Khái niệm Khoa học xã hội và nhân văn? Những đặc điểm cơ bản của Khoa học xã hội và nhân văn là gì?
1. Khái niệm
Thuật ngữ "khoa học xã hội và nhân văn" dùng để chỉ một nhóm ngành khoa học nghiên cứu về con người, về mối quan hệ giữa con người với con người, con người với xã hội, bao gồm các bộ môn khoa học xã hội và các bộ môn khoa học nhân văn.
Khoa học xã hội là khoa học nghiên cứu về những quy luật vận động và phát triển của xã hội – đó cũng là những quy luật phản ánh mối quan hệ giữa người và người, quan hệ giữa con người với xã hội, mà đối tượng của nó là các hiện tượng xã hội nảy sinh từ mối quan hệ giữa người và người. Bởi vì, theo C.Mác: “Xã hội – cho dù nó có hình thức nào đi nữa – là cái gì? Là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người". Hay, như chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Hiểu biết đấu tranh dân tộc và đấu tranh xã hội. Khoa học xã hội
do đó mà ra.”
Khoa học nhân văn là khoa học nghiên cứu về con người, tuy nhiên, chỉ nghiên cứu đời sống tinh thần của con người, những cách xử sự, hoạt động của cá nhân và tập thể, bao gồm các bộ môn: Triết học, Văn học, Tâm lý học,... Khoa học nhân văn chính là khoa học nghiên cứu việc phát triển nhân cách về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, tư tưởng, tình cảm của con người.
Giữa khoa học xã hội và nhân văn tuy có sự phân biệt với nhau, song lại có quan hệ gần gũi, rất khó để phân định rạch ròi, đặc biệt trong xu thế các khoa học thâm nhập, giao thoa, đan xen vào nhau hiện nay. Nghiên cứu con người không thể tách khỏi xã hội và khi nghiên cứu xã hội, không thể tách khỏi con người – chủ thể của nó. Do đó, chúng được xếp chung vào nhóm ngành – KHXH và NV.
Như vậy, Khoa học Xã hội và Nhân văn là nhóm ngành khoa học nghiên cứu về xã hội và con người, về những điều kiện sinh hoạt con người, những quy luật phản ánh lịch sử hình thành và phát triển của xã hội, nghiên cứu cơ chế vận dụng quy luật đó, nhằm thúc đẩy xã hội vận động, phát triển.
2. Đặc điểm
2.1 Đặc điểm chung (theo A.A. Mavlyudov)
- Dựa trên luận chứng khoa học
- Mục đích: tìm hiểu nguyên nhân và quy luật của cách khuynh hướng nghiên
cứu.
- Đưa ra những giả thuyết để khẳng định hoặc bác bỏ.
- Sử dụng cấu trúc logic, phổ biến.
- Hoạt động theo nguyên tắc giải thích nhân quả.
2.2 Đặc điểm của khoa học xã hội và nhân văn trong so sánh với khoa học tự nhiên
Phạm trù |
Khoa học XH & NV |
Khoa học tự nhiên |
Mục đích |
- Nhận thức, mô tả, giải thích và tiên đoán về các hiện tượng, quy luật xã hội - Giúp con người nhận thức được thế giới xung quanh và chính bản thân mình một cách khách quan hơn.
- Định hướng hành động cho con người. - Trau dồi cho con người những kiến thức về lịch sử, văn hóa,... để từ đó áp dụng hiệu quả trong việc xây dựng nền kinh tế, chính trị, xã hội ổn định.
|
Nhận thức, mô tả, giải thích và tiên đoán về các hiện tượng, quy luật tự nhiên, dựa trên những dấu hiệu được kiểm chứng chắc chắn; bảo vệ con người, nâng cao chất lượng cuộc sống |
Đối tượng |
Đối tượng của KHXH và NV là con người - con người trong hệ thống quan hệ “con người và thế giới”, “con người và xã hội”, “con người và chính mình” |
Các hiện tượng, quy luật tự nhiên xảy ra trên trái đất cũng như ngoài vũ trụ |
Phạm vi nghiên cứu |
Khoa học xã hội: kinh tế học, xã hội học, chính trị học, văn hóa học, nhà nước và pháp luật... Khoa học nhân văn: văn học, ngôn ngữ, lịch sử, nhân loại học ... |
- Vật chất: Toán - Tin, Hóa – Lí,
- Thiên văn học, Khoa học trái đất
- Sự sống: Sinh học (sinh thái học, Khoa học môi trường)
|
+ Những đặc tính của khoa học xã hội và nhân văn
- Tính lịch sử (gắn với hoàn cảnh lịch sử, sự vận động mang tính lịch sử)
- Tính dân tộc, tính vùng miền
- Tính liên ngành
- Tính tư tưởng (quan điểm chính trị, quan điểm gia cấp...)
- Tính khách thể (vai trò khách quan của đối tượng nghiên cứu, kết quả nghiên
cứu) và tính chủ thể (vai trò của chủ thể nghiên cứu: quan điểm, thái độ, tình
cảm... của người nghiên cứu)
|
Khoa học tự nhiên |
Khoa học XH&NV |
Khả năng tiếp cận đối tượng |
Tính toàn vẹn |
Tính chi tiết |
Khả năng xác định đối tượng |
Tính xác định |
Tính phiếm định |
Quan hê ngoài của đối tượng và khoa học |
Tính độc lập và phân ngành |
Tính lê thuộc ̣ và liên ngành |
Nội dung nghiên cứu |
Tính phổ quát |
Tính đặc thù |
Phạm vi sử dụng nghiên cứu |
Tính chuyên sâu |
Tính phổ biến |
Xem thêm câu hỏi ôn tập khác:
Câu 1: Khái niệm khoa học xã hội và nhân văn? Những đặc điểm cơ bản của khoa học xã hội và nhân văn là gì?
Câu 2: Vị trí, vai trò của khoa học xã hội và nhân văn?
Câu 3: Những phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học xã hội và nhân văn?
Câu 4: Nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn: Thực trạng và những vấn đề cơ bản trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn ở nước ta hiện nay?
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm trợ giảng/giáo viên Ngữ Văn mới nhất
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm thực tập sinh trách nhiệm xã hội mới nhất
Mức lương của thực tập sinh trách nhiệm xã hội là bao nhiêu?