Nhân viên hành chính nhân sự như thế nào?

Hiện tại, ngành nghề hành chính nhân sự đang được nhiều bạn trẻ lưu tâm và tìm hiểu. Công việc được trau dồi từ giai đoạn quản lý cho đến khâu tuyển dụng và đào tạo.

Người làm nghề hành chính nhân sự chịu trách nhiệm tuyển dụng, sàng lọc, phỏng vấn, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của công ty, đồng thời cũng là cầu nối giữa chủ doanh nghiệp và người lao động để cả hai bên cùng hiểu nhau hơn. Ở cấp độ cao hơn, các nhà quản lý nhân sự lập kế hoạch, chỉ đạo và điều phối các chức năng hành chính của một tổ chức.

Nghề Nhân viên hành chính nhân sự có những ưu điểm gì?

Mở mang kiến thức

Nếu như ở những ngành nghề khác, bạn cần nắm vững kiến thức chuyên môn là có thể “xông pha trận mạc” thì nghề nhân sự đòi hỏi bạn có sự hiểu biết ở rất nhiều lĩnh vực như tài chính, pháp luật, kinh doanh, xã hội… để tự tin xử lý các vấn đề liên quan đến người lao động và các cơ quan quản lý. Vì vậy, bạn sẽ có nhiều cơ hội để tăng thêm khối kiến thức cho mình, điều mà các vị trí khác trong doanh nghiệp khó lòng có được. 

Bên cạnh đó, nhờ được giao tiếp với nhiều người có tính cách, quan điểm và trình độ khác nhau, bạn sẽ “nạp” được nhiều thông tin mới mỗi ngày để áp dụng trong công việc và cuộc sống của mình. Chẳng hạn, qua buổi phỏng vấn ứng viên mới, bạn có thể phát hiện một điều gì đó độc đáo cho dự án bạn đang thực hiện hoặc khám phá hướng phát triển mới giúp cải tiến quy trình cho công ty.

Phát triển kỹ năng mềm

Do đối tượng làm việc của nghề nhân sự là con người nên bạn sẽ luôn được học và thực hành rất nhiều kỹ năng mềm như sự điềm tĩnh, tính cẩn thận và chính chắn, kỹ năng lắng nghe, đánh giá và ra quyết định cũng như sự tinh tế và khéo léo trong giao tiếp… Không chỉ vậy, việc sử dụng thường xuyên sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội rèn giũa và sử dụng những kỹ năng này như một thói quen mà chẳng cần ghi danh vào một lớp đào tạo kỹ năng nào khác.

Những khó khăn của nghề hành chính nhân sự thường gặp 

Bên cạnh những cơ hội được mở mang kiến thức, phát triển các kỹ năng,... vị trí Nhân viên hành chính nhân sự cũng có nhiều khó khăn, thách thức mà chỉ người trong nghề mới hiểu:

Khó dung hòa lợi ích giữa chủ doanh nghiệp và người lao động 

Đây gần như là nỗi lo mỗi ngày của HR. Các mối quan hệ giữa người với người luôn rất nhạy cảm và đầy biến số. Họ phải tuyển dụng được những người có thể chấp nhận và hài lòng với những tiêu chí đặt ra của công ty, đồng thời cũng phải “xê dịch” làm sao cho lợi ích của công ty có thể đáp những được những đòi hỏi cơ bản, cần thiết của người lao động. Bởi vậy để điều hòa được các mối quan hệ này thực rất vất vả. HR sẽ phải xử lý vấn đề này một cách đầy nghệ thuật để duy trì sự hài hòa của các mối quan hệ trong doanh nghiệp.

Phải đối mặt với những phàn nàn từ nhân viên 

HR sẽ luôn phải đối mặt với sự phàn nàn về chính sách lương thưởng, đãi ngộ và cả những mẫu đơn xin nghỉ phép hay đơn xin nghỉ việc. Những phàn nàn về lương không chỉ xảy ra ở các doanh nghiệp có mức lương thấp, mà còn gặp ở những doanh nghiệp có mức lương cao hơn mức trung bình.

Mặc dù HR không trực tiếp mang lại lợi ích cho nhân viên. Nhưng họ phải xử lý vấn đề này cho ổn thỏa để đảm bảo tính ổn định cho nguồn nhân lực và giữ được nhân tài cho công ty.

Khó tuyển được nhân sự phù hợp

Những nhân viên hành chính nhân sự đôi khi cũng không tránh được những ca choáng váng về tình trạng tuyển dụng và chất lượng nhân sự xuống dốc. Rất dễ khiến họ rơi vào khủng hoảng khi công ty có nhiều biến động về nguồn  nhân lực, từ việc sa thải nhân viên, bỏ việc, rồi tới chuyện tuyển dụng, tuyển dụng gấp….. Mọi thứ cứ diễn ra triển miên và nối đuôi nhau “gây khó” cho nhà nhân sự 

Chất lượng nhân sự suy giảm, nhân viên nghỉ việc nhiều 

Đôi khi HR phải đối mặt với tình trạng chất lượng nguồn nhân lực suy giảm nghiêm trọng. Số lượng nhân viên cũng liên tục biến động do sa thải, nhân viên nghỉ việc. Hệ quả là HR phải liên tục tuyển dụng, phải tuyển dụng gấp. Tất cả những yếu tố này khiến họ trở tay không kịp và vô cùng mệt mỏi.

