Những phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học xã hội và nhân văn?
1. Phương pháp định tính, định lượng
a) Phương pháp định lượng
- Khái niệm: Nghiên cứu định lượng là thu thập thông tin ở dạng số, từ đó đưa ra những kết quả dựa trên phân tích thống kê để xác định xu hướng trong tập dữ liệu số đó. Mục tiêu là thu được sự thật từ số liệu thống kê, đáng tin cậy từ đó đưa ra những quyết sách
- Vị trí của phương pháp định lượng trong khoa học xã hội và nhân văn: Vị trí không đáng kể. Đặc trưng của nhận thức khoa học xã hội và nhân văn là định hướng chủ yếu vào khía cạnh định tính của các hiện tượng được nghiên cứu. Nó chú ý tới bình diện cá nhân và cá biệt, chứ không phải là phổ quát. Do đó, phương pháp định lượng chiếm một vị trí không đáng kể.
+ Những ngành không thường xuyên dùng phương pháp định lượng: Nhân chủng học, Lịch sử, Văn học
+ Những ngành thường sử dụng phương pháp định lượng: Tâm lí học, Kinh tế học, Xã hội học, Chính trị học, Tiếp thị, Y tế cộng đồng
- Biện pháp nghiên cứu định lượng: Khảo sát số liệu, thống kê, đo lường.
- Ưu điểm và hạn chế của phương pháp định lượng:
Ưu điểm |
Hạn chế |
- Kết quả nghiên cứu dễ đo lường
- Mang tính đại diện cao
- Mang tính khách quan, không thiên vị
- Dựa trên dữ liệu dạng số nên có khả năng mở rộng dữ liệu thành dự đoán |
- Chi phí và thời gian thực hiện: Cao và chậm hơn so với phương pháp định tính
- Các dữ liệu cho biết cái gì đang diễn ra nhưng không giải thích được vì sao có hiện tượng đó |
b) Phương pháp định tính
- Khái niệm: phương pháp định tính là một phương pháp tiếp cận tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm văn hóa, hành vi của con người, nhóm người từ quan điểm của nhà nghiên cứu. Phương pháp định tính không chỉ trả lời các câu hỏi cái gì, ở đâu, khi nào mà còn điều tra lý do tại sao và làm thế nào trong việc ra quyết định.
- Vị trí của phương pháp định tính trong khoa học xã hội và nhân văn: Vị trí quan trọng. Các ngành khoa học xã hội và nhân văn đều thường xuyên sử dụng.
- Biện pháp nghiên cứu định tính: Phỏng vấn sâu, phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn nhóm.
- Ưu điểm và hạn chế của phương pháp định tính
Ưu điểm |
Hạn chế |
- Tập trung vào số mẫu nhỏ nhưng đa dạng
- Nghiên cứu linh hoạt, đào sâu dữ liệu ngay trong phỏng vấn
- Chi phí và thời gian thực hiện: Thấp và nhanh hơn so với nghiên cứu định lượng |
- Hạn chế về độ tin cậy của kết quả nghiên cứu
- Thời gian cần thiết để thu thập và phân tích dữ liệu cho một lần nghiên cứu định tính khá dài và khó khăn
- Vì mang tính chủ quan nên việc khái quát hóa kết quả nghiên cứu lên tổng thể bị hạn chế
|
- Mối quan hệ giữa phương pháp định lượng và phương pháp định tính
- Phương pháp định lượng có thể đưa ra khái niệm chính xác và có thể kiểm chứng với những ý tưởng đạt được thông qua phương pháp định tính.
- Phương pháp định tính có thể được sử dụng để hiểu được ý nghĩa của các kết luận được đưa ra thông qua phương pháp định lượng
- Một ý tưởng mới cần nghiên cứu định tính trước nghiên cứu định lượng. Sau đó xác định tiềm năng của ý tưởng bằng nghiên cứu định lượng. Ý tưởng đã được nghiên cứu, có lượng thông tin nhất định thì nghiên cứu định lượng trước nghiên cứu định tính
- Sự kết hợp giữa thu thập dữ liệu định lượng và định tính thường được gọi là phương pháp nghiên cứu hỗn hợp
2. Phương pháp lịch sử
a) Khái niệm: Phương pháp lịch sử là phương pháp tái hiện trung thực sự vật, hiện tượng theo tiến trình lịch sử; Nghiên cứu sự vật, hiện tượng trong bối cảnh lịch sử.
b) Nhiệm vụ: Nghiên cứu và phục dựng đầy đủ các điều kiện hình thành, quá trình ra đời, phát triển của sự vật, hiện tượng; Dựng lại bức tranh chân thực của sự vật, hiện tượng như đã xảy ra.
c) Một số nguyên tắc cơ bản của phương pháp lịch sử
- Tính biên niên: Trình bày quá trình hình thành và phát triển của sự vật, hiện tượng theo đúng trình tự của nó như đã diễn ra trong thực tế .
