Thực trạng và những vấn đề cơ bản trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn ở nước ta hiện nay?
1. Nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn - nhìn từ truyền thống
- Trong quá trình lịch sử, dân tộc Việt Nam đã hình thành nên ba truyền thống cao đẹp: Truyền thống yêu nước; Truyền thống nhân đạo; Truyền thống văn hóa
- Truyền thống khoa học:
+ Chưa có bề dày lịch sử
+ Các môn khoa học xã hội, nghiên cứu về khoa học xã hội có bề dày hơn so với khoa học tự nhiên (thi cử, tuyển dụng quan lại trong thời phong kiến chú trọng nhiều tới khoa học xã hôi (văn học, lịch sử, tư tưởng, đạo đức, tôn giáo…), ít chú ý tới khoa học tự nhiên
- Sự đề cao khoa học tự nhiên so với khoa học xã hội và nhân văn:
+ Quan niệm “Khoa học đồng nghĩa với chính xác”, có thể lượng hóa được (thường gắn với khoa học tự nhiên)
+ Tác động của khoa học tự nhiên thường tức thời, sản phẩm khoa học tự nhiên mang tính thiết thực, nhiều khi là thực dụng. Trong khi đó, tác động của khoa học xã hội và nhân văn có khi lâu dài, sản phẩm của khoa học xã hội và nhân văn nhiều khi mang ý nghĩa tinh thần.
+ Sự phát triển cực nhanh của khoa học tự nhiên làm thay đổi mọi mặt đời sống xã hội
+ Tâm lí xã hội hướng nhiều tới các ngành khoa học tự nhiên trong lựa chọn đào tạo, trong công việc,...
+ Chất lượng của nhiều công trình nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn chưa cao cả về tính khoa học và thực tiễn
- Nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn - nhìn lại đôi điều bất cập
+ Những nghiên cứu cơ bản mang tính lí luận về khoa học xã hội và nhân văn còn hạn chế
+ Tính hiện đại chưa cao, còn có phần lạc hậu so với nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn ở nhiều nước tiên tiến trên thế giới (tính khảo cứu chưa cao, còn nặng về lí luận chung chung; Tính độc lập trong tư tưởng, tính mới mẻ trong quan niệm chưa nhiều, chưa tiếp cận được nhiều những thàn tựu mới của thế giới)
+ Tình trạng “Bình dân hóa, tầm thường hóa” khoa học xã hội và nhân văn
+ Chưa có sự gắn kết cao giữa nghiên cứu khoa học và thực tiễn (công trình khoa học chưa giải quyết được những vấn đề thiết yếu của đời sống…)
+ Nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn phát triển chậm hơn so với nghiên cứu khoa học tự nhiên
2. Nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn - cách nhìn mới, bước đi mới
- Cách nhìn mới
+ Khoa học xã hội và nhân văn giữ vai trò rất quan trọng trong sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội
+ Khoa học xã hội và nhân văn có những đặc thù riêng (không áp đặt quan điểm, tiêu chí… của khoa học tự nhiên trong ứng xử với khoa học xã hội và nhân văn)
- Bước đi mới
+ Tăng cường những nghiên cứu mang tính lí luận trong khoa học xã hội và nhân văn
+ Phân loại một cách khoa học những chuyên ngành, khối ngành khoa học xã hội và nhân văn
+ Phát huy thế mạnh trong nghiên cứu liên ngành đối với khoa học xã hội và nhân văn
- Liên ngành giữa khoa học xã hội và nhân văn với khoa học tự nhiên trong nghiên cứu khoa học
- Liên ngành giữa các ngành trong khoa học xã hội và nhân văn
+ Gắn nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn với đời sống. Tăng cường tính ứng dụng của khoa học xã hội và nhân văn.
Xem thêm câu hỏi ôn tập khác:
Câu 1: Khái niệm khoa học xã hội và nhân văn? Những đặc điểm cơ bản của khoa học xã hội và nhân văn là gì?
Câu 2: Vị trí, vai trò của khoa học xã hội và nhân văn?
Câu 3: Những phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học xã hội và nhân văn?
Câu 4: Nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn: Thực trạng và những vấn đề cơ bản trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn ở nước ta hiện nay?
Việc làm dành cho sinh viên:
Việc làm trợ giảng/giáo viên Ngữ Văn mới nhất
Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất
Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên
Việc làm thực tập sinh trách nhiệm xã hội mới nhất
Mức lương của thực tập sinh trách nhiệm xã hội là bao nhiêu?
Được cập nhật 29/03/2024
159 lượt xem