Công việc của Chuyên Gia Thanh Tra là gì?

Chuyên gia thanh tra là người công chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước.

Mô tả công việc của chuyên gia thanh tra 

  • Tham mưu, tham gia tổ chức quán triệt, tuyên truyền, triển khai thực hiện chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chiến lược, định hướng chương trình, kế hoạch... về thanh tra.
  • Tham gia xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện các vụ việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng được giao;
  • Trực tiếp thực hiện hoặc tổ chức việc phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tiến hành thu thập chứng cứ, hồ sơ có liên quan đến vụ việc thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng được giao;
  • Lập biên bản, viết báo cáo kết quả thanh tra, làm rõ từng nội dung đã thanh tra, xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm, nguyên nhân, trách nhiệm; kiến nghị biện pháp giải quyết;
  • Tổ chức rút kinh nghiệm việc thực hiện các cuộc thanh tra được giao;
  • Trong quá trình thanh tra, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 47 và Điều 54 Luật Thanh tra 2010;
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước giao.
  • Phối hợp với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân trong và ngoài cơ quan khi thực hiện nhiệm vụ.
  • Xây dựng và thực hiện kế hoạch công tác năm, quý, tháng, tuần của cá nhân.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác do cấp trên giao.
Bằng cấp Cử nhân
Công việc/Cuộc sống
3,7 ★
Khoảng lương năm 130 - 156 M
Cơ hội nghề nghiệp
3,7 ★
Số năm kinh nghiệm 2 - 4 năm

Chuyên Gia Thanh Tra có mức lương bao nhiêu?

130- 156 triệu /năm
Tổng lương
120-144 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
10-12 triệu
/năm

Lương bổ sung

130- 156 triệu

/năm
130 M
156 M
58,5 M 195 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Chuyên Gia Thanh Tra

Tìm hiểu cách trở thành Chuyên Gia Thanh Tra, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Chuyên Gia Thanh Tra
130- 156 triệu/năm
Chuyên Gia Thanh Tra

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
25%
2 - 4
42%
5 - 7
32%
8+
11%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Chuyên Gia Thanh Tra?

Yêu cầu tuyển dụng chuyên gia thanh tra  

Yêu cầu về trình độ

Thanh tra viên là công chức phải có các tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Thanh tra 2010 và các tiêu chuẩn nghiệp vụ cụ thể tại các Điều 6, 7 và 8 của Nghị định này.

Thanh tra viên là sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân phải có các tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều 32 Luật Thanh tra 2010 và Điều 9 Nghị định 97/2011/NĐ-CP.

Yêu cầu về kỹ năng

Tinh thần đoàn kết phải luôn được đề cao: Công an an ninh phải luôn đoàn kết thương yêu lẫn nhau, nâng cao tinh thần đồng trí, đồng đội, biết hỗ trợ lẫn nhau trong công việc lẫn đời sống hằng ngày. Sẵn sàng lắng nghe góp ý cũng như lời khuyên từ đồng đội. Nêu cao tinh thần trách nhiệm trước các công việc được giao, không bôi nhọ danh dự hay hạ uy tín của đồng đội cũng như không đố kỵ, gây rối gây mất đoàn kết giữa các đồng đội. Ngoài ra giữ tác phong kỷ luật, không xa vào các tệ nạn xã hội, không bê tha rượu chè ở nơi tập thể.

Khả năng giao tiếp: Có thể nói, làm chuyên gia thanh tra không thể thiếu kỹ năng giao tiếp và đàm phán bởi công việc của họ sẽ thường xuyên giao tiếp với nhân dân trực tiếp đến gián tiếp. Do đó, kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn làm việc hiệu quả hơn khi xử lý thông tin của dân.  Bạn cũng cần phải lắng nghe các khiếu nại của dân và tìm ra phương hướng giải quyết các vấn đề đó. Kỹ năng giao tiếp hiệu quả sẽ giúp bạn có thể lắng nghe và đưa ra giải pháp hiệu quả nhất.

Đam mê: Để theo đuổi việc làm ngành an ninh lâu dài thì bạn cần phải có đam mê và sự kiên định bởi công việc này không hề dễ dàng mà đòi hỏi nhiều kỹ năng tổng hợp.

