Điều kiện và Lộ trình trở thành một Chuyên Gia Thanh Tra?

Chuyên gia thanh tra là người công chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước. Trong lĩnh vực này cơ hội việc làm với các công việc liên quan như Trưởng phòng pháp lýChuyên viên pháp chế...cũng rất đa dạng. 

Lộ trình thăng tiến của Chuyên gia thanh tra 

Lộ trình thăng tiến của Chuyên gia thanh tra có thể khá đa dạng và phụ thuộc vào tổ chức và ngành nghề cụ thể. Dưới đây là một lộ trình thăng tiến phổ biến cho vị trí này.

Số năm kinh nghiệm

Vị trí

Mức lương

0 - 1 năm

Thực tập sinh thanh tra

2 - 2.5 triệu đồng/tháng

1 – 3 năm

Thanh tra viên 

4 - 9 triệu đồng/tháng

3 - 7 năm 

Chuyên gia thanh tra

11 - 12 triệu đồng/tháng

Mức lương trung bình của Chuyên gia thanh tra và các ngành liên quan

1. Thực tập sinh thanh tra

Mức lương: 2 - 2.5 triệu/tháng

Kinh nghiệm làm việc: dưới 1 năm

Thực tập sinh thanh tra là một sinh viên hoặc người mới bắt đầu trong lĩnh vực thanh tra, thường được cấp bậc hoặc công ty nhằm học hỏi và làm quen với các quy trình, kỹ năng và kiến thức cần thiết trong công việc thanh tra.

>> Đánh giá: Vị trí Thực tập sinh thanh tra là cơ hội để sinh viên học hỏi và trau dồi kiến thức trong môi trường thực tế. Qua đó, các bạn có thể rèn luyện kỹ năng nghiên cứu, phân tích, lập luận, giải quyết vấn đề, giao tiếp,... Và là bước đệm quan trọng để các bạn sinh viên theo đuổi sự nghiệp luật sư. Qua thời gian thực tập, các bạn có thể tích lũy kinh nghiệm thực tế, xây dựng mối quan hệ và tạo dựng uy tín trong ngành thanh tra.

2. Thanh tra viên

Mức lương: 4 - 9 triệu/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 1 - 3 năm

Thanh tra viên là công chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước. 

>> Đánh giá: Thanh tra viên thường liên quan đến nhiều dự án phức tạp và đa dạng. Thanh tra viên cần có kỹ năng quản lý dự án mạnh mẽ để đảm bảo rằng các dự án được triển khai hiệu quả, đúng tiến độ và tuân thủ các yếu tố pháp lý.

3. Chuyên gia thanh tra

Mức lương: 11 - 12 triệu/tháng

Kinh nghiệm làm việc: 3 - 7 năm

Chuyên gia thanh tra là người công chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước.

>> Đánh giá: Để đảm nhận vị trí này, một Chuyên gia thanh tra cần tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, quy định của cơ quan. Tinh thần trách nhiệm cao với công việc, với tập thể, phối hợp công tác tốt.

Yêu cầu tuyển dụng của Chuyên gia thanh tra

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao, Chuyên gia thanh tra cần sở hữu những kiến thức, chuyên môn vững vàng và thành thạo những kỹ năng mềm liên quan: 

Yêu cầu bằng cấp và kiến thức chuyên môn 

  • Thanh tra viên là công chức phải có các tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Thanh tra 2010 và các tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể tại các Điều 6, 7 và 8 của Nghị định này.

  • Thanh tra viên là sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân phải có các tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Thanh tra 2010 và Điều 9 Nghị định 97/2011/NĐ-CP.

Yêu cầu về kỹ năng

  • Tinh thần đoàn kết phải luôn được đề cao: Công an an ninh phải luôn đoàn kết thương yêu lẫn nhau, nâng cao tinh thần đồng trí, đồng đội, biết hỗ trợ lẫn nhau trong công việc lẫn đời sống hằng ngày. Sẵn sàng lắng nghe góp ý cũng như lời khuyên từ đồng đội. Nêu cao tinh thần trách nhiệm trước các công việc được giao, không bôi nhọ danh dự hay hạ uy tín của đồng đội cũng như không đố kỵ, gây rối gây mất đoàn kết giữa các đồng đội. Ngoài ra giữ tác phong kỷ luật, không xa vào các tệ nạn xã hội, không bê tha rượu chè ở nơi tập thể.

  • Khả năng giao tiếp: Có thể nói, làm chuyên gia thanh tra không thể thiếu kỹ năng giao tiếp và đàm phán bởi công việc của họ sẽ thường xuyên giao tiếp với nhân dân trực tiếp đến gián tiếp. Do đó, kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn khi xử lý thông tin của dân.  Bạn cũng cần phải lắng nghe các khiếu nại của dân và tìm ra phương hướng giải quyết các vấn đề đó. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả sẽ giúp bạn có thể lắng nghe và đưa ra giải pháp hiệu quả nhất.

Yêu cầu khác

  • Sự kiên nhẫn và quyết đoán: Sự kiên nhẫn giúp Chuyên gia thanh tra giữ vững trong quá trình giải quyết những vấn đề pháp lý phức tạp. Quyết đoán giúp họ đưa ra những quyết định mạnh mẽ và có tính chiến lược. Kết hợp những kỹ năng trên, Chuyên gia thanh tra có thể hiệu quả quản lý và giải quyết mọi vấn đề pháp lý đặt ra cho tổ chức.

  • Cố gắng hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao: Việc hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao sẽ giúp Chuyên gia thanhtra khẳng định năng lực và uy tín của bản thân, từ đó có cơ hội được đề bạt vào các vị trí cao hơn với mức lương cao hơn.

Các trường đào tạo ngành Thanh tra tốt nhất Việt Nam hiện nay?

  • Đại học Luật Hà Nội

  • Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

  • Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

  • Đại học Quốc gia TP.HCM

  • Học Viện Ngoại Giao

  • Đại học Công nghệ TPHCM (HUTECH)

  • Đại học Mở Hà Nội

  • Khoa Luật – Đại học Cần Thơ

  • Đại học Vinh

  • Đại học Sài Gòn

  • Đại học Kinh tế Tài chính TP.HCM

  • Đại học Huế

Nghề nghiệp liên quan

Dưới đây là những nghề nghiệp liên quan với các kỹ năng của Chuyên Gia Thanh Tra. Khám phá một số quá trình chuyển đổi nghề nghiệp của Chuyên Gia Thanh Tra phổ biến nhất, cùng với các kỹ năng tương đương.