- Tính toàn diện: Khôi phục đầy đủ tất cả các mặt, các yếu tố và các bước phát triển của sự vật, hiện tượng
- Tính minh xác: Các nguồn dữ liệu phải chính xác; sự vật, hiện tượng phải được nghiên cứu, trình bày một cách chân thực, minh bạch, khách quan
- Tính liên kết: Làm sáng tỏ các mối liên hệ đa dạng của sự vật, hiện tượng được nghiên cứu với các sự vật, hiện tượng xung quanh.
d) Những ngành thường sử dụng phương pháp lịch sử: Lịch sử, văn học, ngôn ngữ, nhân chủng học, khảo cổ học …
e) Một số phương pháp cụ thể của phương pháp lịch sử:
Phương pháp |
Cụ thể |
Phương pháp lịch đại |
Nghiên cứu quá khứ theo các giai đoạn phát triển trước kia của sự vật, hiện tượng. Phương pháp lịch đại bị hạn chế khi nghiên cứu các hiện tượng xảy ra gần và có ưu thế khi nghiên cứu các hiện tượng xa về mặt thời gian. |
Phương pháp đồng đại |
Xác định các hiện tượng, quá trình khác nhau xảy ra cùng một thời điểm, có liên quan đến nhau. Phương pháp đồng đại giúp bao quát được toàn vẹn và đầy đủ quá trình lịch sử ; so sánh được sự vật, hiện tượng đã xảy ra trong cùng một thời gian.
|
Phương pháp phân kì |
Nghiên cứu các quá trình lịch sử, làm sáng tỏ nội dung và đặc điểm các giai đoạn phát triển, các thời kỳ biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng. |
3. Phương pháp thực nghiệm
a) Khái niệm: Phương pháp thực nghiệm là phương pháp dựa trên quan sát, phân loại, nêu giả thuyết và kiểm nghiệm giả thuyết bằng thí nghiệm, để ủng hộ hay bác bỏ giả thuyết đó.
b) Phương pháp quan sát trong thực nghiệm:
- Quan sát là phương pháp tri giác có mục đích, có kế hoạch một sự kiện, hiện tượng, quá trình (hay hành vi cử chỉ của con người) trong những hoàn cảnh tự nhiên khác nhau nhằm thu thập những số liệu, sự kiện cụ thể đặc trưng cho quá trình diễn biến của sự kiện, hiện tượng đó. Quan sát là phương thức cơ bản để nhận thức sự vật.
- Quan sát sử dụng một trong hai trường hợp: Phát hiện vấn đề nghiên cứu hoặc đặt giả thuyết kiểm chứng giả thuyết.
- Quan sát thường bao gồm các hành vi: Quan sát có hê ̣thống, ghi âm, mô tả, phân tích và giải thích các hành vi của con người.
c) Phân loại phương pháp quan sát:
Theo mức độ chuẩn bị |
Quan sát có chuẩn bị |
Dạng quan sát mà người đi nghiên cứu đã tác động những yếu tố nào của hướng nghiên cứu, tập trung sự chú ý của mình vào yếu tố đó. Thường sử dụng cho việc kiểm tra kết quả thông tin nhận được từ phương pháp khác. |
|
Quan sát không chuẩn bị
|
Dạng quan sát trong đó chưa xác định được các yếu tố mà đề tài nghiên cứu quan tâm, thường sử dụng cho các nghiên cứu thử nghiệm
|
Theo sự tham gia của người quan sát
|
Quan sát có tham dự |
Điều tra viên tham gia vào nhóm đối tượng quan sát |
|
Quan sát không tham dự
|
Điều tra viên không tham gia vào nhóm đối tượng quan sát mà đứng bên ngoài để quan sát |
Theo mức độ công khai của người đi quan sát |
Quan sát công khai |
Người bị quan sát biết rõ mình đang bị quan sát. Hoặc người quan sát cho đối tượng biết mình là ai, mục đích công việc của mình. |
|
Quan sát không công khai
|
Người bị quan sát không biết rõ mình đang bị quan sát. Hoặc người quan sát không cho đối tượng biết mình là ai, đang làm gì.
|
Căn cứ vào số lần quan sát |
Quan sát một lần |
|
|
Quan sát nhiều lần |
|
d) Ưu điểm và hạn chế của phương pháp quan sát
Ưu điểm |
Hạn chế |
- Thông tin phong phú và đa dạng về̀ đối tượng nghiên cứu
- Dễ sử dụng và ít tốn kém |
Thông tin thu được mang tính chủ quan, có thể có sai lệch |
* Những lưu ý khi sử dụng các phương pháp nghiên cứu
- Không có một phương pháp toàn năng (mỗi phương pháp có ưu điểm và những hạn chế)
- Tùy từng đối tượng, mục đích, nội dung nghiên cứu mà xác định phương pháp nghiên cứu chính, chủ yếu.
- Sử dụng kết hợp các phương pháp trong nghiên cứu khoa học.
Xem thêm câu hỏi ôn tập khác:
Câu 1: Khái niệm khoa học xã hội và nhân văn? Những đặc điểm cơ bản của khoa học xã hội và nhân văn là gì?
Câu 2: Vị trí, vai trò của khoa học xã hội và nhân văn?
Câu 3: Những phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học xã hội và nhân văn?
Câu 4: Nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn: Thực trạng và những vấn đề cơ bản trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn ở nước ta hiện nay?
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm trợ giảng/giáo viên Ngữ Văn mới nhất
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm thực tập sinh trách nhiệm xã hội mới nhất
Mức lương của thực tập sinh trách nhiệm xã hội là bao nhiêu?