Công việc của Doorman là gì?

1. Doorman là gì?

Doorman là vị trí nhân viên đứng cửa với nhiệm vụ chính là túc trực ở cửa ra vào của khách sạn, nhà hàng để mở cửa, đóng cửa giúp khách. Nhân viên Doorman làm việc dưới sự quản lý của bộ phận tiền sảnh khách sạn, nhà hàng. Tại nước ta hiện nay, công việc này chưa phát triển nhiều nên đôi khi nó được hiểu là công việc của lễ tân. Tuy nhiên, nhiều khách sạn cao cấp vì nâng cao chất lượng của mình đã và đang xây dựng đội ngũ Doorman vô cùng chuyên nghiệp.

2. Mức lương của Doorman hiện nay có cao không?

Mức lương của Doorman hiện nay ở tầm trung, thu nhập khởi điểm của Doorman quy mô 4 – 5 sao tầm 7.000.000 – 8.000.000 đồng/tháng (bao gồm lương cơ bản và các khoản khác như service charge, tiền tip, hoa hồng bán sản phẩm…) và mức này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vùng miền, chính sách lương và quy mô khách sạn, năng lực cá nhân, khả năng ngoại ngữ…Ngoài lương cơ bản, Doorman còn được hưởng một số khoản phụ cấp khác như:

  • Phụ cấp thâm niên: Tăng theo thời gian làm việc tại công ty.
  • Phụ cấp trách nhiệm: Áp dụng cho những Doorman có trách nhiệm cao hơn, ví dụ như quản lý ca, đào tạo nhân viên mới...
  • Tiền thưởng: Doanh nghiệp có thể thưởng cho Doorman nếu họ hoàn thành tốt nhiệm vụ hoặc có thành tích xuất sắc.
  • Service charge: Là khoản tiền boa do khách hàng tự nguyện trao cho Doorman vì sự hài lòng với dịch vụ. Mức tiền boa này không cố định và có thể dao động tùy theo từng khách hàng.
Vị trí  Kinh nghiệm Mức lương (đồng/tháng)
Doorman 1 - 3 năm 7.000.000 - 8.000.000
Giám sát tiền sảnh 3 - 4 năm 8.000.000 - 9.000.000
Trưởng Bộ Phận Tiền Sảnh trên 4 năm 9.000.000 - 12.000.000

3. Mô tả công việc Doorman trong khách sạn

Chắc bạn cũng đang rất tò mò về công việc của người gác cửa đúng không nào? có lẽ không để bạn phải chờ lâu hơn nữa, chúng tôi sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về các công việc của gác cửa nhé. Doorman sẽ phải làm các công việc như sau:

Chào đón và hỗ trợ khách hàng

Doorman là người đầu tiên tiếp xúc với khách hàng khi họ bước vào khách sạn, tòa nhà văn phòng. Chính vì vậy, Doorman luôn phải giữ thái độ niềm nở chào đón khách hàng một cách lịch sự, chuyên nghiệp. Nhân viên gác cửa sẽ hỗ trợ khách hàng di chuyển hành lý, vật dụng cá nhân vào trong phòng một cách khéo léo. Ngoài ra, họ sẽ giải đáp những thắc mắc và hướng dẫn khách hàng di chuyển trong khách sạn.

Kiểm soát an ninh

Doorman sẽ quan sát, theo dõi các hoạt động xung quanh lối vào nhằm đảm bảo chỉ những người được phép mới được vào trong khu vực bằng cách kiểm tra thẻ, vé. Phối hợp với bộ phận an ninh để phát hiện và xử lý các tình huống gây nguy hiểm cho khách sạn. 

Kiểm tra và điều phối phương tiện

Doorman sẽ hướng dẫn khách hàng nơi để xe, hỗ trợ khách đỗ xe đúng nơi quy định. Quản lý lối vào và lối ra của phương tiện, tránh tình trạng tắc nghẽn, đồng thời hỗ trợ khách tìm bãi đỗ xe phù hợp.