Tinh thần ham học hỏi: Khoa học công nghệ có những bước tiến phát triển mới, nếu không có sự nhanh nhạy nắm bắt, ham học hỏi thì chuyên gia thanh tra sẽ không thể giỏi được. Để nâng cao chất lượng chuyên môn thì chuyên gia thanh tra luôn phải nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Do đó, hãy tích cực trau dồi thêm kiến thức và kinh nghiệm để phát triển tương lai hơn nhé!

Tinh thần mạnh mẽ: Trong công việc chuyên gia thanh tra sẽ không thể tránh khỏi những chuyện làm cho mình bị căng thẳng. Do làm việc quá nhiều không có thời gian nghỉ ngơi. Đặc thù của của chuyên gia thanh tra là bạn phải có một tinh thép, không được sợ hãi và chịu được áp lực công việc.

Rèn luyện tính cẩn thận: Tính cẩn thận là một trong những đức tính rất cần thiết mà những người làm ngành anh ninh nói chung, làm chuyên gia thanh tra nói riêng cần phải có.

Luôn chăm chỉ và chịu khó trong công việc: Với những tổng hợp công việc của ngành an ninh ở trên thì chắc hẳn rằng bạn cũng đã thấy được sự vất vả của nghề này. Do đó, nếu không có sự chịu khó, chịu khổ thì bạn khó có thể hoàn thành tốt công việc được giao.

Lộ trình thăng tiến của chuyên gia thanh tra  

Từ 1 - 2 năm đầu tiên:  Thực tập sinh thanh tra

Đây là bước đệm quan trọng để sinh viên hoàn thiện kiến thức, kỹ năng, năng lực, thái độ làm việc trước khi chính thức hành nghề. Trong thời gian thực tập tại các bệnh viện, viện nghiên cứu, nhà thuốc,… sinh viên sẽ có cơ hội cọ sát và có cái nhìn chân thực nhất về công việc tương lai của mình.

Tuy không phải là công việc chính thức nhưng là cơ hội để các bạn được làm việc trong môi trường chuyên nghiệp nhằm tích lũy kinh nghiệm. Đây cũng là môi trường mang tính cạnh tranh cao đòi hỏi các ứng viên thực tập sinh phải có nền tảng kiến thức vững chắc.

Từ 3 - 7 năm: Thanh tra viên

Khi bạn có kinh nghiệm làm việc từ 1 – 2 năm, bạn có thể lên vị trí thanh tra viên. Đây là lúc bạn nên tập trung học hỏi, phát triển chuyên môn nghiệp vụ. Tùy vào từng cơ sở mà bạn sẽ được đào tạo thêm chuyên môn. Tuy nhiên, để thăng tiến dễ dàng hơn, bạn sẽ phải tự chủ động học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thông qua công việc thực tế, từ những thành công hay từ chính thất bại của bản thân.

Từ 8 năm trở đi: Chuyên gia thanh tra

Khi bạn có kinh nghiệm làm việc từ 2 – 3 năm, bạn có thể lên vị trí chuyên gia thanh tra. Đây là lúc bạn nên tập trung học hỏi, phát triển chuyên môn nghiệp vụ. Tùy vào từng cơ sở mà bạn sẽ được đào tạo thêm chuyên môn. Tuy nhiên, để thăng tiến dễ dàng hơn, bạn sẽ phải tự chủ động học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thông qua công việc thực tế, từ những thành công hay từ chính thất bại của bản thân.

Đánh giá, chia sẻ về Chuyên Gia Thanh Tra

Các Chuyên Gia Thanh Tra chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Phỏng vấn Chuyên Gia Thanh Tra

Bạn có quen thuộc với các loại thiết bị kiểm tra khác nhau được sử dụng trong ngành không?
1900.com.vn
Chuyên Gia Thanh Tra
Q: Bạn có quen thuộc với các loại thiết bị kiểm tra khác nhau được sử dụng trong ngành không?
29/01/2024
1 câu trả lời

Người phỏng vấn có thể hỏi bạn một câu hỏi như thế này để đánh giá kiến thức của bạn về các công cụ và kỹ thuật được sử dụng trong ngành. Sử dụng câu trả lời của bạn để nêu bật kiến thức chuyên môn của bạn về thiết bị kiểm tra, bao gồm cách bạn sử dụng thiết bị đó và những loại bạn quen thuộc.

