tín hiệu thứ hai?

1.  Tư duy cụ thể.

2.  Tình cảm.

3.   Nhận thức cảm tính.

4.  Tư duy trừu tượng.

5.   Ý thức.

a. 1, 2, 3.           

b. 2, 4, 5.          

c. 3, 4, 5.                                                    

d. 1, 2, 5.

Câu 3. Khái niệm giao tiếp trong tâm lý học được định nghĩa là:

a. Sự gặp gỡ và trao đổi về tình cảm, ý nghĩ,… nhờ vậy mà mọi người hiểu biết và thông cảm lẫn nhau.

b. Sự trao đổi giữa thầy và trò về nội dung bài học, giúp học sinh tiếp thu được tri thức

c. Sự giao lưu văn hóa giữa các đơn vị để học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và thắt chặt tình đoàn kết.

d. Sự tiếp xúc tâm lý giữa người – người để trao đổi thông tin, cảm xúc, tri giác lẫn nhau, ảnh hưởng tác động qua lại với nhau.

Câu 4. Hãy cho biết những trường hợp nào trong số trường hợp sau là giao tiếp?

1.   Hai con khỉ đang bắt chấy cho nhau.

2.   Hai em học sinh đang truy bài.

3.   Một em bé đang đùa giỡn với con mèo.

4.  Thầy giáo đang sinh hoạt lớp chủ nhiệm.

5.   Hai em học sinh đang trao đổi e-mail.

a. 1, 3, 4.             

b. 2, 4, 5.          

c. 3, 4, 5.                                                      

d. 1, 2, 4.

Câu 5. Loại giao tiếp nhằm thực hiện một nhiệm vụ chung theo chức trách và quy tắc thể chế được gọi là:

a. Giao tiếp trực tiếp.

b. Giao tiếp chính thức

c. Giao tiếp không chính thức.

d. Giao tiếp bằng ngôn ngữ.

Câu 6. Những yếu tố nào dưới đây tạo nên tính gián tiếp của hoạt động?

1. Công cụ tâm lí.

2. Công cụ lao động.

3. Nguyên vật liệu.

4. Phương tiện ngôn ngữ.

5. Sản phẩm lao động.

a. 1, 2, 4.       

b. 1, 3, 4.            

c. 1, 2, 5.                                                                                

d. 1, 3, 5.

Câu 7. Nghiên cứu những người có tuổi và sống lâu cho thấy, sự giảm bớt dần các trách nhiệm và các hoạt động liên quan đến các trách nhiệm đó đã thu hẹp và làm rối loạn nhân cách. Ngược lại, mối liện hệ thường xuyên với cuộc sống xung quanh lại duy trì nhân cách cho đến lúc chết. Những người về hưu, không tham gia hoạt động nghề nghiệp, hoạt động xã hội sẽ dẫn đến sự biến đổi sâu sắc trong cấu trúc nhân cách của họ – nhân cách bắt đầu bị phá huỷ. Điều này dẫn đến các bệnh tim mạch. Mối liên hệ nào dưới đây thể hiện trong trường hợp trên?

a. Tâm lí là sản phẩm của hoạt động.

b. Tâm lí là sản phẩm của giao tiếp.

c. Tâm lí là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp.

d. Hoạt động là điều kiện để thực hiện mối quan hệ giao tiếp.

Câu 8. Dưới góc độ tâm lí học, hoạt động của con người giữ vai trò:

1. Tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần.

2. Cải tạo thế giới khách quan.

3. Làm nảy sinh và phát triển tâm lí.

4. Là phương thức tồn taị của con người trong thế giới.

5. Thỏa mãn những nhu cầu của con người.

a. 1, 2, 3.              

b. 1, 3, 4.             

c. 1, 4, 5.                                                          

d. 2, 4, 5.

Câu 9. Động cơ của hoạt động là:

a.  Khách thể của hoạt động.

b.  Cấu trúc tâm lí trong chủ thể.

c. Đối tượng của hoạt động.

d. Bản thân quá trình hoạt động.

Câu 10. Những trường hợp trẻ em do bị thú rừng nuôi mất hẳn bản tính người là do:

a. Không có môi trường sống thích hợp.

b. Không được giáo dục.

c. Không được giao tiếp với con người.

d. Không tham gia hoạt động.