Duy trì vệ sinh

Hàng ngày, Doorman có trách nhiệm giữ cho lối vào tòa nhà luôn sạch sẽ, gọn gàng, không có rác thải hay vật cản. Nếu phát hiện vấn đề như hỏng hóc tại cửa ra vào hoặc cần sửa chữa, họ sẽ báo cáo lên bộ phận kỹ thuật để kịp thời xử lý.

Hỗ trợ sự kiện

Tham gia hỗ trợ khi có sự kiện diễn ra tại tòa nhà, khách sạn, như hội nghị, tiệc cưới, hoặc buổi giới thiệu sản phẩm. Doorman giúp khách ra vào, đảm bảo mọi người tuân thủ đúng quy định. Như vậy có thể nói đây là một công việc không hề đơn giản chút nào, có thể nói họ phải làm các công việc một cách tổng hợp của các bộ phận khác nữa. Chắc hẳn với khối lượng công việc như vậy thì bạn cũng sẽ khá tò mò về mức lương mình được nhận đúng không nào, vậy thì đừng bỏ lỡ trong phần sau nhé.

4. Sự khác biệt giữa Doorman và Bellman

Tiêu chí Doorman Bellman
Vị trí làm việc Thường đứng tại cửa chính hoặc khu vực ra vào của khách sạn hoặc tòa nhà. Hoạt động trong sảnh, hành lang, và các khu vực bên trong khách sạn.
Nhiệm vụ chính
  • Chào đón khách, mở cửa xe và cửa chính.
  • Giám sát an ninh tại khu vực ra vào.
  • Hướng dẫn khách đến các khu vực trong tòa nhà.
Vận chuyển hành lý của khách đến phòng.

Hỗ trợ khách khi check-in/check-out.

Hướng dẫn sử dụng các tiện ích trong phòng.

Kỹ năng cần thiết
  • Kỹ năng giao tiếp tốt, xử lý tình huống nhanh.
  • Khả năng quan sát và chú ý chi tiết.
  • Kỹ năng phục vụ khách hàng.
  • Sức khỏe tốt để vận chuyển hành lý.
Đồng phục  Trang phục lịch sự, thường là áo khoác dài hoặc suit theo tiêu chuẩn khách sạn. Đồng phục gọn gàng, tiện lợi để dễ dàng di chuyển và mang vác hành lý.
Tương tác khách hàng  Tương tác ngắn, chủ yếu ở khu vực ra vào. Tương tác gần gũi hơn, thường xuyên hơn với khách.

5. Cơ hội phát triển và thách thức của Doorman

Cơ hội

  • Phát triển kỹ năng giao tiếp: Với công việc thường xuyên tiếp xúc với khách hàng, Doorman sẽ phát triển được kỹ năng giao tiếp.
  • Thăng tiến công việc: Có cơ hội thăng tiến lên các vị trí quản lý như Supervisor, Shift Leader hoặc đảm nhận các công việc liên quan đến quản lý khách sạn.
  • Phát triển mối quan hệ: Làm việc thường xuyên với khách hàng, đồng nghiệp và các bộ phận khác, từ đó mở rộng mối quan hệ và nâng cao sự hiểu biết về nhu cầu của khách hàng.
  • Được học hỏi thêm về quản lý khách hàng: Được tiếp xúc với các hoạt động phục vụ khách, từ đó học hỏi về quy trình làm việc trong ngành dịch vụ khách sạn.

