Câu hỏi trắc nghiệm: NHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH | Tâm lý học đại cương | Trường Đại học Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh

Trọn bộ câu hỏi ôn tập dưới dạng trắc nghiệm ôn tập chương 6: NHÂN CÁCH VÀ SỰ HÌNH THÀNH NHÂN CÁCH có đáp án học phần Tâm lý học đại cương. Giúp bạn ôn tập hiệu quả và đạt điểm cao cuối học phần!

Câu hỏi trắc nghiệm CHƯƠNG 6: Nhân cách và sự hình thành nhân cách

(có đáp án) 

PHẦN 1: Chọn đáp án đúng

Câu 1. Khái niệm cá nhân trong tâm lí học được định nghĩa là:

a. Một con người cụ thể với các đặc điểm sinh lí, tâm lí và xã hội riêng biệt tồn tại trong một cộng đồng, là thành viên của xã hội.

b. Thành viên của một cộng đồng, một xã hội, vừa là một thực thể tự nhiên vừa là một thực thể xã hội.

c. Thành viên của một xã hội nhất định, là chủ thể của các quan hệ người – người, của hoạt động có ý thfíc và giao tiếp.

d. Một con người với những thuộc tính tâm lí tạo nên hoạt động và hành vi có ý nghĩa xã hội của họ.

Câu 2. Khái niệm nhân cách trong tâm lý học được định nghĩa là:

a. Một cá nhân có ý thức, chiếm một vị trí nhất định trong xã hội và thực hiện một vai trò xã hội nhất định

b. Là một con người với tư cách là kẻ mang toàn bộ thuộc tính và phẩm chất tâm lý quy định hình thức hoạt động và hành vi có ý nghĩa xã hội.

c. Một tổ hợp những đặc điểm, những thuộc tính tâm lý của cá nhân, biểu hiện bản sắc và giá trị xã hội của con người.

d. Là một con người, với đầy đủ thuộc tính tâm lí do các mối quan hệ xã hội (gia đình, họ hàng, làng xóm) quy định.

Câu 3.Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó” lời nhận định trên của Hồ Chủ Tịch phản ánh đặc điểm nào dưới đây của nhân cách?

a. Tính thống nhất.

b. Tính ổn định

c. Tính tích cực

d. Tính giao lưu

Câu 4. Hãy xác định xem đặc điểm nào dưới đây là đặc trưng cho một nhân cách?

a. Tốc độ phản fíng vận động cao,

b. Nhịp độ hoạt động nhanh.

c. Khiêm tốn, thật thà, ngay thẳng.

d. Tốc độ hình thành kỹ xảo cao.

Câu 5. Hãy xác định xem những đặc điểm nào dưới đây là đặc trưng cho một cá thể?

1. Tận tâm.

2. Hay phản fíng.

3. Tốc độ phản fíng vận động cao.

4. Nhịp độ hoạt động nhanh.

5. Ít nhạy cảm với sự đánh giá của xã hội.

a. 2, 4, 5         

b. 1, 3, 4             

c. 1, 3, 5             

d. 2, 3, 4

Câu 6. Hệ thống những quan điểm về tự nhiên, xã hội và bản thân xác định phương châm hoạt động của con người được gọi là:

a. Hứng thú

b. Lý tưởng

c. Niềm tin.

d. Thế giới quan.

Câu 7. Đặc điểm nổi bật của nhu cầu là:

a. Hiểu biết về đối tượng

b. Có tình cảm với đối tượng.

c. Luôn có đối tượng.

d. Phụ thuộc vào đặc điểm của đối tượng.

Câu 8. Hiện tượng tâm lý nào dưới đây là biểu hiện tập trung nhất của xu hướng nhân cách?

a.  Nhu cầu.

b. Hứng thú.

c. Lý tưởng.

d. Niềm tin.

Câu 9. Thành phần tạo nên hệ thống động cơ của nhân cách là:

a. Xu hướng.

b. Khí chất.

c. Tính cách.

d. Năng lực.

