Điều kiện và Lộ trình trở thành một Thực tập sinh pháp chế?

Thực tập sinh pháp chế là một vị trí dành cho những bạn sinh viên còn đang đi học hoặc những cử nhân tốt nghiệp chưa có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực pháp lý. Trong thời gian thực tập, thực tập sinh được trải nghiệm những công việc thực tế trong ngành pháp lý, được học những nhiệm vụ cơ bản được cung cấp bởi các văn phòng luật hoặc tổ chức pháp lý. 

Lộ trình thăng tiến Thực tập sinh pháp chế

Để theo đuổi sự nghiệp trong lĩnh vực pháp lý bạn sẽ phải bắt đầu từ những vị trí cấp thấp. Sau đó dần tích lũy kinh nghiệm và thăng tiến lên các vị trí cao hơn. 

Thực tập sinh pháp chế

Là sinh viên luật khi tham gia thực tập tại các cơ quan, tổ chức trong lĩnh vực pháp lý như công ty luật, phòng pháp chế của một công ty, văn phòng luật sư,... 

Nhân viên pháp chế

Hầu hết mọi người đều bắt đầu sự nghiệp của mình tại vị trí Nhân viên pháp chế. Nhiệm vụ chính của vị trí này là phụ trách các công việc hành chính trong văn phòng luật hoặc bộ phận pháp lý của các doanh nghiệp.  Để đảm nhận vị trí này bạn cần có bằng cử Cử nhân ngành Luật hoặc các ngành có liên quan. Nhà tuyển dụng thường ưu tiên tuyển dụng các ứng viên có thẻ chứng nhận pháp chế và các chứng chỉ tương tự. Nhân viên pháp chế sẽ phải dành thời gian vài tháng để tham gia các khóa đào tạo nhằm làm quen với các quy định, thủ tục, pháp luật liên quan đến ngành nghề, lĩnh vực mà họ làm việc.

Chuyên viên pháp chế

Sau 3 – 5 năm làm việc bạn sẽ có đủ năng lực và kinh nghiệm cần thiết để thăng tiến lên vị trí Chuyên viên pháp chế. Trách nhiệm của Chuyên viên pháp chế là phải đảm bảo hợp đồng và các văn bản pháp lý khác của doanh nghiệp phù hợp với quy định của pháp luật. Họ cũng phải thu thập và xử lý các vấn đề pháp lý của doanh nghiệp và ban hành các quy định, cơ chế hoạt động trong doanh nghiệp dựa trên các quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, họ còn phải đảm bảo nhân viên trong công ty được phổ biến đầy đủ các kiến thức pháp lý cần thiết và luôn dựa trên cơ sở pháp lý để thực hiện công việc. Có như vậy công ty mới có thể phát triển bền vững.

Trưởng phòng pháp lý

Đây là vị trí đứng đầu bộ phận pháp lý của doanh nghiệp. Tùy thuộc vào cơ cấu tổ chức của từng công ty mà sẽ có cách gọi khác nhau. Tại các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, với bộ máy nhân sự phức tạp sẽ là Giám đốc pháp lý. Còn tại các công ty vừa và nhỏ sẽ là Trưởng phòng pháp lý, Trưởng ban pháp lý,…

Nếu muốn trở thành Trưởng phòng pháp lý, ngoài kiến thức và kinh nghiệm bạn còn phải sở hữu các kỹ năng và tố chất của một nhà lãnh đạo như: Kỹ năng điều phối công việc, tinh thần trách nhiệm cao…

Quản lý pháp chế

Nếu bạn có khả năng lãnh đạo và quản lý, bạn có thể tiến lên vị trí Quản lý pháp chế. Ở vị trí này, bạn sẽ có trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động pháp chế của công ty. Bạn sẽ đảm bảo rằng các quy trình pháp chế được thực hiện đúng thời hạn và tuân thủ các quy định pháp luật. Bạn cũng có thể tham gia vào việc định hình chiến lược pháp chế của công ty và đưa ra các quyết định quan trọng liên quan đến pháp chế.

Yêu cầu tuyển dụng Thực tập sinh pháp chế

Kiến thức 

Là sinh viên đại học, cao đẳng đang theo học ngành luật các trường đào tạo luật, Trình độ năm 3 - năm 4 đại học hoặc mới ra trường có nhu cầu thực tập tại vị trí này để kiếm kinh nghiệm.

Các kỹ năng mềm cơ bản cần có 

Kỹ năng mềm là điều tối thiểu đối với tất cả nhân sự thuộc bất kỳ ngành nghề nào. Kỹ năng tin học, ngoại ngữ, và các chứng chỉ liên quan,… cũng được yêu cầu đối với Thực tập sinh pháp chế.

Chủ động, nhiệt tình và nghiêm túc trong công việc 

Với trách nhiệm năm bắt các vấn đề luật pháp, Thực tập sinh pháp chế cần nắm bắt nhanh chóng các thông tin của công ty, cũng như tình hình luật pháp của thị trường ngành kinh tế nói chung. Để làm được điều này, họ luôn cần phải chủ động trong quá trình cập nhật thông tin và nghiêm túc với công việc của mình. Khi Thực tập sinh pháp chế không thật sự tập trung vào công việc, họ sẽ không thể nhận ra những lỗ hổng luật pháp trong hoạt động của công ty. Điều này có thể dẫn đến những rắc rối pháp lý sau đó.

Sự khôn khéo, linh hoạt trong giao tiếp 

Thực tập sinh pháp chế bên cạnh việc phải tiếp xúc nhiều với lãnh đạo công ty, họ còn phải tiếp xúc với đối tác, các cơ quan pháp lý và đôi khi là cả phóng viên, báo chí, công chúng. Vậy nên, giao tiếp khôn khéo và linh hoạt là khả năng cần có của một Thực tập sinh pháp chế để ứng phó với các trường hợp trên.

Ý thức chấp hành quy định của công ty bên cạnh chấp hành luật 

Ý thức chấp hành quy định công ty là điều mà bất kỳ nhân viên nào cũng cần tuân thủ. Thực tập sinh pháp chế cũng thuộc sự quản lý của doanh nghiệp. Họ có thể được ưu tiên một số nội quy về thời gian và môi trường làm việc, nhưng các nội quy nghĩa vụ khác vẫn cần được hoàn thành.

Học gì để làm Thực tập sinh pháp chế

Để trở thành một Thực tập sinh pháp chế đòi hỏi bạn phải có kiến thức nền tảng về pháp luật hay nói cách khác là bạn cần học và tốt nghiệp ngành Luật, quản lý doanh nghiệp hoặc ngành kinh tế. Hiện nay thì có rất nhiều trường uy tín đào tạo về Luật như: Đại học Luật Hà Nội, Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh… Không chỉ là biết luật, Thực tập sinh pháp chế còn cần phải vững về tư duy vận dụng pháp luật và phải thực sự có nhiều kinh nghiệm xử lý các tình huống pháp luật cho doanh nghiệp. Vì thế, để trở thành một Thực tập sinh pháp chế chuyên nghiệp thì bạn cần trải qua lớp Thực tập sinh pháp chế để nâng cao năng lực của bạn.

Lộ trình sự nghiệp

Thực tập sinh pháp chế

0 - 1 năm kinh nghiệm
26 - 39 triệu /năm
66 việc làm
Tìm hiểu thêm

Chuyên viên pháp chế

2 - 4 năm kinh nghiệm
130 - 195 triệu /năm
589 việc làm
Tìm hiểu thêm