Thách thức

  • Áp lực công việc lớn: Thường xuyên làm việc theo ca và đứng trong thời gian dài, có thể gây ra mệt mỏi và căng thẳng. Dù làm việc theo ca nhưng đặc thù công việc khiến Doorman hay làm thêm giờ. Tuy không quá vất vả nhưng rõ ràng, điều này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến kế hoạch sau giờ làm hay bị giảm bớt thời gian dành cho gia đình hoặc học thêm các kiến thức, kỹ năng, thậm chí làm thêm một công việc khác để tăng thu nhậ
  • Xử lý tình huống khẩn cấp: Phải đối mặt với các tình huống bất ngờ như trộm cắp, mâu thuẫn khách hàng, đòi hỏi Doorman phải xử lý nhanh nhẹn và bình tĩnh.
  • Luôn phải duy trì sự chuyên nghiệp: Doorman cần duy trì sự chuyên nghiệp, lịch sự và thân thiện trong mọi tình huống, điều này không phải lúc nào cũng dễ dàng.
  • Quản lý thời gian và sức khỏe kém: Doorman phải làm việc thường xuyên ngoài giờ. Chính vì vậy họ cần có sức khỏe tốt để duy trì hiệu suất công việc lâu dài.
  • Thường không được nhắc đến: Rất ít khách hàng nhắc đến Doorman trong đánh giá chất lượng dịch vụ khách sạn sau thời gian lưu trú. Đây là một trong những "nỗi buồn" lớn nhất của nhiều nhân viên hành lý, vì như thể sự nhiệt tình và trách nhiệm của họ không được "thượng đế" nhớ đến. 

Bằng cấp Không yêu cầu
Công việc/Cuộc sống
3,5 ★
Khoảng lương năm 91 - 104 M
Cơ hội nghề nghiệp
3,5 ★
Số năm kinh nghiệm 2 - 4 năm

Doorman có mức lương bao nhiêu?

91 - 104 triệu /năm
Tổng lương
84 - 96 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
7 - 8 triệu
/năm

Lương bổ sung

91 - 104 triệu

/năm
91 M
104 M
39 M 156 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Doorman

Tìm hiểu cách trở thành Doorman, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

Doorman
91 - 104 triệu/năm
Doorman

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
35%
2 - 4
65%
5 - 7
0%
8+
0%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Doorman?

Yêu cầu công việc ở vị trí Doorman

Có thể nói vị trí người gác cửa này chính là một trong những vị trí rất thích cho những bạn nào đang muốn bước chân vào ngành khách sạn đó nhé. Bởi đây là một trong những công việc giúp cho bạn tiếp xúc với công việc nhanh hơn. Tuy nhiên cho dù ở vị trí nào thì bạn cũng cần phải đảm bảo công việc được thực hiện một cách tốt nhất, chính vì thế mà ở vị trí người gác cửa này thì cũng cần phải đảm bảo được những yêu cầu sau:

Có khả năng ngoại ngữ

Một Doorman cũng yêu cầu khả năng ngoại ngữ rất cao, vì tính chất công việc phải thường xuyên tiếp xúc với người nước ngoài đến từ các vùng quốc gia, lãnh thổ khác nhau nên nếu bạn không biết ngoại ngữ thì rất khó để đảm nhiệm tốt vai trò tưởng chừng như dễ dàng này. Bên cạnh đó, với khả năng ngoại ngữ tốt thì bạn cũng sẽ có cơ hội thăng tiến tốt hơn trong công việc, đặc biệt là khi mà xã hội đang phát triển và hội nhập khá tốt của nước ta. Đối với các bạn sinh viên đang ngồi trên ghế nhà trường thì hãy nhanh chóng trau dồi kiến thức và khả năng ngoại ngữ tốt hơn để sẵn sàng vào ngành khách sạn nhé.

Có khả năng giao tiếp

Khả năng giao tiếp cũng rất cần thiết với nghề nghiệp này. Doorman giỏi là những người có thể làm các vị khách khó tính nhất hài lòng từ khi bước chân tới cửa khách sạn. Mỗi ngày một Doorman phải tiếp  xúc với hàng trăm vị khách, mỗi vị khách có sở thích và cách nói chuyện khác nhau, vì vậy, để trung hòa tiếng nói với khách hàng là một thử thách với họ.

Kỹ năng giao tiếp cũng là một trong những kỹ năng mềm vô cùng quan trọng trong mỗi công việc, đối với một công việc dịch vụ phục vụ khách hàng như thế này thì khả năng giao tiếp tốt lại càng quan trọng hơn. Kỹ năng giao tiếp đối với nhiều người sẽ là khả năng bẩm sinh, thể nhưng với một số người lại phải luyện tập khá nhiều. Chính vì thế mà bạn cũng không nên tự ti khi mình không có khả năng giao tiếp giỏi nhé bởi có thể luyện tập thông qua công việc hàng ngày nhiều hơn.

