Trợ lý nhân sự như thế nào?

Hiện tại, ngành nghề nhân sự đang được nhiều bạn trẻ lưu tâm và tìm hiểu. Công việc được trau dồi từ giai đoạn quản lý cho đến khâu tuyển dụng và đào tạo.

Vị trí trợ lý nhân sự là người hỗ trợ trực tiếp cho nhà quản lý. Để ứng tuyển vào các vị trí này, đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm làm việc dày dặn, chuyên môn vững vàng. Trợ lý là người sẽ tạm thời đảm nhận các nhiệm vụ và trách nhiệm quản lý khi sếp vắng nhà. Họ cũng là người sắp xếp các buổi họp, cuộc hẹn, quản lý thư từ hoặc sắp xếp, bố trí chỗ ăn ở cho nhà quản lý khi đi công tác, v.v. 

Trợ lý nhân sự (HR Assistant) có những ưu điểm gì?

Mở mang kiến thức

Nếu như ở những ngành nghề khác, bạn cần nắm vững kiến thức chuyên môn là có thể “xông pha trận mạc” thì nghề nhân sự đòi hỏi bạn có sự hiểu biết ở rất nhiều lĩnh vực như tài chính, pháp luật, kinh doanh, xã hội… để tự tin xử lý các vấn đề liên quan đến người lao động và các cơ quan quản lý. Vì vậy, bạn sẽ có nhiều cơ hội để tăng thêm khối kiến thức cho mình, điều mà các vị trí khác trong doanh nghiệp khó lòng có được. 

Bên cạnh đó, nhờ được giao tiếp với nhiều người có tính cách, quan điểm và trình độ khác nhau, bạn sẽ “nạp” được nhiều thông tin mới mỗi ngày để áp dụng trong công việc và cuộc sống của mình. Chẳng hạn, qua buổi phỏng vấn ứng viên mới, bạn có thể phát hiện một điều gì đó độc đáo cho dự án bạn đang thực hiện hoặc khám phá hướng phát triển mới giúp cải tiến quy trình cho công ty.

Phát triển kỹ năng mềm

Do đối tượng làm việc của nghề nhân sự là con người nên bạn sẽ luôn được học và thực hành rất nhiều kỹ năng mềm như sự điềm tĩnh, tính cẩn thận và chính chắn, kỹ năng lắng nghe, đánh giá và ra quyết định cũng như sự tinh tế và khéo léo trong giao tiếp… Không chỉ vậy, việc sử dụng thường xuyên sẽ giúp bạn có nhiều cơ hội rèn giũa và sử dụng những kỹ năng này như một thói quen mà chẳng cần ghi danh vào một lớp đào tạo kỹ năng nào khác.

Những khó khăn của nghề nhân sự thường gặp 

Bên cạnh những cơ hội được mở mang kiến thức, phát triển các kỹ năng,... vị trí Trợ lý nhân sự cũng có nhiều khó khăn, thách thức mà chỉ người trong nghề mới hiểu:

Khó dung hòa lợi ích giữa chủ doanh nghiệp và người lao động 

Đây gần như là nỗi lo mỗi ngày của HR. Các mối quan hệ giữa người với người luôn rất nhạy cảm và đầy biến số. Họ phải tuyển dụng được những người có thể chấp nhận và hài lòng với những tiêu chí đặt ra của công ty, đồng thời cũng phải “xê dịch” làm sao cho lợi ích của công ty có thể đáp những được những đòi hỏi cơ bản, cần thiết của người lao động. Bởi vậy để điều hòa được các mối quan hệ này thực rất vất vả. HR sẽ phải xử lý vấn đề này một cách đầy nghệ thuật để duy trì sự hài hòa của các mối quan hệ trong doanh nghiệp.

Phải đối mặt với những phàn nàn từ nhân viên 

HR sẽ luôn phải đối mặt với sự phàn nàn về chính sách lương thưởng, đãi ngộ và cả những mẫu đơn xin nghỉ phép hay đơn xin nghỉ việc. Những phàn nàn về lương không chỉ xảy ra ở các doanh nghiệp có mức lương thấp, mà còn gặp ở những doanh nghiệp có mức lương cao hơn mức trung bình.

Mặc dù HR không trực tiếp mang lại lợi ích cho nhân viên. Nhưng họ phải xử lý vấn đề này cho ổn thỏa để đảm bảo tính ổn định cho nguồn nhân lực và giữ được nhân tài cho công ty.

