Nguồn vốn, chi phí vốn và cơ cấu vốn?
Nguồn vốn
1. Các hình thức huy động, vốn chủ sở hữu
Hình thức |
Nội dung |
Tín dụng thương mại |
- Hình thức chiếm dụng vốn của bạn hàng.
- Quy mô bị giới hạn bởi giá trị hàng hóa dịch vụ mua.
- Thời gian: ngắn; Phải trả lãi suất, giá hàng cao, mua hàng trong thời gian dài; Phụ thuộc vào mối quan hệ giữa các doanh nghiệp.
|
Tín dụng ngân hàng |
- Quy mô không giới hạn.
- Thời gian: ngắn hạn – trung hạn – dài hạn.
- Hình thức: nhiều hình thức, phải trải qua nhiều công đoạn.
|
Phát hành trái phiếu |
- Quy mô: lớn.
- Thời gian: trung hạn – dài hạn; Có nhiều loại trái phiếu; Thủ tục: tham khảo luật phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
|
Tín dụng thuê mua |
- Quy mô: lớn.
- Thời gian: trung hạn – dài hạn; Có nhiều loại trái phiếu.
- Thủ tục: tham khảo luật phát hành trái phiếu doanh nghiệp.
|
2. Các hình thức huy động nợ của doanh nghiệp:
Hình thức |
Nội dung |
Vốn góp ban đầu |
- Quy mô: bị giới hạn bởi khả năng tài chính của CSH.
- Thời gian: dài.
- Vốn góp bằng tiền, vốn góp bằng tài sản.
- Thủ tục: đơn giản.
|
Lợi nhuận giữ lại |
- Bị giới hạn bởi LNST của DN.
- Thời gian: dài; phải đạt được sự đồng thuận của các cổ đông.
|
Phát hành cổ phiểu |
- Quy mô: lớn, không giới hạn.
- Thời gian: dài; Hình thức: cổ phiếu ưu tiên, cổ phiếu thường, quyền biểu quyết, quyền chia cổ tức, quyền bán/chuyển nhượng.
- Thủ tục: tham khảo luật phát hành cổ phiếu.
|
Chi phí vốn
1. Khái niệm
- Chi phí vốn là tập hợp tất cả chi phí để doanh nghiệp huy động và sử dụng vốn.
- Đối tượng:
+ Đối với chủ thể cung cấp vốn cho doanh nghiệp: Chi phí vốn là chi phí cơ hội của việc sử dụng vốn, tương ứng với rủi ro phải chấp nhận.
+ Đối với doanh ngiệp: Chi phí vốn được tính bằng tỷ lệ sinh lời kỳ vọng đạt dược trên vốn đầu tư để giữ không làm giảm số lợi nhuận dành cho những chủ sở hữu. Nếu huy động vốn với chi phí cao hơn tỷ lệ sinh lời kỳ vọng, kết quả kinh doanh sẽ thua lỗ.
+ Đối với nhà quản trị: Chi phí vốn được xem như tỷ lệ sinh lời tối thiểu cần đạt được cho mỗi khoản đầu tư, đồng thời là công cụ để chiết khấu các dòng tiền khi tính hiệu quả tài chính của dự án.
2. Các phương pháp tính chi phí của lợi nhuận giữ lại (Rs)
2.1 Phương pháp 1
Mô hình định giá tài sản vốn (Capital Asset Pricing Model – CAPM)
Theo MH CAPM, Rs phụ thuộc vào:
- Lãi suất phi rủi ro Rf
- Lãi suất yêu cầu trên thị trường Rm
Phần thưởng rủi ro (RP – Risk Premium): (Rm - Rf )
Rs = Rf + (Rm - Rf )β
2.2 Phương pháp 2
Phương pháp lãi suất TP cộng với phần bù rủi ro
Rs = lãi suất trái phiếu + phần bù rủi ro
2.3 Phương pháp 3
Mô hình luồng tiền chiết khấu hay tăng trưởng cổ tức (DCF – Discounted cash flow)
- Giữ lại LN tương đương với việc chia cổ tức bằng CP thưởng nhưng không mất chi phí và cổ tức có sự tăng trưởng đều qua các năm
- Rs = D1/Po + g
- g: tỉ lệ tăng trưởng cổ tức
- D1: cổ tức của năm 1
3. Cơ cấu vốn mục tiêu:
3.1 Ưu nhược điểm
Tín dụng thương mại; tín dụng ngân hàng; tín dụng thuê mua; phát hành trái phiếu; vốn góp ban đầu; LNGL; phát hành cổ phiếu; chung của nợ; chung VCSH
3.2 Tính chi phínợ trước thuế, sau thuế; chi phí cổ phiếu ưu tiên, chi phí cổ phiếu thường, chi phí LNGL, chi phí vốn bình quân.
Quy định về hồ sơ điều kiện vay vốn ngân hàng, phát hành trái phiếu, phát hành cổ phiếu
Chọn cơ cấu vốn sau khi tính WACC của các phương án
Xem thêm:
Câu hỏi tự luận Quản trị tài chính
Câu hỏi tự luận Quản trị tài chính: Tổng quan Quản trị tài chính
Câu hỏi tự luận Quản trị tài chính: Báo cáo tài chính?
Câu hỏi tự luận Quản trị tài chính: Phân tích tài chính?
Câu hỏi tự luận Quản trị tài chính: Đầu tư dài hạn?
Câu hỏi tự luận Quản trị tài chính: Quản lý tài sản ngắn hạn?
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm thực tập sinh tài chính mới nhất
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm thực tập sinh phân tích tài chính mới nhất
Mức lương của thực tập sinh tài chính là bao nhiêu?
Được cập nhật 28/03/2024
324 lượt xem