Thân thiện với khách hàng

Thân thiện với khách hàng là một trong những yêu cầu cần thiết đối với người gác cửa. Bởi có thể nói họ chính là một bộ phận đầu tiên tiếp xúc với khách hàng khi khách hàng bước vào khách sạn. Nếu như ấn tượng đầu tiên với khách hàng đã không tốt thì có thể thấy đây sẽ là một trong những yếu tố khiến cho khách hàng rời khỏi ngay lập tức. Chính vì thế mà trong bất kỳ một tình huống nào thì cũng phải xử lý tốt vấn đề đó và thân thiện với khách hàng nhất có thể.

Nhạy bén để xử lý tình huống

Một công việc mà Doorman phải đảm nhận chính là phát hiện ra những trường hợp xấu để kịp thời báo cho bộ phận an ninh, đảm bảo an toàn cho khách hàng. Trong công việc hàng ngày, sẽ có khá nhiều tình huống xảy ra, người gác cửa sẽ phải đảm bảo thực hiện xử lý được tình huống đó mà không làm phật lòng khách hàng. 

Ngoại hình ưa nhìn

Ấn tượng đầu tiên của khách hàng luôn luôn là quan trọng nhất. Nên Doorman nắm giữ là nhân tố chủ chốt trong việc khách hàng có hài lòng ban đầu hay không. Nếu một Doorman ăn mặc luộm thuộm, tóc tai không gọn gàng thì tỉ  lệ mất khách hàng của khách sạn, nhà hàng đó đã lên đến 70%. 

Bên cạnh đó thì đây cũng được cho là bộ phận gương mặt của một khách sạn, chính vì thế mà ngoại hình cần phải ưa nhìn thì mới tạo được môi trường chuyên nghiệp. Tuy nhiên bạn cũng không cần phải quá lo lắng về ngoại hình đâu nhé, bởi đây cũng chỉ là một trong những yêu cầu cần thiết thôi chứ không quá đòi hỏi cao.

Trình độ học vấn

Công việc không yêu cầu quá cao trình độ học vấn, bằng cấp cụ thể để trời thành một Doorman nhưng nếu bạn đang đi theo ngành quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống - quản lý khách sạn, hay nhưng ngành nghề có liên quan đến lĩnh vực quản lý,  dịch vụ thì bạn sẽ được nhiều lợi thế hơn, nắm bắt rõ được những kiến thức cơ bản làm về tác cho một mức lương và vị trí cao hơn trong nghề.

Lộ Trình Thăng Tiến Của doorman

Mức lương bình quân của Doorman có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.

Doorman

Doorman là vị trí khởi đầu thú vị cho bạn trẻ bắt đầu bước vào nghề , bởi bạn sẽ học hỏi rất nhiều thông qua việc tiếp xúc hàng ngày với khách hàng, đồng nghiệp từ các bộ phận khác và xử lý hàng loạt tình huống phát sinh mỗi ngày. 

Giám sát tiền sảnh

Khi đã thành thạo nghiệp vụ và có kinh nghiệm làm việc nhất định, bạn sẽ thăng tiến lên vị trí cao hơn, điển hình là giám sát. Nhân viên giám sát chịu trách nhiệm giám sát công việc của các thành viên trong bộ phận, tổ chức và vận hành hoạt động bộ phận lễ tân, đón tiếp khách đoàn, khách VIP, đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho nhân viên mới và giải quyết các sự cố, yêu cầu, phàn nàn của khách hàng… 

Trưởng Bộ Phận Tiền Sảnh

Trưởng bộ phận tiền sảnh còn gọi là Front Office Manager (FOM). Đây là vị trí điều hành tất cả công việc thuộc Tiền sảnh khách sạn, bao gồm điều phối công việc bộ phận lễ tân, đón tiếp khách VIP, khách đoàn, khách trung thành, khách dài hạn, đào tạo, bồi dưỡng nhân sự, đưa ra định hướng phát triển cho bộ phận… Ngoài ra, còn có vị trí trợ lý trưởng bộ phận tiền sảnh mà hầu hết khách sạn 3 sao trở lên đều tuyển. Từ trưởng bộ phận tiền sảnh, bạn sẽ thăng tiến lên vị trí cao hơn là phó tổng giám đốc và tổng giám đốc khách sạn.