Khó tuyển được nhân sự phù hợp

Những người nhân sự đôi khi cũng không tránh được những ca choáng váng về tình trạng tuyển dụng và chất lượng nhân sự xuống dốc. Rất dễ khiến họ rơi vào khủng hoảng khi công ty có nhiều biến động về nguồn  nhân lực, từ việc sa thải nhân viên, bỏ việc, rồi tới chuyện tuyển dụng, tuyển dụng gấp….. Mọi thứ cứ diễn ra triển miên và nối đuôi nhau “gây khó” cho nhà nhân sự 

Chất lượng nhân sự suy giảm, nhân viên nghỉ việc nhiều 

Đôi khi HR phải đối mặt với tình trạng chất lượng nguồn nhân lực suy giảm nghiêm trọng. Số lượng nhân viên cũng liên tục biến động do sa thải, nhân viên nghỉ việc. Hệ quả là HR phải liên tục tuyển dụng, phải tuyển dụng gấp. Tất cả những yếu tố này khiến họ trở tay không kịp và vô cùng mệt mỏi.

Thành quả không được thể hiện rõ ràng 

Không giống như đội ngũ kinh doanh hay sản xuất, những lợi ích và thành quả mà HR mang lại thường không được thể hiện rõ ràng. Điều này khiến vai trò của HR không được tôn trọng và công nhận bởi nhà quản lý doanh nghiệp và người lao động ở một số nơi. Nếu điều này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến HR nản lòng.

Ngoại ngữ 

Ngoài ra thì yếu tố ngoại ngữ cũng là thứ khiến HR Assistant phải bận tâm. Bởi vì họ có thể nhận được những CV viết bằng tiếng Anh. Do đó họ phải nâng cao khả năng ngoại ngữ để đáp ứng tốt công tác tuyển dụng.

Sau khi nhận thấy những khó khăn của nghề HR là gì, bạn sẽ thấy rằng để có thể theo nghề này cần có bản lĩnh và sự linh hoạt. Đồng thời còn phải có kỹ năng giải quyết vấn đề xuất sắc

Review về vị trí Trợ lý nhân sự

Theo một phỏng vấn đánh giá của một Trợ lý nhân sự (HR assistant) tại công ty Y, chị có chia sẻ rằng: “Làm việc tại vị trí Trợ lý nhân sự khá thú vị và thoải mái, làm việc và làm quen với tất cả mọi người trong văn phòng giúp tôi phát triển toàn diện các kỹ năng như giao tiếp, nói chuyện, thuyết trình trước đám đông. Thực tế là tôi không bao giờ buồn chán, luôn có việc gì đó để làm. Làm việc với những cá nhân khác nhau và những tính cách khác nhau của họ; sự đa dạng. Bắt đầu một cái gì đó từ đầu và theo đuổi nó đến cùng. Nhìn thấy nhân viên vui vẻ và hài lòng vì điều gì đó mà tôi đã giúp được họ. Được các Cộng sự ủy thác cung cấp cho họ những thông tin chính xác và sự hỗ trợ cần thiết. Tuy tiên, cũng có một vài nhược điểm như, Nhóm tôi làm việc cùng, khối lượng công việc đôi khi trở nên quá tải. Các quy trình vận hành luôn thay đổi. Phong cách quản lý. Bị giữ bí mật về một số điều mà tôi cảm thấy mình cần biết. Ví dụ, tương lai của tôi với công ty, thực tế là tôi không phải là nhân viên cố định khi tôi cảm thấy rằng mình đã chứng tỏ được bản thân cho đến nay. Quản lý trực tuyến căng thẳng, vai trò không xác định, không ký hợp đồng.”

“Công việc trợ lý có sự linh hoạt với trường học, tôi làm việc một mình với sự giám sát tối thiểu. Văn hóa đóng vai trò lớn trong việc hỗ trợ nhân viên. Mặc dù tôi thích học hỏi những nền văn hóa mới và được tiếp xúc với mọi người nhưng tình yêu thực sự của tôi là dành cho tổ chức. Phòng nhân sự đòi hỏi rất nhiều sự tổ chức. Từ ngày đến số, những điều này phải luôn chính xác. Tuy nhiên, công việc Trợ lý nhân sự này không được công nhận đầy đủ, không được tăng lương, chưa đủ thủ thách, không có cơ cấu nhiệm vụ. Trả tiền ảm đạm. Lời khuyên cho mọi người là đừng cảm thấy có giá trị mà làm việc thiếu suy nghĩ”. 

Xếp hạng của các Trợ lý nhân sự

Các Trợ lý nhân sự xếp hạng cho các công ty.

Cân bằng Công việc / Cuộc sống
3.9 ★
Chính sách & Phúc lợi
Cơ hội nghề nghiệp
3.5 ★
Số lượng việc làm trên 1900.com.vn

37 việc làm cho Trợ lý nhân sự

Đánh giá, chia sẻ về Trợ lý nhân sự

Các Trợ lý nhân sự chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Top công ty cho Trợ lý nhân sự