Ví dụ: “Tôi rất quen thuộc với các loại thiết bị kiểm tra được sử dụng trong ngành xây dựng. Tôi đã làm việc với cả thiết bị cầm tay và thiết bị cố định để kiểm tra tính toàn vẹn của cấu trúc, an toàn điện, chức năng hệ thống ống nước, v.v. Trong vai trò cuối cùng của mình, tôi chịu trách nhiệm đặt hàng thiết bị mới khi cần thiết và đảm bảo nhóm của chúng tôi có quyền truy cập vào tất cả các công cụ cần thiết.”

Một số phẩm chất quan trọng nhất của một kỹ sư kiểm tra hiệu quả là gì?
1900.com.vn
Chuyên Gia Thanh Tra
Q: Một số phẩm chất quan trọng nhất của một kỹ sư kiểm tra hiệu quả là gì?
29/01/2024
1 câu trả lời

Người phỏng vấn có thể hỏi câu hỏi này để đánh giá sự hiểu biết của bạn về vai trò và những gì bạn cần để thành công. Họ muốn biết rằng bạn có đạo đức làm việc tốt, chú ý đến chi tiết và kỹ năng giao tiếp. Trong câu trả lời của bạn, hãy cố gắng liệt kê một số phẩm chất cụ thể mà bạn sở hữu và cách chúng giúp bạn trong công việc.

Ví dụ: “Tôi nghĩ một trong những phẩm chất quan trọng nhất đối với một kỹ sư kiểm tra là tính kiên nhẫn. Các thanh tra viên thường phải chờ một thời gian dài trước khi có thể thực hiện các cuộc kiểm tra của mình. Tôi rất kiên nhẫn vì tôi hiểu chờ đợi là một phần của công việc. Một phẩm chất khác mà tôi tin là cần thiết là tính tổ chức. Các kỹ sư kiểm tra phải có khả năng theo dõi tất cả dữ liệu và hồ sơ của họ để có thể trình bày chúng một cách chính xác khi cần thiết.”

Bạn sẽ xử lý như thế nào trong trường hợp ban quản lý muốn bạn thay đổi báo cáo của mình để làm cho thiết bị có vẻ hoạt động bình thường trong khi thực tế không phải vậy?
1900.com.vn
Chuyên Gia Thanh Tra
Q: Bạn sẽ xử lý như thế nào trong trường hợp ban quản lý muốn bạn thay đổi báo cáo của mình để làm cho thiết bị có vẻ hoạt động bình thường trong khi thực tế không phải vậy?
29/01/2024
1 câu trả lời

Người phỏng vấn có thể hỏi bạn một câu hỏi như thế này để đánh giá tính trung thực và cam kết của bạn đối với sự thật. Câu trả lời của bạn phải chứng minh rằng bạn sẽ không thay đổi báo cáo của mình, ngay cả khi điều đó đồng nghĩa với việc bạn sẽ mất việc.

Ví dụ: “Tôi hiểu rằng đôi khi ban quản lý muốn giới thiệu thiết bị có chức năng thực tế nhưng không phải do hạn chế về ngân sách hoặc các lý do khác. Tuy nhiên, tôi là kỹ sư kiểm tra nên trách nhiệm chính của tôi là kiểm tra thiết bị và đưa ra các báo cáo chính xác. Nếu quản lý yêu cầu tôi thay đổi báo cáo, tôi sẽ từ chối. Tôi thà mất việc còn hơn là làm tổn hại đến sự chính trực của mình.”

Quy trình kiểm tra một thiết bị mới trước khi đưa nó vào sử dụng là gì?
1900.com.vn
Chuyên Gia Thanh Tra
Q: Quy trình kiểm tra một thiết bị mới trước khi đưa nó vào sử dụng là gì?
29/01/2024
1 câu trả lời

Câu hỏi này có thể giúp người phỏng vấn hiểu quy trình kiểm tra thiết bị của bạn và cách bạn đảm bảo thiết bị an toàn khi sử dụng. Mô tả thời điểm cụ thể khi bạn kiểm tra thiết bị mới, những gì bạn tìm kiếm và cách bạn đảm bảo an toàn cho thiết bị đó trước khi sử dụng.

