CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ RỐI LOẠN CHUYỂN HOÁ LIPID
Câu 1. Về vai trò của lipid, các nhận định sau đây là đúng, trừ:
A. Cung cấp 25-30% năng lượng cơ thể.
B. Là nguồn năng lượng dự trử lớn nhất trong cơ thể.
C. Tham gia cấu trúc màng tế bào.
D. Lượng mỡ thay đổi theo tuổi và giói.
E. Mọi trường hợp cơ thể phải tăng đốt lipid đều lãng phí .
Câu 2. Về vai trò của lipid, các nhận định sau đây đúng, ngoại trừ:
A. Cung cấp 60-65% năng lượng cơ thể.
B. Là nguồn năng lượng dự trử lớn nhất.
C. Tham gia cấu trúc màng tế bào.
D. Tỷ lệ mỡ tăng theo tuổi
E. Tỷ lệ mỡ thay đổi theo giới
Câu 3. Về vai trò của lipid, các nhận định sau đây đúng, ngoại trừ:
A. Cung cấp 25-30% năng lượng cơ thể.
B. Là nguồn năng lượng dự trử lớn nhất.
C. Tham gia cấu trúc màng tế bào.
D. Tỷ lệ mỡ không tăng theo tuổi
E. Tỷ lệ mỡ thay đổi theo giới
Câu 4. Về nhu cầu lipid, các nhận định sau đây là đúng, trừ:
A. Phải đủ các axit béo chưa bảo hoà.
B. Axit linoleic là axit béo không thể thiếu.
C. Lipid thực vật chứa nhiều axit béo chưa bảo hoà hơn lipid động vật.
D. Axit béo chưa bảo hoà gây tăng cholesterol máu.
E. Khuyên nên dùng nhiều lipid thực vật hơn lipid động vật.
Câu 5. Về nhu cầu lipid, các nhận định sau đây là đúng, ngoại trừ:
A. Phải đủ các axit béo bảo hoà.
B. Axit linoleic là axit béo không thể thiếu.
C. Lipid thực vật chứa nhiều axit béo chưa bảo hoà hơn lipid động vật.
D. Axit béo chưa bảo hoà hạn chế tăng cholesterol máu.
E. Nên dùng nhiều lipid thực vật hơn lipid động vật.
Câu 6. Về béo phì, các nhận định sau đây đúng, trừ:
A. Là tình trạng tích mỡ quá mức bình thường trong cơ thể.
B. Mỡ tích lại chủ yếu dưới dạng tryglycerid trong mô mỡ.
C. Được đánh giá theo công thức không phụ thuộc lâm sàng.
D. Công thức tính chỉ số khối cơ thể giúp đánh giá béo phì.
E. Công thức Lorentz giúp đánh giá béo phì
Câu 7. Về béo phì, các nhận định sau đây là đúng, ngoại trừ:
A. Là sự tích mỡ quá nhiều trong cơ thể
B. Mỡ tích lại chủ yếu dưới dạng triglycerid
C. Gọi là béo bụng khi vòng bụng trên vòng môn lớn hơn 1 đối với nam
D. Gọi là béo mông khi vòn bụng trên vòng mông nhỏ hơn 0,8 đối với nữ
E. Béo mông nguy hiểm hơn béo bụng
Câu 8. Về béo phì, các nhận định sau đây là đúng, ngoại trừ:
A. Là sự tích mỡ quá nhiều trong cơ thể
B. Mỡ tích lại chủ yếu dưới dạng cholesterol
C. Gọi là béo bụng khi vòng bụng trên vòng môn lớn hơn 1 đối với nam
D. Gọi là béo bụng khi vòng bụng trên vòng mông lớn hơn 0,8 đối với nữ
E. Béo bụng nguy hiểm hơn béo mông
Câu 9. Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới áp dụng đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số khối cơ thể cho người trưởng thành ở các nước đang phát triển, gọi là béo phì khi chỉ số khối cơ thể:
A. > 23
B. > 24
C. > 25
D. > 26
E. > 27
Câu 10. Theo khuyến cáo của tổ chức y tế thế giới áp dụng đánh giá tình trạng dinh dưỡng theo chỉ số khối cơ thể cho người trưởng thành ở các nước đang phát triển, gọi là gầy khi chỉ số khối cơ thể người trưởng thành:
A. < 18
B. < 18,5
C. < 19
D. < 19,5
E. < 20
Câu 11. Về béo phì, các nhận định sau đây đúng, trừ:
A. Có tỷ lệ cao tại các nước phương Tây do chế độ ăn thừa năng lượng.
B. Do thói quen ăn nhiều của cá nhân.
C. Do tổn thương cặp nhân bụng giữa tại vùng dưới đồi.
D. Do tăng hoạt giao cảm.
E. Do một số rối loạn nội tiết.
Câu 12. Các nhận định sau đây về hậu quả của béo phì là đúng, ngoại trừ:
A. Tăng nguy cơ bị đái tháo đường týp 2
B. Có nguy cơ bị tăng huyết áp
C. Dễ đau khớp do vi chấn thương
D. Giảm tỷ lệ bị sỏi mật
E. Tăng dự trử năng lượng
Câu 13. Các nhận định sau đây về hậu quả của béo phì là đúng, ngoại trừ:
A. Có nguy cơ bị bệnh đái đường týp 2
B. Có nguy cơ bị tăng huyết áp
C. Dễ đau khớp do vi chấn thương
D. Tăng tỷ lệ bị sỏi mật
E. Giảm dự trử năng lượng
Câu 14. Về béo phì mới xảy ra ở người trưởng thành, các nhận định sau đây đúng, trừ:
A. Chủ yếu do tăng kích thước tế bào mỡ.
B. Khi béo phì đến một mức nhất định thì có tăng số lượng tế bào mỡ.
C. Mỡ tích lại chủ yếu dưới dạng triglycerid.
D. Liên quan chủ yếu đến các yếu tố môi trường.
E. Khó điều trị.
Câu 15 Về béo phì xảy ra từ nhỏ, các nhận định sau đây đúng, trừ:
A. Chủ yếu do tăng kích thước tế bào mỡ.
B. Mỡ tích lại chủ yếu dưới dạng triglycerid.
C. Liên quan chủ yếu đến các yếu tố di truyền.
D. Liên quan đến các yếu tố môi trường.
E. Khó điều trị.
Câu 16. Về béo phì xảy ra từ nhỏ, các nhận định sau đây đúng, trừ:
A. Chủ yếu do tăng kích thước tế bào mỡ.
B. Mỡ tích lại chủ yếu dưới dạng triglycerid.
C. Liên quan chủ yếu đến các yếu tố di truyền.
D. Liên quan đến các yếu tố môi trường.
E. Khó điều trị hơn loại mới béo phì
Câu 17. Về béo phì xảy ra từ nhỏ, các nhận định sau đây đúng, trừ:
A. Chủ yếu do tăng số lượng tế bào mỡ.
B. Mỡ tích lại chủ yếu dưới dạng triglycerid.
C. Liên quan chủ yếu đến các yếu tố di truyền.
D. Liên quan đến các yếu tố môi trường.
E. Dễ điều trị hơn loại mới béo phì
Câu 8. Tích mỡ cục bộ chủ yếu do rối loạn sự phân bố mỡ thường gặp hơn trong loại béo phì:
A. Xảy ra từ nhỏ.
B. Mới xảy ra ở người trưởng thành.
C. Do di truyền.
D. Do ăn nhiều.
E. Do rối loạn nội tiết.
Câu 19. Hội chứng di truyền xảy ra ở nam giới gây béo phì ở thân, kèm nhược năng sinh dục nhưng trí lực vẫn bình thường gọi là:
A. Hội chứng Prader Willi.
B. Hội chứng Laurence-Moon-Biedl.
C. Hội chứng Ahlstrom.
D. Hội chứng Cohen.
E. Hội chứng Carenter.
Câu 20. Các rối loạn do hậu quả của béo phì sau đây là đúng, trừ:
A. Giảm nhạy cảm của receptor đối với insulin có thể dẫn đến bệnh đái đường.
B. Xơ vữa động mạch có thể đẫn đến bệnh tim mạch.
C. Tăng androgen ở nữ giới gây rối loạn nội tiết.
D. Tăng quá trình thông khí như trong hội chứng Pickwick.
E. Đau khớp do vi chấn thương.
Câu 21. Thông số về máu có giá trị lâm sàng lớn nhất trong tiên lượng tăng nguy cơ xơ vữa động mạch là:
A. Tăng triglycerid .
B. Tăng cholesterol.
C. Tăng LDL.
D. Tăng cholesterol trong LDL.
E. Tăng lipìd.
Câu 22. Thông số về máu có giá trị lâm sàng lớn nhất trong tiên lượng tăng nguy cơ xơ vữa động mạch là:
A. Tăng lipid
B. Tăng triglycerid
C. Tăng cholesterol.
D. Tăng cholesterol trong HDL
E. Tăng cholesterol trong LDL.
Câu 23. Tăng loại lipoprotein nào sao đây có giá trị trong tiên lượng giảm nguy cơ xơ vữa động mạch là:
A. Hạt dưỡng trấp.
B. VLDL.
C. IDL.
D. LDL.
E. HDL.
Câu 24. Huyết thanh luôn luôn trong (không bị đục) khi có tăng loại lipoprotein:
A. Hạt dưỡng trấp.
B. VLDL.
C. IDL.
D. LDL.
E. HDL.
Câu 25. Tăng thành phần nào sau đây trong lipoprtein máu dễ gây đục huyết thanh:
A. Triglycerid.
A. Phosholipid.
C. Chlesterol.
D. Protein.
E. Apo protein.
Câu 26. Tăng thành phần nào sau đây trong lipoprotein máu không gây đục huyết thanh:
A. Triglycerid.
B. Phosholipid.
C. Cholesterol.
D. Acid béo.
E. Apolipoprotein.
Câu 27. Tăng loại lipoprotein nào sau đây dễ gây đục huyết nhất:
A. Hạt dưỡng trấp
B. VLDL
C. IDL
D. LDL.
E. HDL
Câu 28. Nguyên nhân tăng lipoprotein máu tiên phát sau đây là đúng, trừ:
A. Do di truyền.
B. Tăng thụ thể của LDL đối với cholesterol.
C. Giảm men lipoprotein lipase.
D. Giảm Apo CII.
E. Giảm men HTCL.
Câu 29. Vai trò của lipoprotein(a):
A. Vận chuyển triglycerid từ ruột đến gan.
B. Vận chuyển triglycerid từ gan vào máu.
C. Vận chuyển cholé terol đến tê bào tiêu thụ.
D. Vận chuyển cholesterol từ tế bào ngoại vi về gan.
E. Chưa rõ, nhưng khi tăng thì có liên quan đến chứng xơ vữa động mạch.
Câu 30. Vai trò của LDL:
A. Vận chuyển triglycerid từ ruột đến gan.
B. Vận chuyển triglycerid từ gan vào máu.
C. Vận chuyển cholesterol đến tế bào ngoại vi tiêu thụ.
D. Vận chuyển cholesterol từ tế bào ngoại vi về gan.
E. Gây đục huyết thanh.
Câu 31. Vai trò của VLDL :
A. Vận chuyển tryglycerid từ ruột đến gan.
B. Vận chuyển tryglycerid từ gan vào máu.
C. Vận chuyển cholésterol đến tê bào tiêu thụ.
D. Vận chuyển cholesterol từ tế bào ngoại vi về gan.
E. Không gây đục huyết thanh.
Câu 32. Trong các cơ chế gây nhiễm mỡ gan, cơ chế sau đây ít quan trọng nhất:
A. Ăn nhiều mỡ.
B. Tăng huy động mỡ từ mô mỡ trong bệnh đái đường.
C. Tê bào gan bị ngộ độc.
D. Thiếu các yếu tố hướng mỡ như cholin.
E. Giảm tổng hợp protein tại gan như trong suy dinh dưỡng.
Câu 33. Trên lâm sàng, tăng lipoprotein máu thường được chia làm ba nhóm. Nhóm tăng cholesterol máu đơn thuần tương ứng với tăng lipoprotein máu týp:
A. I
B. IIa
C. IIb, III
D. I, IV
E. I, IV, V
Câu 34. Trên lâm sàng, tăng lipoprotein máu thường được chia làm ba nhóm. Nhóm tăng triglycerid đơn thuần hoặc chủ yếu tương ứng với tăng lipoprotein máu týp:
A. I
B. IIa
C. IIb, III
D. I, IV
E. I, IV, V
Câu 35. Trên lâm sàng, tăng lipoprotein máu thường được chia làm ba nhóm. Nhóm tăng hỗn hợp cholesterol và triglycerid máu tương ứng với tăng lipoprotein máu týp:
A. I
B. IIa
C. IIb, III
D. I, IV
E. I, IV, V
Câu 36. Tăng lipoprotein máu tiên phát týp IIa có thể do:
A. Giảm thụ thể của HDL
B. Giảm thụ thể của LDL hoặc giảm apo B-100
C. Giảm men LCAT (lecithin cholesterol acyl transferase)
D. Giảm lipoprotein lipase hoặc giảm apo C-II
E. Giảm men HTGL (hepatic triglycerid lipase)
Câu 37. Tăng lipoprotein máu tiên phát týp I, IV và V có thể do:
A. Giảm thụ thể của HDL
B. Giảm thụ thể của LDL hoặc giảm apo B-100
C. Giảm men LCAT (lecithin cholesterol acyl transferase)
D. Giảm lipoprotein lipase hoặc giảm apo C-II
E. Giảm men HTGL (hepatic triglyxêrit lipase)
Câu 38. Công thức tính cholesterol trong LDL:
Công thức này chỉ đúng khi nồng độ triglycerid máu:
A. < 200 mg/dL
B. < 400 mg/dL
C. < 600 mg/dL
D. < 800 mg/dL
E. < 1000 mg/dL
Câu 39. Trong các phương pháp đo khối lượng mỡ trong cơ thể, phương pháp nào sau đây không đánh giá được sự phân bố mỡ:
A. Đo chiều cao và cân nặng
B. Đo nếp gấp da
C. Siêu âm
D. Chụp cắt lớp tỷ trọng
E. Chụp cọng hưởng từ.
Câu 40. Bản chất của tình trạng béo phì là do tăng khối lượng mỡ trong cơ thể, do vậy người trưởng thành tăng thể trọng do tăng khối cơ bắp không phải bị béo phì.
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 41. Rối loạn di truyền có thể gây giảm apo B-100 (loại apo duy nhất trên LDL) làm cho LDL không gắn được với thụ thể của nó dẫn đến tăng LDL máu tiên phát.
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 42. Rối loạn di truyền có thể gây giảm apo B-40 làm giảm thủy phân triglycerid dẫn đến tăng hạt dưỡng trấp tiên phát.
A. Đúng.
B. Sai.
Câu 43. Trên lâm sàng, tình trạng béo phì ở người trưởng thành được đánh giá dựa vào chỉ số khối cơ thể (BMI) hoặc công thức Lorentz , và cần phải xét đến các yếu tố liên quan khác như tình trạng chuyển hóa muối nước hoặc tác dụng của một số thuốc.
A. Đúng.
B. Sai.
ĐÁP ÁN
1 |
2 |
3 |
4 |
5 |
6 |
7 |
8 |
9 |
10 |
E |
A |
D |
D |
A |
C |
E |
B |
A |
B |
11 |
12 |
13 |
14 |
15 |
16 |
17 |
18 |
19 |
20 |
D |
D |
E |
E |
A |
A |
E |
E |
C |
D |
21 |
22 |
23 |
24 |
25 |
26 |
27 |
28 |
29 |
30 |
D |
E |
E |
B |
A |
C |
A |
B |
E |
C |
31 |
32 |
33 |
34 |
35 |
36 |
37 |
38 |
39 |
40 |
B |
A |
B |
E |
C |
B |
D |
B |
A |
A |
41 |
42 |
43 |
|
|
|
|
|
|
|
A |
B |
A |
|
|
|
|
|
|
|
Xem thêm các câu hỏi trắc nghiệm khác
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh lý bệnh đại cương về Rối loạn cân bằng đường huyết
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh lý bệnh đại cương về Rối loạn chuyển hóa protid
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh lý bệnh đại cương về Rối loạn nước - điện giải
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh lý bệnh đại cương về Rối loạn cân bằng Acid base
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh lý bệnh đại cương về Rối loạn thân nhiệt
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh lý bệnh đại cương về Viêm
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh lý bệnh đại cương về Rối loạn chức năng tiêu hóa
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh lý bệnh đại cương về Rối loạn chức năng gan mật
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh lý bệnh đại cương về Rối loạn chức năng hô hấp
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh lý bệnh đại cương về Rối loạn tuần hoàn
Câu hỏi trắc nghiệm Sinh lý bệnh đại cương về Rối loạn chức năng thận, tiết niệu
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm gia sư môn Sinh học mới nhất
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Mức lương của gia sư môn Sinh học là bao nhiêu?
Việc làm thực tập sinh Dược mới nhất