Câu 10. Biểu hiện đặc trưng cho xu hướng của nhân cách là:

a. Cẩn thận.

b. Có niềm tin.

c. Khiêm tốn

d. Tính yêu cầu cao.

Câu 11. Khi giải bài tập, có những học sinh sau lần thất bại thứ nhất đã cố gắng giải nó lần thứ 2, thứ 3…Đó là sự biểu hiện của:

a. Xu hướng.

b. Tính cách.

c. Năng lực.

d. Khí chất.

Câu 12. Những nét tính cách thế hiện thái độ đối với người khác là :

1. Tính quảng giao.                                         

2. Tinh thần trách nhiệm.

3.  Lòng vị tha.

4.  Tính khiêm tốn.

5.  Tinh thần tập thể.

a. 1, 2, 3        

b. 1, 3, 4             

c. 1, 2, 4             

d. 1, 3, 5

Câu 13. Những nét tính cách thể hiện thái độ đối với lao động là:

1.  Tính ích kỉ.

2.  Tính lười biếng.

3.  Tính sáng tạo.

4.   Lòng trung thực.

5.  Tính cẩn thận.

a. 2, 3, 5         

b. 1, 3, 4             

c. 1, 3, 5            

d. 1, 2, 5

Câu 14. Những nét tính cách thể hiện thái độ đối với bản thân là:

1.  Tính kín đáo.

2.  Lòng trung thực.

3.  Tính khiêm tốn.

4.  Tính tự phê bình.

5.  Tính tự trọng.

a. 1, 4, 5         

b. 1, 3, 4             

c. 3, 4, 5            

d. 1, 2, 5

Câu 15. Hãy chỉ ra luận điểm nào dưới đây là đúng đắn hơn cả trong việc cắt nghĩa khái niệm tính cách:

a. Những nét tính cách thể hiện cả thái độ và phương thfíc hành động bộc lộ hành vi tương fíng.

b. Những nét tính cách thể hiện trong bất kỳ hoàn cảnh và điều kiện nào.

c. Những nét tính cách chỉ thể hiện trong những hoàn cảnh điển hình với chúng mà thôi.

d. Những nét tính cách không phải là cái gì khác ngoài thái độ của con người đối với các mặt xác định của hiện thực.

Câu 16. Hãy xác định xem tính cách của con người được thể hiện trong trường hợp nào dưới đây?

a. Một người hay nổi nóng khi bị người khác phê bình.

b. Một người luôn sôi nổi, nhiệt tình trong công việc.

c. Một học sinh say mê lắp ráp đài bán dẫn , dành mọi thời gian rảnh rỗi cho công việc.

d. Một học sinh chỉ nghe giảng chăm chú khi giáo viên thông báo một điều gì lí thú.

Câu 17. Những biểu hiện đặc trưng của khí chất là:

1.   Khiêm tốn

2.   Nóng nảy.

3.   Cẩn thận.

4.   Nhút nhát.

5.   Siêng năng.

a. 1, 4, 5         

b. 2, 3, 4             

c. 1, 3, 5            

d. 1, 2, 5

Câu 18. Những đặc điểm đặc trưng cho kiểu khí chất “Hăng hái” là:

1. Tính tích cực cao

2. Sức làm việc lâu bền.

3. Năng động, hoạt bát.

4. Vui vẻ, yêu đời.

5. Muốn thay đổi các ấn tượng thường xuyên.

a. 2, 4, 5         

b. 1, 3, 4             

c. 1, 4, 5            

d. 3, 4, 5

Câu 19. Những đặc điểm nào dưới đây của hành vi là do kiểu khí chất quy định?

1. Một học sinh cục cằn, hay cáu gắt, thiếu kiên nhẫn.

2. Một học sinh hoạt bát, vui nhộn, hăng hái trong công việc của tập thể.

3. Một học sinh học giỏi, luôn có yêu cầu cao với bản thân và rất tự tin.

4. Một học sinh luôn tỏ thái độ phê phán với những ai lảng tránh công việc của tập thể

5. Một học sinh sôi nổi, bồng bột, muốn thay đổi các ấn tượng thường xuyên.

a. 2, 4, 5       

b. 1, 2, 5                                         

c. 1, 3, 5               

d. 1, 4, 5

Câu 20. Hãy chỉ ra những quan điểm đúng đắn về kiểu khí chất?