Câu 11. Qua thực tế tại các doanh nghiệp, sinh viên thấy cần phải tích cực học tập và tu dưỡng nhiều hơn ở trường đại học. Chức năng giao tiếp được thể hiện trong trường hợp trên là:

a. Nhận thức.

b. Xúc cảm.

c. Điều khiển hành vi.

d. Phối hợp hoạt động.

Câu 12. Cơ chế chủ yếu của sự phát triển tâm lí con người là:

a. Di truyền qua gen.

b. Lĩnh hội nền văn hoá xã hội.

c. Thích nghi cá thể.

d. Giao tiếp với những người xung quanh.

Câu 13. Để định hướng, điều khiển, điều chỉnh việc hình thành các phẩm chất tâm lí cá nhân, điều quan trọng nhất là:

a. Tổ chức cho cá nhân tham gia các loại hình hoạt động và giao tiếp trong môi trường tự nhiên và xã hội phù hợp.

b. Tạo ra môi trường sống lành mạnh, phong phú cho mỗi cá nhân, nhờ vậy cá nhân có điều kiện hình thành và phát triển tâm lí.

c. Tổ chức hình thành ở cá nhân các phẩm chất tâm lí mong muốn.

d. Cá nhân độc lập tiếp nhận các tác động của môi trường để hình thành những phẩm chất tâm lí của bản thân.

Câu 14. Đối với sự phát triển các hiện tượng tâm lí, cơ chế di truyền đảm bảo:

a. Khả năng tái tạo lại ở thế hệ sau những đặc điểm của thế hệ trước.

b. Tiền đề vật chất cho sự phát triển tâm lí con người. 

c. Sự tái tạo lại những đặc điểm tâm lí dưới hình thức “tiềm tàng” trong cấu trúc sinh vật của cơ thể.

d. Cho cá nhân tồn tại được trong môi trường sống luôn thay đổi.

Câu 15. Hiện tượng sinh lí và hiện tượng tâm lí thường:

a. Diễn ra song song trong não.

b. Đồng nhất với nhau.

c. Có quan hệ chặt chẽ với nhau.

d. Có quan hệ chặt chẽ với nhau, tâm lí có cơ sở vật chất là não bộ.

Câu 16. Giao tiếp là:

a. Sự tiếp xúc tâm lí giữa con người - con người.

b. Quá trình con người trao đổi về thông tin, về cảm xúc.

c. Con người tri giác lẫn nhau và ảnh hưởng tác động qua lại lẫn nhau.

d. Cả a, b và c.

Câu 17.     ″Hiền dữ phải đâu là tính sẵn

                  Phần nhiều do giáo dục mà nên″

Câu thơ trên đề cập tới vai trò của yếu tố nào trong sự hình thành, phát triển nhân cách?

a. Di truyền.

b. Môi trường.

c. Giáo dục.

d. Hoạt động và giao tiếp.

Câu 18. Trong tâm lí học hoạt động, khi phân chia các giai đoạn lứa tuổi trong quá trình phát triển cá nhân, ta thường căn cứ vào:

a. Các hoạt động mà cá nhân tham gia.

b. Những phát triển đột biến tâm lí trong từng thời kì.

c. Hoạt động chủ đạo của giai đoạn đó.

d. Tuổi đời của cá nhân

Câu 19. Yếu tố giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành và phát triển tâm lí, nhân cách con người là:

a. Bẩm sinh di truyền.

b. Môi trường.

c. Hoạt động và giao tiếp.

d. Cả a và b.

Câu 20. Trong tâm lí học hoạt động, hoạt động là:

a. Phương thức tồn tại của con người trong thế giới.

b. Sự tiêu hao năng lượng, thần kinh, cơ bắp của con người tác động vào hiện thực khách quan để thoả mãn các nhu cầu của cá nhân.

c. Mối quan hệ tác động qua lại giữa con người và thế giới để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người.

d. Điều kiện tất yếu đảm bảo sự tồn tại của cá nhân.

Câu 21. Đối tượng của hoạt động:

a. Có trước khi chủ thể tiến hành hoạt động.

b. Có sau khi chủ thể tiến hành hoạt động.

c. Được hình thành và bộc lộ dần trong quá trình hoạt động.

d. Là mô hình tâm lí định hướng hoạt động của cá nhân.

Câu 22. Hãy ghép các lứa tuổi (cột A) tương ứng với các dạng hoạt động chủ đạo (cột B).

