Thực tập sinh thuế có khoảng lương bao nhiêu?

Cập nhật: 03/05/2024

39 - 99 triệu /năm
Tổng lương
36 - 96 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
3 - 8 triệu
/năm

Lương bổ sung

39 - 99 triệu

/năm
39 M
99 M
26 M 130 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương

Thực tập sinh thuế là nhân viên trực thuộc bộ phận kế toán của công ty, chịu trách nhiệm lập tờ khai và quyết toán thuế của doanh nghiệp lên cơ quan có thẩm quyền. Mục tiêu chính của họ là đề xuất chiến lược thuế hiệu quả, tuân thủ pháp luật và thúc đẩy khả năng tài chính của công ty.

Mức lương bình quân: 

Như tên gọi của vị trí thì công việc chính của một Tax Accountant sẽ đảm nhận việc quản lý các phần thuế phải đóng cho nhà nước đồng thời thu nhập, tổng hợp và đối chiếu các loại hóa đơn chứng từ, lập báo cáo tài chính và tính toán các khoản thuế khác. 

Có thể nói đây là một vị trí vô cùng quan trọng đối với bất kỳ công ty nào. Cũng chính vì thế vị trí này đòi hỏi nhiều kiến thức chuyên môn vững vàng, hiểu biết các quy định của pháp luật, đặc biệt là thuế và có kinh nghiệm làm việc từ 1-3 năm. Công việc này thường có mức lương dao động trong khoảng 7tr– 12tr/ tháng, trung bình là 11tr/tháng.

Công việc của thực tập sinh thuế

Công việc thực tập sinh thuế phải làm chủ yếu tập trung vào các nhiệm vụ thu thập, xử lý, kê khai giấy tờ, hóa đơn và làm báo cáo thuế. Các nghiệp vụ này đòi hỏi thwucj tập sinh thuế phải tích lũy nhiều kỹ năng, kiến thức chuyên môn, cũng như kinh nghiệm. Cụ thể, công việc của 1 thực tập sinh thuế bao gồm những trách nhiệm mang tính chất định kỳ như sau:

Công việc hằng ngày

Trách nhiệm chính: Tổng hợp, xử lý, phân loại, sắp xếp và lưu trữ các loại hóa đơn, chứng từ kế toán.

Mô tả công việc cụ thể

  • Tổng hợp: Thu thập, tập hợp các hóa đơn kế toán thuế từ tất cả các nguồn trong và ngoài doanh nghiệp. Trong đó, hóa đơn kế toán thuế nội bộ doanh nghiệp bao gồm hóa đơn đầu ra khi doanh nghiệp bán hàng hoặc cung ứng dịch vụ; hóa đơn kế toán thuế ngoài doanh nghiệp bao gồm hóa đơn đầu vào khi doanh nghiệp mua hàng hóa hoặc sử dụng dịch vụ phục vụ sản xuất – kinh doanh. Những giấy tờ này chính là căn cứ để kê khai, hạch toán kế toán thuế.
  • Xử lý: Kê khai, hiệu chỉnh để đảm bảo độ chính xác (hợp lý, hợp lệ và hợp pháp) của các chứng từ kế toán thuế để xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh (nếu có) như lập sai hóa đơn, cháy, mất hoặc hỏng hóa đơn v.v.
  • Phân loại và sắp xếp: Sắp xếp hóa đơn, chứng từ theo bộ, theo trình tự thời gian, theo phân loại đầu vào – đầu ra, theo nghiệp vụ kinh tế phát sinh để thuận tiện cho công việc quản lý.
  • Lưu trữ: Lưu trữ 10 năm (đối với hóa đơn thông thường) hoặc 5 năm (đối với các chứng từ như phiếu thu – chi, nhập – xuất).

Công việc hằng tháng

Trách nhiệm chính: Thực hiện báo cáo thuế định kỳ hằng tháng. Thông thường, cần lập vào cuối tháng này hoặc lập vào đầu tháng sau tùy vào quy định hiện hành của công ty.

Mô tả công việc cụ thể

  • Xác định hình thức và loại báo cáo thuế cần làm theo tháng (ví dụ, kế toán thuế giá trị gia tăng, kế toán thuế xuất nhập khẩu).
  • Tiến hành kê khai nội dung báo cáo dựa trên căn cứ gồm hóa đơn, chứng từ đã được thu thập và xử lý định kỳ liên tục hằng ngày trong tháng.

Công việc hằng quý

Trách nhiệm chính: Thực hiện báo cáo thuế định kỳ hằng quý.

Mô tả công việc cụ thể

  • Lập Tờ khai thuế tạm tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý.
  • Lập Bảng kê báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn theo quý.
  • Lập tờ khai thuế thu nhập cá nhân (nếu có).
  • Lập tờ khai thuế giá trị gia tăng (nếu có).