1. Khí chất là do kiểu hoạt động thần kinh quy định.

2. Khí chất của con người không thể thay đổi được.

3. Khí chất có thể thay đổi dưới ảnh hưởng của môi trường sống.

4. Không có kiểu khí chất nào là xấu hay tốt hoàn toàn.

5. Kiểu khí chất sôi nổi mang nhiều nhược điểm hơn các kiểu khí chất khác.

a. 2, 3, 5         

b. 1, 3, 4             

c. 1, 4, 5            

d. 1, 2, 5

Câu 21. Tổ hợp các thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu của một hoạt động nhất định, đảm bảo cho hoạt động đó có kết quả được gọi là:

a. Xu hướng .

b. Tính cách.

c. Khí chất.

d. Năng lực.

Câu 22. Những trường hợp nào dưới đây nói về năng lực?

1. Sự hiểu biết rộng về một lĩnh vực nào đó.

2. Một người ghi nhớ nhanh chóng được hình dáng, màu sắc, độ lớn của sự vật.

3. Một người phân biệt rất giỏi các mùi và ghi nhớ chúng một cách chính xác.

4. Một học sinh kể lại rất hay câu chuyện mà mình đã được đọc.

5. Một học sinh rất say mê học môn toán.

a. 2, 4, 5         

b. 2, 3, 4             

c. 1, 3, 5            

d. 1, 4, 5

Câu 23. Yếu tố nào dưới đây không thuộc về lí tưởng?

a. Một hình ảnh tương đối mẫu mực, có tác dụng hấp dẫn, lôi cuốn con người vươn tới.

b. Phản ánh đời sống hiện tại của cá nhân và xã hội.

c. Hình ảnh tâm lí vừa có tính hiện thực vừa có tính lãng mạn.

d. Có chức năng xác định mục tiêu, chiều hướng và động lực phát triển của nhân cách.

Câu 24. Yếu tố tâm lí nào dưới đây không thuộc xu hướng nhân cách?

a. Hiểu biết.

b.  Nhu cầu.

c.  Hứng thú, niềm tin

d.  Thế giới quan, lí tưởng sống.

Câu 25. Năng lực và tri thức, kĩ năng, kĩ xảo có mối quan hệ:

a. Thống nhất với nhau.

b. Đồng nhất với nhau.

c. Có tri thức, kĩ năng kĩ xảo về một lĩnh vực nào đó là có năng lực về lĩnh vực đó.

d.  Tri thức, kĩ năng, kĩ xảo không liên quan gì với nhau.

Câu 26. Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, giáo dục có vai trò:

a. Chủ đạo.

b. Quyết định trực tiếp.

c. Nhân tố quan trọng.

d. Nhân tố cơ bản.

Câu 27. Trong các đặc điểm sau đây của nhân cách, đặc điểm nào thể hiện thuộc tính của khí chất?

a. Hồng là cô gái yêu đời, sôi nổi, tốt bụng nhưng rất dễ quên lời hfía với người khác.

b. Mai hứng thú với nhiều thứ nhưng hứng thú của Mai thường không ổn định, chóng nguội đi.

c. Mơ ước của Lan là sẽ trở thành cô giáo, nên em rất chịu khó sưu tập những câu chuyện về nghề Giáo viên.

d. Nam hoạt động tích cực trong tập thể, nhất là những hoạt động công ích.

Câu 28. Luận điểm nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò chủ đạo của giáo dục đối với sự hình thành và phát triển nhân cách?

a. Giáo dục quyết định chiều hướng, con đường hình thành và phát triển nhân cách.

b. Thông qua giáo dục, thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau các kinh nghiệm xã hội mà các thế hệ trước đã tích luỹ được.

c. Giáo dục vạch ra phương hướng và con đường cho sự phát triển nhân cách.

d. Giáo dục có thể phát huy tối đa các tiềm năng của cá nhân và các yếu tố khách quan trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách.

