Vị trí, vai trò của khoa học xã hội và nhân văn? | Câu hỏi ôn tập học phần Khoa học Xã Hội và Nhân Văn | Đại học Sư Phạm Hà Nội

Vị trí, vai trò của khoa học xã hội và nhân văn? Đề cương ôn tập học phần KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN giúp bạn ôn luyện và đạt điểm cao!

Vị trí, vai trò của khoa học xã hội và nhân văn?

1. Khoa học xã hội và nhân văn đối với xây dựng nhân cách con người.

- Nhân cách là hệ thống phẩm giá của con người được đánh giá từ mối quan hệ qua lai của người đó với xã hội xung quanh.

- Xây dựng nhân cách con người vừa là đặc điểm, vừa là thế mạnh của khoa học xã hội nhân văn.

+ Con người tồn tại với con người tự nhiên, con người xã hội

   => Nhân cách thuộc phạm trù xã hội.

+ Nhân cách được hình thành, phát triển trong quá trình sống, tham gia vào cách mối quan hệ xã hội của con người.

+ Nhân cách là một phần kết quả của quá trình học vấn. Kiến thức, kinh nghiệm là phương tiện để con người đạt tới nhân cách cao. Tuy nhiên, vai trò quan trọng là vai trò của đời sống ảnh hưởng tới nhận thức, hành vi con người (học vấn uyên thâm chưa chắc nhân cách đã cao: Những người có học thức, làm sếp nhưng đối xử với cha mẹ, người ngoài không ra gì..)

+ Nhân cách là kết quả của lao động xã hội (khách thể) và tính tích cực của mỗi cá nhân (chủ thể)

- Khoa học xã hội nhân văn với các phương diện nhân cách con người

+ Văn hóa: Nhận thức các hành vi văn hóa

   => Thể hiên ở vị trí, vai trò của các ngành văn hóa.

+ Nhân cách từ phương diện chân - thiện - mỹ: Chân (thẳng thắn, trung thực); Thiện (lòng tốt, tình yêu thương); Mỹ (cái đẹp)

   => Thể hiện ở vai trò các môn như Triết học, Văn học, Nghệ thuật

+ Nhân cách từ phương diện lịch sử: Nhân cách là một phạm trù của lịch sử, yếu tố lịch sử có trong nhân cách, sự vận động mang tính lịch sử của nhân cách; là sự ý thức về lịch sử, niềm tự hào lịch sử.

   => Thể hiện ở vai trò các ngành như dân tộc học,…

+ Nhân cách và sự hoàn thiện nhân cách: Trong tiến trình sống, con người cải tạo xã hội đồng thời cải tạo chính mình.

   => Thể hiện ở vai trò các ngành như giáo dục hoc, tâm lý học,…

2. Khoa học xã hội và nhân văn trong phát triển xã hội hài hòa, bền vững.

a) Khái niệm “hài hòa”:

- Theo nghĩa thông thường, “hài hòa” là sự kết hợp cân đối, đồng bộ giữa các yếu tố, các bộ phận và gây ấn tượng về cái đẹp, cái hoàn hảo.

- Theo nghĩa triết học:

+ Khổng Tử quan niệm: “Hòa nhi bất đồng”, nghĩa là hòa mà không giống nhau.

+ G.Hegel cho rằng: hài hòa là sự thống nhất của những mặt khác biệt, là sự đồng nhất của các mặt đối lập. Nguyên nhân tạo lên sự hài hòa là những mặt đối lập, những khác biệt trong tương quan với nhau trong cùng bản thân sự vật.

=> Một “xã hội hài hòa” là xã hội mà trong đó có sự hài hòa của tất cả các yếu tố (cá nhân với cộng đồng, con người với môi trường, tinh thần với vật chất, văn hóa với kinh tế,…)

- Mối quan hệ giữa xã hội hài hòa và xã hội bền vững:

+ Xã hội hài hòa là nền tảng của xã hội bền vững và xã hội phát triển.

+ Tính hài hòa được thể hiện chủ yếu ở hài hòa trong phát triển kinh tế - xã hội – sinh thái. Đây cũng chính là nội dung chủ yếu của phát triển bền vững. Sự phát triển của loài người hài hòa với môi trường sinh thái, sự phát triển kinh tế hài hòa với sự phát triển xã hội. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã từng phát biểu về tầm quan trọng của văn hóa xã hội: “Không đánh đổi môi trường, văn hóa, văn minh xã hội để lấy kinh tế.”

- Khoa học xã hội và nhân văn đóng góp vào việc xây dựng xã hội hài hòa, phát triển bền vững: Hoạch định đường lối xây dựng xã hội hài hòa, phát triển bền vững – quan điểm, đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam.

+ Giải quyết tốt mối quan hệ giữa ổn định và phát triển. Ổn định (đặc biệt là ổn định chính trị - xã hội) là điều kiện quan trọng để phát triển, còn phát triển là cơ sở, tiền đề thúc đẩy sự ổn định xã hội.

+ Giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với sự phát triển bền vững. Tăng trưởng kinh tế phải gắn liên với tiến bộ xã hội và đảm bảo môi trường sinh thái.

+ Giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa.

+ Sự hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng

+ Phát huy những giá trị truyền thống, nhân văn tạo nên sự hài hòa giữa giá trị vật chất và giá trị tinh thần.

