1. Ngành logistics là gì?
Logistics là quá trình quản lý việc cung cấp, vận chuyển hàng hóa giữa điểm xuất phát và điểm tiêu thụ để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng hoặc doanh nghiệp. Các sản phẩm được quản lý bởi Logistic có thể bao gồm các mặt hàng hiện vật như thực phẩm, vật liệu, động vật, thiết bị và chất lỏng; cũng như các sản phẩm vô hình, chẳng hạn như thời gian và thông tin.
Hiểu đơn giản, Logistic là một phần của việc quản lý chuỗi cung ứng bao gồm lập kế hoạch, thực hiện kiểm soát và lưu trữ hàng hóa, dịch vụ và thông tin liên quan giữa điểm xuất phát và điểm tiêu thụ.
2. Logistics cần học những gì?
Để làm việc trong ngành Logistics, bạn không cần phải học đúng ngành. Thay vào đó, bạn có thể chọn các ngành học liên quan đến kinh doanh, giao thương, v.v, để có kiến thức về kinh tế nói chung. Sau đó, bạn có thể làm việc ở những doanh nghiệp Logistics để được đào tạo về chuyên môn.
Tuy nhiên, nếu yêu thích Logistics và mong muốn theo đuổi lĩnh vực này từ sớm, bạn có thể lựa chọn ngành Logistics ở các trường đại học. Với lựa chọn này, bạn sẽ được đào tạo các môn học sau:
- Hệ thống thông tin kinh doanh
- Giá cả thị trường
- Luật kinh doanh
- Quản trị vận tải và chuỗi cung ứng
- Kinh tế tài chính
- Kinh doanh quốc tế
- Phân tích và Thiết kế Chuỗi cung ứng
Đọc thêm: Công việc của Sale Logistics là gì?
3. Mức lương hiện nay của ngành Logistics
Mức lương trong ngành Logistics tại Việt Nam có thể biến động đáng kể tùy thuộc vào nhiều yếu tố như vị trí công việc, trình độ kỹ năng, kinh nghiệm làm việc, khu vực địa lý, kích thước và loại hình của công ty. Dưới đây là một phân tích tổng quan về mức lương chung trong ngành Logistics:
- Nhân viên văn phòng Logistics: Mức lương trung bình cho nhân viên văn phòng hoặc nhân viên trong các bộ phận logistics có thể từ khoảng 5 triệu đến 15 triệu đồng mỗi tháng, tùy thuộc vào trình độ và kinh nghiệm.
- Chuyên viên logistics: Mức lương cho các chuyên viên có kỹ năng và kinh nghiệm có thể dao động từ khoảng 8 triệu đến 20 triệu đồng mỗi tháng.
- Trưởng phòng logistics: Có thể nhận được mức lương từ 15 triệu đến 30 triệu đồng mỗi tháng hoặc cao hơn, tùy thuộc vào quy mô và phạm vi của bộ phận logistics mà họ quản lý.
- Giám đốc logistics: Mức lương của các giám đốc hoặc quản lý cấp cao trong lĩnh vực logistics có thể lên đến hàng trăm triệu đồng mỗi tháng, đặc biệt là đối với các công ty lớn hoạt động trong lĩnh vực logistics quốc tế.
Tuy nhiên, như với mọi ngành nghề khác, các con số trên chỉ là ước lượng và có thể thay đổi theo thời gian và tình hình thị trường lao động. Để có cái nhìn chính xác hơn, bạn nên tham khảo từ các nguồn thông tin như báo cáo thị trường lao động, điều tra lương của các công ty, hoặc tìm hiểu trực tiếp từ các chuyên gia trong ngành.
Đọc thêm: Việc làm Sale Logistics mới nhất
Việc làm Điều phối Logistics mới cập nhật
Việc làm Thực tập sinh Logistics đang tuyển dụng
4. Học Logistics ở đâu
Với xu hướng phát triển mạnh mẽ, ngành Logistic hiện nay đã được đào tạo ở rất nhiều trường Đại học lớn ở Việt Nam và cả nước ngoài. Hãy cùng tham khảo một số trường đào tạo ngành Logistic hàng đầu hiện nay nhé.