Câu 29. Luận điểm nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò quyết định trực tiếp của hoạt động cá nhân đối với sự hình thành và phát triển nhân cách?

a. Thông qua hoạt động, con người tiếp thu nền văn hoá xã hội và biến chúng thành năng lực của riêng mình, đồng thời cũng thông qua hoạt động con người bộc lộ ra ngoài những năng lực đó.

b. Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích, mang tính xã hội, tính cộng đồng và được thực hiện bằng những công cụ do con người sáng tạo ra.

c. Hoạt động của con người thường được diễn ra dưới nhiều hình thfíc phong phú, sinh động và biến đổi vai trò của mình trong mỗi thời kì phát triển nhân cách cá nhân.

d. Sự hình thành và phát triển nhân cách mỗi người phụ thuộc vào hoạt động chủ đạo của một giai đoạn phát triển.

Câu 30. Tập thể là:

a. Một nhóm người bất kì.

b. Một nhóm người có chung một sở thích.

c. Một nhóm người có mục đích, hoạt động chung và phục tùng các mục đích xã hội.

d. Một nhóm người có hfíng thú và hoạt động chung.

Câu 31. Tác động của tập thể đến nhân cách thông qua:

a. Hoạt động cùng nhau.

b. Dư luận tập thể.

c. Truyền thống tập thể và bầu không khí tập thể.

d. Cả a, b và c.

Câu 32. Yếu tố đóng vai quyết định đối với sự hình thành năng lực là:

a. Tư chất

b. Tri thức, kĩ năng, kĩ xảo

c. Khuynh hướng cá nhân

d. Tính tích cực hoạt động của cá nhân

Câu 33. Một con người sinh động, hoạt bát, muốn thay đổi các ấn tượng thường xuyên, dễ dàng thích ứng với những điều kiện thay đổi của cuộc sống. Đó là người thuộc khí chất:

a. Hăng hái                                           

b. Bình thản   

c. Nóng nảy                                              

d. Ưu tư

Câu 34. Yếu tố giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành, phát triển nhân cách là:

a. Giáo dục                                             

b. Hoạt động cá nhân            

c. Tác động của môi trường sống                      

d. Sự gương mẫu của người lớn

Câu 35. Trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách, tập thể là nhân tố đóng vai trò:

a. Môi trường thuận lợi cho sự phát triển

b. Quyết định trực tiếp sự phát triển

c. Tiền đề, điều kiện của sự phát triển

d. Chi phối trực tiếp sự phát triển.

Câu 36. Những đặc điểm cơ bản của nhân cách là:

a. Tính thống nhất và tính ổn định của nhân cách.

b. Tính ổn định của nhân cách.

c. Tính tích cực và tính giao tiếp của nhân cách.

d. Cả a, b và c.

Câu 37. Hãy ghép các kiểu khí chất (cột A) với các hiện tượng tâm lí tương ứng (cột B).

Cột A Cột B

1.   Hăng hái

2.   Nóng nảy

3.   Bình thản

4.   Ưu tư

a. Một con người hoạt bát, muốn thay đổi các ấn tượng thường xuyên, dễ dàng thích ứng với những điều kiện thay đổi của cuộc sống.

b. Con người nhanh nhẹn, hoạt bát trong các công việc và quan hệ.

c. Con người chậm chạp, ôn hoà, ít bộc lộ tâm trạng ra bên ngoài.

d. Con người bồng bột, sôi nổi, say mê với công việc, tâm trạng thay đổi mạnh mẽ, đột ngột.

e. Con người nhạy cảm, cảm xúc sâu sắc, nhưng phản ứng thường

Câu 38. Hãy ghép các khái niệm (cột A) với nội dung tương ứng của các khái niệm đó (cột B).