Đánh giá, chia sẻ về Doorman

Các Doorman chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Đang cập nhật...

Phỏng vấn Doorman

Mức lương ở công ty cũ của bạn với vị trí Doorman?
1900.com.vn
Doorman
Q: Mức lương ở công ty cũ của bạn với vị trí Doorman?
09/11/2023
1 câu trả lời

Khi tôi mới bắt đầu công việc trong lĩnh vực tiếp thị, mức lương ban đầu của tôi là 9 triệu đồng mỗi tháng. Ngày nay, mức lương hiện tại của tôi đã được điều chỉnh lên thành 12 triệu đồng mỗi tháng.

 

Bạn làm thế nào để hoàn thành công việc đúng thời hạn với vị trí Doorman?
1900.com.vn
Doorman
Q: Bạn làm thế nào để hoàn thành công việc đúng thời hạn với vị trí Doorman?
09/11/2023
1 câu trả lời

Tôi có niềm tin mạnh mẽ vào khả năng của mình trong việc quản lý công việc bằng cách lên kế hoạch, báo cáo và theo dõi tiến độ. Tôi luôn đặt tầm nhìn và cam kết của mình lên hàng đầu, và tôi dành thời gian và tập trung để đảm bảo chất lượng và tiến độ công việc luôn được duy trì.

 

Bạn nghĩ gì về việc làm tăng ca với vị trí Doorman?
1900.com.vn
Doorman
Q: Bạn nghĩ gì về việc làm tăng ca với vị trí Doorman?
09/11/2023
1 câu trả lời

Việc tăng ca thường xảy ra trong lĩnh vực làm việc nơi tiến độ và thời gian là quan trọng. Điều này có thể được coi là một phần của cuộc sống nghề nghiệp.

 

Khả năng chịu áp lực trong công việc với vị trí Doorman?
1900.com.vn
Doorman
Q: Khả năng chịu áp lực trong công việc với vị trí Doorman?
09/11/2023
1 câu trả lời

Liệt kê một số hoạt động giảm căng thẳng bạn thường thực hiện, chẳng hạn như tập yoga, bơi lội, gặp bạn bè tại quán cafe, hoặc xem một bộ phim.

 

Câu hỏi thường gặp về Doorman

Doorman là vị trí nhân viên đứng cửa với nhiệm vụ chính là túc trực ở cửa ra vào của khách sạn, nhà hàng để mở cửa, đóng cửa giúp khách. Nhân viên Doorman làm việc dưới sự quản lý của bộ phận tiền sảnh khách sạn, nhà hàng.

Mức lương của Doorman ở Việt Nam khoảng 7 - 8 triệu đồng/tháng

Các câu hỏi phỏng vấn Doorman thường gặp là: 

  • Theo bạn doorman gì?
  • Vì sao bạn lại muốn trở thành một doorman?
  • Ở vị trí một doorman cần làm những gì?
  • Tại sao bạn lại chọn nộp cv vào công ty chúng tôi và bạn đã biết gì về nhà hàng khách sạn chúng tôi ?

Lộ trình thăng tiến nghề nghiệp của Doorman bao gồm các vị trí sau: 

  • Doorman
  • Giám sát tiền sảnh
  • Trưởng Bộ Phận Tiền Sảnh

Đánh giá (review) của công việc Doorman được cho là có nhiều cơ hội nhưng cũng không ích thách thức đòi hỏi người lao động phải có sự cố gắng và nỗ lực trong công việc. 

Bài viết xem nhiều