Đại học Kinh tế Quốc dân
Đại học Kinh tế Quốc dân là một trong những trường Đại học hàng đầu về đào tạo các ngành Kinh tế ở miền Bắc. Ngoài những ngành học chủ chốt như Quản trị Kinh doanh, Kế toán, Kiểm toán, v.v, thì ngành Logistics cũng là một lĩnh vực đào tạo được trường chú trọng đầu tư phát triển.
Điểm chuẩn ngành Logistics
Năm |
2021 |
2022 |
2023 |
Điểm chuẩn |
28,3 |
28,2 |
27,4 |
Ngành Logistic cũng là một trong những ngành học hot nhất của trường. Với điểm chuẩn khoảng 28 điểm vào năm 2020, các thí sinh phải đạt trung bình trên 9 điểm mỗi môn để có thể theo học ngành Logistic tại Đại học Kinh tế Quốc dân.
Đại học Ngoại thương Hà Nội
Đại học Ngoại thương là trường đại học chuyên đào tạo về kinh tế và thương mại quốc tế của Việt Nam. Ngành Logistic tại Đại học Ngoại thương được xây dựng theo các giáo trình của những trường đại học hàng đầu tại Anh, Mỹ, Singapore, v.v. Hơn thế, khi học tại Đại học Ngoại thương, các sinh viên sẽ có cơ hội được thực tập ở các tập đoàn Logistic hàng đầu Việt Nam để gia tăng kinh nghiệm của mình.
Điểm chuẩn ngành Logistics
Năm |
2021 |
2022 |
2023 |
Điểm chuẩn |
28,45 |
28,2 |
28 |
Điểm chuẩn ngành Logistic tại Đại học Ngoại thương năm 2020 là hơn 28 điểm. Vì vậy để có thể trở thành một sinh viên theo học ngành Logistics tại Ngoại thương, các bạn cần phải học tập thật tốt ở trường cấp ba của mình.
Đại học Thương mại
Nếu bạn ở miền Bắc, bạn cũng có thể chọn Đại học Thương mại làm bến đỗ cho nguyện vọng theo học Logistic của mình. Các ngành đào tạo Logistic tại Đại học Thương mại có thể kể đến là ngành Kinh doanh Quốc tế, Thương mại Quốc tế, v.v.
Điểm chuẩn ngành Logistics
Năm |
2021 |
2022 |
2023 |
Điểm chuẩn |
27,4 |
27 |
26,8 |
Ở những chuyên ngành này, các bạn sinh viên sẽ được đào tạo bài bản về các môn học như Đàm phán kinh tế quốc tế, Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, Thanh toán quốc tế, v.v.
Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội
Ở trường Đại học Kinh tế trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế là nơi chuyên đào tạo các chuyên ngành liên quan đến xuất nhập khẩu và logistic.
Điểm chuẩn ngành Logistics
Năm |
2021 |
2022 |
2023 |
Điểm chuẩn |
36,53 |
35,33 |
35,7 |
Cùng với 3 cái tên phía trên, Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội có danh tiếng lâu đời trong việc đào tạo kinh tế và mang đến cho sinh viên những kiến thức vững chắc nhất để các bạn có thể tự tin theo đuổi lĩnh vực logistic sau này.
Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh
Là cơ sở đào tạo ngành kinh tế lớn nhất ở phía Nam, nếu bạn muốn theo học ngành Logistics, đừng bỏ qua trường Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh.
Điểm chuẩn ngành Logistics
Năm |
2021 |
2022 |
2023 |
Điểm chuẩn |
27,4 |
27,7 |
27 |
Với ngành Kinh doanh quốc tế, liên quan trực tiếp đến Logistic, các bạn sinh viên sẽ được đào tạo các kiến thức, kỹ năng để có thể tự tin theo đuổi ngành Logistics sau khi ra trường. Để có thể trở thành sinh viên Đại học Kinh tế Tp. Hồ Chí Minh, bạn cần phải đạt ít nhất 9 điểm mỗi môn trong kỳ thi THPT Quốc gia.
Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh
Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh là một trong những trường đại học kỹ thuật hàng đầu ở miền Nam Việt Nam. Với ngành Logistic, bạn có thể đăng ký học các chuyên ngành Quản lý Công nghiệp hoặc Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp tại Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh.