Cột A

Cột B

1. Tuổi sơ sinh

2.  Tuổi mẫu giáo.

3.  Tuổi nhi đồng.

4.  Tuổi trưởng thành.

 

a. Hoạt động vui chơi

b. Hoạt động giao lưu cảm xúc trực tiếp với người lớn.

c. Hoạt động lao động và hoạt động xã hội.

d. Hoạt động sáng tạo nghệ thuật.

e. Hoạt động học tập.

Câu 23. Hãy ghép các định nghĩa (cột A) tương ứng với thuật ngữ đúng của nó (cột B).

Cột A

Cột B

1. Hoạt động.

2. Hành động.

3. Thao tác.

a. Là quá trình chủ thể chiếm lĩnh đối tượng bằng các phương tiện nhất định.

b. Là quá trình chủ thể thực hiện mục đích bằng một phương tiện nhất định.

c. Là quá trình chủ thể chiếm lĩnh đối tượng mà chủ thể thấy cần phải đạt được nó trên con đường hiện thực hoá động cơ.

d. Là quá trình chủ thể hướng đến đối tượng nhằm thoả mãn nhu cầu. Là quá trình hiện thực hoá động cơ.

 

PHẦN 2: Điền vào chỗ trống

Câu 24.

Di truyền có vai trò...(1)... trong sự hình thành và phát triển tâm lí người. Nó là cơ sở...(2) của hiện tượng tâm lí, với những đặc điểm giải phẫu sinh lí của hệ thần kinh. Đặc biệt,...(3)... là yếu tố tạo nên sự khác biệt về đặc điểm giác quan của hệ thần kinh cũng như năng lực hoạt động khác nhau của con người.

Câu 25.

Tâm lí là...(1)   của não. Khi nảy sinh trên não, cùng với quá trình...(2)... của não, hiện tượng tâm lí thực hiện chfíc năng định hướng, điều khiển, điều chỉnh.... (3) của con người.

Câu 26.

Các quan hệ..(1).. tạo nên ... (2)... của con người. Sự phát triển xã hội loài người tuân theo quy luật văn hoá - xã hội. Trong đó hoạt động tâm lí của con người chịu chi phối của...(3), yếu tố giữ vai trò chủ đạo trong sự phát triển tâm lí người.

Câu 27.

Hoạt động bao gồm hai quá trình diễn ra đồng thời và bổ sung cho nhau. Đó là quá trình..(1)... và quá trình...(2)... Thông qua hai quá trình này, tâm lí của con người được..(3)... trong hoạt động.

Câu 28.

Giao tiếp là sự...(1)... tâm lí giữa người với người, thông qua đó con người trao đổi với nhau về ...(2)..., về...(3) , tri giác lẫn nhau và tác động qua lại với nhau.

Câu 29.

Hoạt động bao giờ cũng có...(1)... Đó là cái con người cần làm ra, cần chiếm lĩnh. Được gọi là ...(2)... của hoạt động. Nó luôn thúc đẩy con người hoạt động để tạo nên những ...(3)   tâm lí mới với những năng lực mới.

Câu 30.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định: Tâm lí người có nguồn gốc từ ....(1).. được chuyển vào trong ....(2).., là ...(3)... chuyển thành kinh nghiệm cá nhân thông qua hoạt động và giao tiếp, trong đó giáo dục giữ vai trò chủ đạo.

ĐÁP ÁN 

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
D B D B B A C A C C
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
A B A B D D C C C C
21 22 23              
C 1B-2A-3E-4C 1C-2B-3A              

24. (1) Tiền đề, (2) vật chất, (3) tư chất

25. (1) Chức năng, (2) sinh lí, (3) hành vi

26. (1) Xã hội, (2) tâm lý,  (3) môi trường

27. (1) Đối tượng hóa, (2) chủ thể hóa, (3) bộc lộ và hình thành

28. (1) Tiếp xúc, (2) thông tin, (3) cảm xúc

29. (1) Đối tượng, (2) động cơ, (3) sản phẩm

30. (1) Thế giới khách quan, (2) não người, (3) kinh nghiệm xã hội - lịch sử

 

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm khác: 

Câu hỏi trắc nghiệm chương 1: Tâm lý học là một khoa học 

Câu hỏi trắc nghiệm chương 2: Hoạt động và giao tiếp 

Câu hỏi trắc nghiệm chương 3: Sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức 

Câu hỏi trắc nghiệm chương 4: Hoạt động nhận thức 

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh tâm lý mới nhất

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm cộng tác viên tư vấn tâm lý học đường

Mức lương của thực tập sinh tâm lý là bao nhiêu?

 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!