Công việc hằng năm

Trách nhiệm chính: Nộp, quyết toán thuế và cập nhật vào báo cáo tài chính năm.

Mô tả công việc cụ thể

  • Công việc cần thực hiện đầu năm bao gồm kê khai, nộp thuế môn bài. Kế toán thuế cần nắm rõ và kiểm tra chính xác thời hạn nộp thuế môn bài để tránh trường hợp chịu phí phạt nộp muộn. Thông thường, thời hạn nộp thuế môn bài là ngày 31/1 hằng năm. Ngoài ra, kế toán thuế cần thực hiện nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng (đầu ra, đầu vào) và thuế thu nhập doanh nghiệp.
  • Công việc cần thực hiện cuối năm: Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, quyết toán thuế thu nhập cá nhân, lập Báo cáo tài chính (Bảng cân đối Kế toán; Báo cáo lưu chuyển tiền tệ; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh; Thuyết minh báo cáo tài chính).

Lương của thực tập sinh thuế

Mức thu nhập của thực tập sinh thuế dao động từ 3 - 5 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào trình độ, kỹ năng kinh nghiệm của mỗi người. Ngoài mức lương cơ bản trên, thực tập sinh thuế còn được nhận được thưởng khi đạt KPI công việc, thưởng hoa hồng,... và tổng thu nhập hàng tháng có thể lên tới 8 triệu đồng.

Bên cạnh đó, thực tập sinh thuế còn được hưởng các chế độ về bảo hiểm, chính sách phúc lợi khác theo quy định của công ty và của Nhà nước.

Theo đó, tùy thuộc vào từng doanh nghiệp, số năm kinh nghiệm, mỗi thực tập sinh thuế sẽ có mức lương khác nhau. Dưới đây là một ước lượng về mức lương của thực tập sinh thuế tại Việt Nam theo từng vị trí thăng tiến:

Thực tập sinh thuế (0 - 2 năm): 

Mức lương khởi điểm cho thực tập sinh thuế mới vào nghề thường nằm trong khoảng từ 3 triệu đến 5 triệu đồng mỗi tháng. Đây là mức lương cơ bản cho nhân viên mới và có ít kinh nghiệm.

  • Mức lương thấp nhất: 0 - 3 triệu đồng/ tháng
  • Mức lương trung bình: 3 - 5 triệu đồng/ tháng
  • Mức lương cao nhất: 5 - 8 triệu đồng/ tháng

Nhân viên thuế (2 - 4 năm): 

Sau khoảng thời gian làm việc từ 2 đến 4 năm, khi đã tích lũy thêm kinh nghiệm và nắm vững công việc, mức lương của nhân viên thuế có thể tăng lên trong khoảng từ 5 triệu đến 10 triệu đồng mỗi tháng.

  • Mức lương thấp nhất: 5 - 7 triệu đồng/ tháng
  • Mức lương trung bình: 7 - 10 triệu đồng/ tháng
  • Mức lương cao nhất: 10 - 12 triệu đồng/ tháng

Chuyên viên thuế (4 - 8 năm): 

Với thâm niên làm việc từ 4 đến 8 năm và đảm nhận vị trí chuyên viên đào tạo, mức lương có thể nằm trong khoảng từ 10 triệu đến 20 triệu đồng mỗi tháng, tùy thuộc vào quy mô và uy tín của doanh nghiệp.

  • Mức lương thấp nhất: 10 - 15 triệu đồng/ tháng
  • Mức lương trung bình: 15 -20 triệu đồng/ tháng
  • Mức lương cao nhất: 20 - 22 triệu đồng/ tháng

Trưởng phòng thuế (8 - 10 năm): 

Với kinh nghiệm từ 8 đến 10 năm và vị trí trưởng phòng thuế, mức lương có thể nằm trong khoảng từ 20 triệu đến 30 triệu đồng mỗi tháng. Mức lương này có thể biến động lớn tùy thuộc vào quy mô và thành tích của doanh nghiệp.

  • Mức lương thấp nhất: 20 - 25 triệu đồng/ tháng
  • Mức lương trung bình: 25 - 28 triệu đồng/ tháng
  • Mức lương cao nhất: 28 - 32 triệu đồng/ tháng

Giám đốc thuế (từ 10 năm trở lên): 

Với 10 năm kinh nghiệm trở lên và quản lý một chi nhánh, mức lương của giám đốc thuế có thể nằm trong khoảng từ 30 triệu đến 40 triệu đồng mỗi tháng. Mức lương này có thể khác nhau tùy thuộc vào quy mô và thành tích của chi nhánh, cũng như quyền hạn và trách nhiệm của vị trí.