Ví dụ: “Khi tôi kiểm tra thiết bị mới, trước tiên tôi xem tất cả tài liệu đi kèm với thiết bị đó. Điều này bao gồm bất kỳ sách hướng dẫn hoặc hướng dẫn nào về cách vận hành thiết bị một cách an toàn. Sau đó, tôi thực hiện kiểm tra trực quan thiết bị để đảm bảo không có vết lõm hoặc hư hỏng nào khác. Sau đó, tôi chạy thử thiết bị để xem nó có hoạt động như mong đợi hay không. Cuối cùng, tôi kiểm tra thiết bị theo thông số kỹ thuật của nhà sản xuất để đảm bảo nó đáp ứng tiêu chuẩn của họ.”

Câu hỏi thường gặp về Chuyên Gia Thanh Tra

Chuyên gia thanh tra là người công chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước.

Một số câu hỏi phỏng vấn công việc chuyên gia thanh tra  phổ biến:

- Giới thiệu sơ lược về bản thân bạn? 

- Bạn đã tìm hiểu gì về công việc, vị trí mà bạn đang ứng tuyển?

- Bạn có thể mô tả sơ lược về những công việc bạn đã làm? Nhiệm vụ chính ở công việc gần đây nhất của bạn là gì?

- Những thành tựu nào đã đạt được trong công việc khiến bạn tự hào nhất?

- Tình huống khó khăn nhất trong công việc bạn từng gặp là gì? Cách bạn giải quyết vấn đề khó khăn đó như thế nào?

- Hãy kể về một trường hợp mà bạn cảm thấy hối tiếc trong cuộc sống/công - việc. Vì sao bạn cảm thấy hối tiếc về điều đó? Nếu có thể làm lại, bạn nghĩ mình sẽ làm điều gì để có kết quả tốt hơn?

- Bạn nghĩ mình có những tố chất/ kỹ năng nào phù hợp với công việc này?

- Nếu người quản lý của bạn yêu cầu bạn làm điều gì đó mà bạn không đồng ý, bạn sẽ làm gì?

- Điểm bạn cần cải thiện trong thời điểm này là gì? Bạn có kế hoạch để cải thiện những điểm này chưa?

- Điều gì ở đồng nghiệp cũ/ người quản lý cũ làm bạn khó chịu?

- Bạn nghĩ mình là người có khả năng làm việc độc lập tốt hay làm việc nhóm tốt? Bạn có thể chia sẻ một trường hợp cụ thể không?

Để có nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp, bên cạnh những kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn thì cũng đòi hỏi một chuyên gia thanh tra có những những kỹ năng quan trọng như:

- Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp là một yếu tố cần thiết trong việc xây dựng lòng tin và xây dựng mối quan hệ với khách hàng. Khi đã tạo dựng mối quan hệ chặt chẽ, lắng nghe và hiểu rõ nhu cầu của họ, bạn sẽ đưa ra giải pháp phù hợp và khiến khách hàng hài lòng.

- Kỹ năng lắng nghe: Kỹ năng lắng nghe chính là sợi dây liên kết giữa các chuyên gia thanh tra và khách hàng. Khi bạn lắng nghe những gì khách hàng nói, bạn sẽ nắm bắt được nhu cầu, tâm lý và mong muốn của họ để đáp ứng nó kịp thời.

- Kỹ năng giải quyết vấn đề: Trong bất kỳ công việc nào, khi làm việc với khách hàng sẽ nảy sinh nhiều vấn đề lớn, nhỏ. Những lúc này đòi hỏi bạn phải hết sức bình tĩnh và đưa ra những giải pháp khéo léo để giải quyết vấn đề, tránh gây mất thiện cảm và khó chịu ở khách hàng.

Để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng chuyên gia thanh tra các ứng viên phải trải qua một quá trình đào tạo bài bản.

Để trở thành chuyên gia thanh tra , bạn cần những điều sau:

- Tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật; đối với Thanh tra viên chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó;

- Có văn bằng hoặc chứng chỉ về nghiệp vụ thanh tra;

- Có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra (không kể thời gian tập sự), trừ trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác từ 05 năm trở lên chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước.

- Có tinh thần trách nhiệm trong công việc.

Nếu bạn đang nghĩ đến việc trở thành chuyên gia thanh tra  hoặc lên kế hoạch cho bước tiếp theo trong sự nghiệp của mình, hãy tìm thông tin chi tiết về lộ trình sự nghiệp và quỹ lương của chuyên gia thanh tra.

Bài viết xem nhiều