Điểm chuẩn ngành Logistics
Năm |
2021 |
2022 |
2023 |
Điểm chuẩn |
26,8 |
61,27 |
73,51 |
Mục tiêu hướng đến của ngành là đào tạo kỹ sư chất lượng cao trong lĩnh vực Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng; có kiến thức, kỹ năng, và thái độ phù hợp để phân tích, đánh giá, thiết kế, vận hành, và cải tiến các hệ thống Logistics và Chuỗi cung ứng. Kỹ sư tốt nghiệp từ ngành có phẩm chất chính trị, đạo đức, sức khoẻ tốt, khả năng sáng tạo, trách nhiệm nghề nghiệp, và có ý thức phục vụ nhân dân, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế.
Trường Đại học Giao thông vận tải Tp. Hồ Chí Minh
Chương trình đào tạo chuyên ngành Quản trị logistics và vận tải đa phương thức được xây dựng và triển khai nhằm mục tiêu đào tạo cử nhân ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có phẩm chất chính trị vững vàng, có ý thức tổ chức kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp; nắm vững kiến thức cơ bản và chuyên sâu về chuyên ngành Quản trị logistics và vận tải đa phương thức, đáp ứng các yêu cầu về nghiên cứu phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ trong lĩnh vực chuyên ngành.
Điểm chuẩn ngành Logistics
Năm |
2021 |
2022 |
2023 |
Điểm chuẩn |
27,1 |
26 |
25,65 |
Sinh viên được cung cấp kiến thức cơ bản về lĩnh vực quản trị logistics và vận tải đa phương thức, kiến thức chuyên sâu ngành logistics và quản trị chuỗi cung ứng, khả năng xây dựng mô hình và áp dụng các nguyên tắc của chuyên ngành vào thực tiễn. Có khả năng tham mưu tư vấn và có khả năng tổ chức thực hiện nhiệm vụ của một cử nhân trong lĩnh vực quản trị logistics và vận tải đa phương thức.
Đọc thêm: Việc làm Logistics Supervisor mới nhất
TOP 8 lý do nên học ngành Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng
4. Kỹ năng cần có để học và làm tốt ngành Logistics
Để có thể học và làm tốt ngành Logistics, bạn cần phải tự rèn luyện những kỹ năng sau:
- Khả năng bao quát và tầm nhìn chiến lược: Để đạt được thành công trong thiết lập chuỗi cung ứng, các chuyên gia phải có khả năng thu nhỏ và hình dung các quy trình từ đầu đến cuối, từ đó giúp cho chuỗi cung ứng lưu chuyển liên tục.
- Khả năng thích ứng: Khả năng thích ứng và tính linh hoạt là những kỹ năng quan trọng của một chuyên gia Logistic.
- Bình tĩnh trước áp lực: Môi trường làm việc tại các doanh nghiệp Logistic thường có nhịp độ rất nhanh. Vì vậy, khả năng bình tĩnh trước áp lực là điều rất quan trọng.
- Kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả: Một chuyên gia quản lý chuỗi cung ứng hiệu quả sẽ cần giải quyết nhiều vấn đề, vì vậy họ cần có kỹ năng phân tích, tổng hợp, nắm chắc các kiến thức phát triển kinh doanh, thông tin hoạt động, tâm lý học, v.v, để hoàn thành công việc của mình.
- Trung thực: Niềm tin được xây dựng không chỉ củng cố mối quan hệ của công ty bạn với khách hàng mà còn có thể củng cố vị thế của bạn trong mắt nhà tuyển dụng. Vì vậy hãy luôn khiêm tốn và trung thực trong công việc của mình.
- Liên tục tìm kiếm sự cải tiến: Cải tiến quy trình liên tục là một chu trình không bao giờ kết thúc vì vậy để trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực, bạn cần phải liên tục thay đổi và cải tiến.
- Kỹ năng quản lý dự án: Một chuyên gia Logistic sẽ không chỉ quản lý một dự án, mà họ cần quản lý rất nhiều dự án cùng lúc. Vì vậy, kỹ năng quản lý dự án là điều kiện tất yếu.
Như vậy 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về chức năng của Logistics. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng của Logistics và thực hành hiệu quả.
Đọc thêm: Review các công ty hàng đầu
Cẩm nang nghề nghiệp chi tiết nhất
Tham khảo mức lương hơn 1000 công việc phổ biến
Tổng hợp TOP công ty hàng đầu đa lĩnh vực