Hồ sơ năng lực Công ty thương mại

Trình bài khái niệm, vai trò, Nội dung và cách thức trình bày của hồ sơ năng lực công ty thương mại

MẪU HỒ SƠ NĂNG LỰC CÔNG TY THƯƠNG MẠI

1. Khái niệm

Hồ sơ năng lực có lẽ không còn là thuật ngữ quá xa lạ. Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp, đây là 1 trong những tài liệu quan trọng không thể thiếu. Hồ sơ năng lực tập hợp đầy đủ, tổng quan những thông tin về công ty, doanh nghiệp.

Cụ thể, thông qua hồ sơ này, người xem có thể nắm được những thông tin như tên đầy đủ của công ty, logo, giá trị cốt lõi, thành tích đạt được trong quá trình hoạt động. Thậm chí, những thông tin về nhân sự cốt lõi, năng lực tài chính,… cũng được trình bày trung thực trong hồ sơ.

Hồ sơ này thông thường được dùng để truyền tải thông tin đến khách hàng, chủ thầu, chủ đầu tư, đối tác. Những người xem hồ sơ sẽ đưa ra đánh giá năng lực công ty, từ đó quyết định có lựa chọn dịch vụ của công ty không.

2. Vai trò 

Hầu hết, các công ty nào cũng cần phải chuẩn bị hồ sơ năng lực, đặc biệt là trong ngành xây dựng, y tế, thương mại. Hồ sơ thể hiện khách quan nhất về bức tranh tài chính, chất lượng hoạt động và thành tích của công ty từ thời điểm thành lập cho tới hiện tại. Vì vậy, đây là tài liệu quan trọng, có giá trị, giúp công ty thương mại khẳng định thế mạnh so với những đối thủ cạnh tranh.

Về phía chủ thầu, khách hàng, chủ đầu tư, hội đồng thẩm định, hồ sơ sẽ là cơ sở đánh giá năng lực công ty. Chẳng hạn, khi đấu thầu dự án, để quyết định đâu là công ty đủ năng lực nhận thầu, phải dựa vào những thông tin trong hồ sơ. Tất nhiên, các bên thẩm định cần có sự đối chiếu kỹ lưỡng giữa hồ sơ năng lực và tình hình hoạt động, thành tích đạt được thực tế.

Mặt khác, nếu như lưu trữ toàn bộ thông tin cơ bản, cần thiết, quan trọng của công ty thương mại vào 1 hồ sơ thống nhất, việc tìm kiếm, bàn giao, chuyển thông tin sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Việc gửi nhiều tài liệu rất dễ gây ra sự nhầm lẫn. Cho nên, hình thức này khắc phục được hạn chế nói trên hiệu quả.

3. Nội dung của hồ sơ năng lực công ty thương mại

Phần 1: Thông tin chung về công ty

Công ty cần trình bày những thông tin cơ bản bao gồm:

– Tên công ty

– Năm thành lập công ty

– Sơ đồ tổ chức của công ty

– Giấy phép kinh doanh hoặc quyết định thành lập công ty

– Địa chỉ của công ty hoặc trụ sở chính/ chi nhánh

– Website chính (nếu có)

– Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu

– Thành tích công ty đạt được

Phần 2: Nhân sự

Trong phần này, không nhất thiết phải ghi toàn bộ danh sách của nhân sự. Chỉ lựa chọn những nhân sự cốt lõi như giám đốc, phó giám đốc, hội đồng quản trị, trưởng phòng,…

– Danh sách nhân sự chủ chốt

– Trình độ chuyên môn và bằng cấp tương ứng của nhân sự

– Khả năng sản xuất và thi công của đội ngũ

Phần 3: Trang thiết bị, máy móc

Các công ty thương mại kiêm sản xuất thường đầu tư máy móc, thiết bị. Cho nên, cũng cần nêu đầy đủ để khách hàng, đối tác, chủ đầu tư nắm được năng lực và sự đầu tư cho dây chuyền sản xuất của mình.

– Danh sách các phương tiện, thiết bị, máy móc của công ty

– Số lượng phương tiện, thiết bị, máy móc tương ứng

– Các loại tài sản của công ty

Phần 4: Thành tích của công ty

Thành tích của công ty không chỉ thể hiện qua những con số tăng trưởng, chỉ tiêu đạt được thực tế so với dự kiến, mà còn liên quan tới những bằng khen, chứng chỉ.

– Các giải thưởng

– Bằng khen, chứng chỉ

Phần 5: Kinh nghiệm

Phần kinh nghiệm sẽ nhấn mạnh thế mạnh của công ty. Với càng nhiều khách hàng, đối tác, dự án thành công, hồ sơ năng lực càng mạnh.

– Danh sách khách hàng tiêu biểu

– Những dự án thành công nổi bật

4. Cách thức trình bày hồ sơ năng lực công ty thương mại

Nói về cách thức trình bày, công ty có thể linh hoạt, nhưng vẫn phải đảm bảo thứ tự trình bày các phần như kể trên. Ngoài ra, hồ sơ cần có hình thức chuyên nghiệp, không được sai chính tả, lỗi phông hoặc các lỗi căn lề cơ bản.

Ở mặt đầu tiên của hồ sơ, cần trình bày rõ loại hồ sơ, tên công ty, thành phố và thời gian soạn thảo. Trước khi bàn giao cho bên thứ 3 xem xét, công ty nên chủ động xem xét và chỉnh sửa nếu cần thiết.

Như vậy, mẫu hồ sơ năng lực công ty thương mại là tài liệu không thể thiếu đối với mỗi công ty. Trong quá trình hoạt động, công ty nên dần chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ năng lực, từ đó nâng cao vị thế cạnh tranh cũng như gây dựng sự tin tưởng với khách hàng, đối tác.

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm nhân viên kinh doanh

Việc làm thực tập sinh kinh doanh

Mức lương của phó/ trưởng phòng kinh doanh là bao nhiêu?

 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!