Thành quả không được thể hiện rõ ràng 

Không giống như đội ngũ kinh doanh hay sản xuất, những lợi ích và thành quả mà HR mang lại thường không được thể hiện rõ ràng. Điều này khiến vai trò của HR không được tôn trọng và công nhận bởi nhà quản lý doanh nghiệp và người lao động ở một số nơi. Nếu điều này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến HR nản lòng.

Ngoại ngữ 

Ngoài ra thì yếu tố ngoại ngữ cũng là thứ khiến HR phải bận tâm. Bởi vì họ có thể nhận được những CV viết bằng tiếng Anh. Do đó họ phải nâng cao khả năng ngoại ngữ để đáp ứng tốt công tác tuyển dụng.

Sau khi nhận thấy những khó khăn của nghề HR là gì, bạn sẽ thấy rằng để có thể theo nghề này cần có bản lĩnh và sự linh hoạt. Đồng thời còn phải có kỹ năng giải quyết vấn đề xuất sắc.

Review về vị trí Nhân viên hành chính nhân sự

Theo một đánh giá của Nhân viên hành chính nhân sự tại một công ty H chia sẻ: “Kể từ ngày gia nhập, tôi đã có cơ hội trải nghiệm những điều mà rất ít công ty tôi từng làm việc có thể cung cấp. Các nhiệm vụ được giao đều có các mức độ khó khác nhau, tôi chịu trách nhiệm quản lý cả ngày của mình và người giám sát của tôi. Tôi thậm chí có thể duy trì lịch cho một số người quản lý trong một bộ phận. Vì vậy, việc hoàn thành nhiệm vụ của bạn một cách hiệu quả đồng thời đáp ứng nhu cầu luôn thay đổi của những người bạn phục vụ là một chỉ số quan trọng về kỹ năng. Tôi không chỉ phải sắp xếp công việc của mình mà còn phải duy trì lịch làm việc của những người bạn phục vụ trong khi không khiến họ choáng ngợp với những cuộc hẹn có thể khiến họ không thể thực hiện các nhiệm vụ cần thiết khác. Đôi khi tôi cũng là người gác cổng cho các cuộc gọi tiếp thị và bán hàng qua điện thoại. Biết nên trì hoãn cuộc trò chuyện với người giám sát của bạn hay là tự mình xử lý nó là một đặc tính. Do vậy tôi cũng rèn luyện và trau dồi được nhiều kỹ năng cá nhân như xử lý vấn đề, giao tiếp…”

“Vì làm việc trong văn phòng tại vị trí Nhân viên hành chính nhân sự đòi hỏi nhiều kỹ năng khác nhau, nên ít nhất tôi thấy việc thành thạo kỹ năng máy tính và các chương trình cơ bản là điều cần thiết. Từ email đến bảng tính, tôi phải nhanh chóng điều hướng và sắp xếp dữ liệu đến với mình. Tổ chức cũng vượt xa các kỹ năng máy tính và bao gồm việc quản lý lượng thư, báo cáo và dữ liệu tiếp nhận khách hàng tràn ngập.”

“Về văn hóa ở công ty nói chung, tôi rất thích phong cách giao tiếp phẳng. Không có thứ bậc và mọi người đều bình đẳng. Ý kiến ​​của chúng tôi sẽ được xem xét và tôn trọng miễn là nó mang lại giá trị cho công ty. Điều này giúp tôi tiết kiệm rất nhiều thời gian khi có thể trực tiếp nêu ý tưởng của mình lên cấp trên mà không cần phải trải qua nhiều công đoạn, phòng ban.” 

“Tôi cũng có thêm nhiều kỹ năng làm việc nhóm hơn. Tôi đóng vai trò là thành viên thân thiết của nhân viên mới bằng cách đưa ra phản hồi, hướng dẫn và chia sẻ ý tưởng cũng như kỹ thuật để cải tiến. Nhóm của tôi đã thành công nhờ khả năng xây dựng mối quan hệ bền chặt bằng cách yêu cầu và kết hợp phản hồi từ những người khác. Tôi luôn thu thập tất cả thông tin và sự kiện để đưa ra quyết định, điều này mang lại lợi ích cho cả nhóm. Tôi  có cơ hội củng cố kỹ năng giải quyết vấn đề của mình bằng cách xem xét các giải pháp tiềm năng trước khi hành động.” 

“Tôi sẽ có ba điều muốn chia sẻ: Sẵn sàng làm bẩn tay mình, chủ động và có thói quen làm việc logic. Để trở thành một HR Intern, bạn phải sẵn sàng “đội nhiều mũ” - đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau không chỉ ở mảng nhân sự mà còn cả hành chính, tuyển dụng. Ngoài ra, bạn còn phải cực kỳ chủ động.” 

Xếp hạng của các Nhân viên hành chính nhân sự

Các Nhân viên hành chính nhân sự xếp hạng cho các công ty.

Cân bằng Công việc / Cuộc sống
3.8 ★
Chính sách & Phúc lợi
Cơ hội nghề nghiệp
3.5 ★
Số lượng việc làm trên 1900.com.vn

2.1k việc làm cho Nhân viên hành chính nhân sự

Đánh giá, chia sẻ về Nhân viên hành chính nhân sự

Các Nhân viên hành chính nhân sự chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Top công ty cho Nhân viên hành chính nhân sự