  • Mức lương thấp nhất: 30 - 33 triệu đồng/ tháng
  • Mức lương trung bình: 33 - 37 triệu đồng/ tháng
  • Mức lương cao nhất: 37 - 40 triệu đồng/ tháng

Lưu ý rằng đây chỉ là ước lượng và mức lương thực tế có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Mức lương cũng có thể được điều chỉnh dựa trên các yếu tố như khu vực địa lý, quy mô công ty, và tình hình kinh tế chung.

Cách để nâng cao thu nhập tại vị trí thực tập sinh thuế

Để đảm nhận tốt công việc tại vị trí thực tập sinh thuế và nâng cao thu nhập của mình, bạn có thể thực hiện các bước sau đây:

Nắm vững kiến thức về ngành: Tìm hiểu về các quy trình đào tạo và dịch vụ doanh nghiệp, bao gồm cả các quy định và chính sách của doanh nghiệp mà bạn đang làm việc. Hiểu rõ về các loại tài khoản, khoản vay, giao dịch thanh toán, và các quy trình liên quan.

Phát triển kỹ năng giao tiếp: thực tập sinh thuế cần có khả năng giao tiếp hiệu quả với nhân viên. Hãy rèn luyện khả năng lắng nghe, truyền đạt thông tin một cách rõ ràng, và tạo mối quan hệ tốt với nhân viên.

Chăm chỉ cập nhật kiến thức và nâng cao kỹ năng nghiệp vụ của bản thân: Ngành quản lý đào tạo liên tục thay đổi và phát triển. Hãy đọc sách, tham gia các khóa học hoặc theo dõi các nguồn tin ngành để cập nhật kiến thức mới nhất về ngành, sản phẩm và dịch vụ tài chính.

Đào tạo và học hỏi: Tận dụng các chương trình đào tạo và cơ hội học hỏi từ các doanh nghiệp để nâng cao kỹ năng và kiến thức của mình. Tham gia các khóa đào tạo nội bộ hoặc ngoại vi để phát triển chuyên môn và nâng cao khả năng làm việc.

Nắm vững kỹ năng về quản lý thời gian: Công việc của thực tập sinh thuế thường đòi hỏi xử lý nhanh chóng nhiều công việc và yêu cầu từ khách hàng. Hãy học cách ưu tiên công việc, sắp xếp thời gian hiệu quả và đảm bảo tuân thủ các quy định và tiến độ làm việc.

Rèn luyện kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề: thực tập sinh thuế thường phải giải quyết các vấn đề và xử lý các tình huống phức tạp. Hãy rèn luyện khả năng phân tích, tư duy logic và tìm ra các giải pháp hiệu quả cho nhân viên.

Thể hiện lòng tận tâm và chuyên nghiệp: Làm việc trong các doanh nghiệp đòi hỏi sự tận tâm và chuyên nghiệp. Hãy đảm bảo bạn luôn thể hiện sự chuyên nghiệp trong giao tiếp, đảm bảo bí mật thông tin khách hàng và tuân thủ các quy định của doanh nghiệp

Nâng cao khả năng chịu đựng trong môi trường áp lực công việc

Muốn trở thành một thực tập sinh thuế xuất sắc, bạn cần thời gian, sự kiên trì và không ngừng tích lũy kinh nghiệm. Hãy kiên nhẫn, tự tin và luôn nỗ lực để nâng cao khả năng và thành công trong công việc của mình

Bạn thấy mức lương 39 - 99 triệu/năm chính xác đến mức nào?

Câu trả lời của bạn giúp 1900.com.vn điều chỉnh các ước tính tiền lương theo thời gian.

Lộ trình mức lương

Dành cho Thực tập sinh thuế

39 - 99 triệu /năm
Thực tập sinh thuế

Top Công Ty Lương Cao Nhất

Dành cho Thực tập sinh thuế

Dưới đây là Top 4 công ty trả lương cao nhất cho Thực tập sinh thuế. Các nhà tuyển dụng bao gồm.
2
Thỏa thuận
3
Thỏa thuận
4
Thỏa thuận

Câu hỏi thường gặp về lương của Thực tập sinh thuế

Mức lương của thực tập sinh thuế: Trung bình khoảng 3.000.000 đồng/tháng. Còn dải lương phổ biến nằm trong khoảng 2.000.000 - 5.000.000 đồng/tháng, cao nhất lên tới 10.000.000 đồng/tháng.

Mức lương cao nhất của thực tập sinh thuế lên tới 10,000,000 đồng/tháng

Mức lương thấp nhất của thực tập sinh thuế hiện nay là 2,000,000 đồng/tháng