+ Xây dựng hành vi văn hóa, ứng xử văn hóa với môi trường thiên nhiên, môi trường kinh tế.

c) Khoa học xã hội và nhân văn trong bối cảnh hội nhập, trong thời đại công nghệ thông tin và kĩ thuật số

-  Khái niệm về thời đại 4.0: 

+ Thời đại cách mạng công nghiệp lần thức tư: "Cách mạng công nghiệp đầu tiên sử dụng năng lượng nước và hơi nước để cơ giới hóa sản xuất. Cuộc cách mạng lần 2 diễn ra nhờ ứng dụng điện năng để sản xuất hàng loạt. Cuộc cách mạng lần 3 sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hóa sản xuất. Bây giờ, cuộc Cách mạng Công nghiệp Thứ tư đang nảy nở từ cuộc cách mạng lần ba, nó kết hợp các công nghệ lại với nhau, làm mờ ranh giới giữa vật lý, kỹ thuật số và sinh học“ (Klaus Schwab, người sáng lập và chủ tịch điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế Giới)

+  Những yếu tố tạo nên cách mạng công nghiệp:

Yếu tố

Thể hiện

Công nghệ sinh học

Những bước nhảy vọt trong Nông nghiệp, Thủy sản, Y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hóa học và vật liệu.

Vật lý

Robot thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới, v.v...

Kĩ thuật số

- Trí tuệ nhân tạo - Artificial Intelligence (AI), Vạn vật kết nối

- Internet of Things (IoT) và dữ liệu lớn (Big Data).

d) Vai trò của khoa học xã hội và nhân văn trong bối cảnh hội nhập: Phát triển, phát huy con người “công dân toàn cầu” (Global Citizens)

- Công dân toàn cầu là những người sống và làm việc ở nhiều quốc gia khác nhau, có thể có một hoặc nhiều quốc tịch

- Công dân toàn cầu có thể mang lại nhiều lợi ích cho xã hội nhờ lượng kiến thức và kinh nghiệm tích luỹ được khi sinh sống và làm việc tại nhiều quốc gia và nhiều nền văn hoá khác nhau

- Gắn kết các cộng đồng dân tộc trong ngôi nhà chung thế giới, tạo nên sức mạnh, sự đa dạng, sự hòa hợp giữa các dân tộc + Giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc của con người

e) Những tác động của thời đại hội nhập, thời đại công nghệ thông tin và kĩ thuật số

 

Tích cực

Tiêu cực

Con người

- Thể chất (tăng tuổi thọ, sức khỏe, thể lực, trí tuệ,…)

- Trí tuệ (nâng cao năng lực trí tuệ, cải thiện khả năng giao tiếp,…)

- Thất nghiệp

- Các chứng bệnh tâm lý do áp lực công việc cũng như việc tiếp xúc quá nhiều với các thiết bị điện tử

Xã hội

- Đời sống con người trở nên hiện đại hơn về cả đời sống vật chất và tinh thần

- Cơ sở hạ tầng phát triển

- Năng suất lao động được nâng cao,

- Ranh giới giữa chiến tranh và hòa bình, giữa bạo lực và phi bạo lực (chiến tranh mạng) trở nên mong manh.

- Kéo khoảng cách giàu nghèo rộng hơn nữa.

Tự nhiên

Đẩy mạnh phát triển công nghệ sinh học trong khôi phục, bảo tồn và phát triển hệ sinh thái tự nhiên

Gia tăng ô nhiễm không khí và nước

Văn hóa

- Đa dạng văn hóa

- Xã hội văn minh hơn

- Nguy cơ hòa tan

-Phai nhạt văn hóa truyền thống

f) Mặt trái của thời đại 4.0

- Sự bất bình đẳng

- Có thể phá vỡ thị trường lao động

- Những bất ổn về kinh tế (có thể dẫn đến những bất ổn về chính trị)

- Cách thức giao tiếp trên internet có thể dẫn đến những hệ lụy về tài chính, sức khỏe, thông tin cá nhân, v.v…

- Mở rộng: Về sau người Mỹ nhận ra mặt tiêu cực của sự phát triển khoa học kĩ thuật như làm xấu môi trường sống, giảm cơ hội con người tiếp xúc với thiên nhiên, hạ thấp phẩm chất con người, làm phai nhạt mối quan hệ người - người; phát triển lệch về giáo dục khoa học kỹ thuật ngày càng bất lợi cho việc giải quyết mâu thuẫn người với thiên nhiên, người với người, thậm chí còn làm tăng các mâu thuẫn đó. Vì vậy trong khi phát triển kinh tế, xã hội Mỹ càng nhấn mạnh tính quan trọng của tinh thần nhân văn (theo Hải Hoành, Nghiencuuquocte.net)

g) Vai trò, vị trí của khoa học xã hội và nhân văn trong thời đại công nghệ thông tin và kĩ thuật số

- Xây dựng nhân cách con người

- Làm phong phú đời sống tinh thần của mỗi cá nhân và của toàn xã hội

- Khả năng nhận thức, điều chỉnh của con người về chính bản thân mình (thích nghi - chuẩn bị - đối phó, định hướng tương lai)

- Đối với khoa học công nghệ:

+ Nguồn cảm hứng và động lực cho sự phát triển khoa học công nghệ

+ Điều chỉnh và định hướng đúng đắn khuynh hướng phát triển của khoa học công nghệ trong thời đại 4.0

Xem thêm câu hỏi ôn tập khác:

Câu 1: Khái niệm khoa học xã hội và nhân văn? Những đặc điểm cơ bản của khoa học xã hội và nhân văn là gì?

Câu 2: Vị trí, vai trò của khoa học xã hội và nhân văn?

Câu 3: Những phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học xã hội và nhân văn?

Câu 4: Nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn: Thực trạng và những vấn đề cơ bản trong nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn ở nước ta hiện nay?

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm trợ giảng/giáo viên Ngữ Văn mới nhất

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm thực tập sinh trách nhiệm xã hội mới nhất

Mức lương của thực tập sinh trách nhiệm xã hội là bao nhiêu?

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!