Cột A Cột B

1.  Thế giới quan

2.   Niềm tin

3.   Nhu cầu

4.   Hứng thú

a. Sự đòi hỏi tất yếu mà con người thấy cần được thoả mãn để tồn tại và phát triển.

b. Thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, vừa có ý nghĩa đối với cuộc sống, vừa có khả năng mang lại khoái cảm cho cá nhân trong quá trình hoạt động.

c. Một mục tiêu cao đẹp, một hình ảnh mẫu mực, tương đối hoàn chỉnh, có sức lôi cuốn con người vươn tới nó.

d. Hệ thống quan điểm về tự nhiên, xã hội và bản thân, xác định phương châm hành động của con người.

e. Một phẩm chất của thế giới quan, là cái kết tinh các quan điểm, tri thức, rung cảm, ý chí được con người thể nghiệm, trở thành chân lí vững bền.

Câu 39. Hãy ghép các yếu tố chi phối sự hình thành và phát triển nhân cách (cột A) với các vai trò tương ứng của nó (cột B).

Cột A Cột B

1. Tập thể

2. Giáo dục

3. Giao tiếp

4. Hoạt động

a. Giữ vai trò chủ đạo.

b. Tiền đề, điều kiện cho sự phát triển.

c. Nhu cầu xã hội cơ bản nhất, xuất hiện sớm nhất ở con người.

d. Môi trường thuận lợi cho sự phát triển.

e. Yếu tố quyết định trực tiếp.

Câu 40. Hãy ghép các thái độ của cá nhân (cột A) với những biểu hiện phù hợp với nó (cột B).

Cột A Cột B

1.  Thái độ đối với người khác.

2.  Thái độ đối với bản thân.

3.  Thái độ đối với lao động.

4.  Thái độ đối với xã hội.

a. Hứng thú, say mê công việc.

b. Khiêm    tốn,   tự   trọng   và   có   niềm   tin vững chắc.

c. Nhiệt tình đối với hoạt động chung.

d. Nghiêm khắc, cẩn thận, trách nhiệm.

e. Chân thành, tế nhị, cởi mở.

PHẦN 2: Điền vào chỗ trống

Câu 41.

Khí chất là thuộc tính tâm lí phức hợp của cá nhân, biểu hiện …(1)... và nhịp độ của các hoạt động tâm lí, thể hiện...(2)... của hành vi, ngôn ngữ của cá nhân. Khí chất có cơ sở là các kiểu thần kinh, nhưng khí chất mang bản chất ...(3).., được biến đổi do rèn luyện và giáo dục.

Câu 42.

Quá trình hình thành nhân cách chịu sự tác động của các yếu tố: bẩm sinh - di truyền, môi trường tự nhiên và xã hội,.. (1)... và ...(2)... Mỗi yếu tố có vai trò nhất định, nhưng ...(3)… có vai trò quyết định trực tiếp.
 
ĐÁP ÁN
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
A C A C D D C C A B
11 12 13 14 15 16 17 18 19 20
B D A C A B B B B B
21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
D B B A A A A A B C
31 32 33 34 35 36 37 38 39 40
D B A B B D 1A-2D-3C-4E 1D-2E-3A-4B 1D-2A-3C-4E 1E-2B-3D-4C

41. (1) Cường độ, (2) sắc thái, (3) xã hội

42. (1) Hoạt động, (2) giao tiếp, (3) hoạt động và giao tiếp

 

Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm khác: 

Câu hỏi trắc nghiệm chương 1: Tâm lý học là một khoa học 

Câu hỏi trắc nghiệm chương 2: Hoạt động và giao tiếp 

Câu hỏi trắc nghiệm chương 3: Sự hình thành và phát triển tâm lý, ý thức 

Câu hỏi trắc nghiệm chương 4: Hoạt động nhận thức 

- Câu hỏi trắc nghiệm chương 4: Hoạt động nhận thức (Phần 1)

- Câu hỏi trắc nghiệm chương 4: Hoạt động nhận thức (Phần 2)

Câu hỏi trắc nghiệm chương 5: Tình cảm - Ý thức

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh tâm lý mới nhất

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm cộng tác viên tư vấn tâm lý học đường

Mức lương của thực tập sinh tâm lý là bao nhiêu?

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!