Doorman có khoảng lương bao nhiêu?

Cập nhật: 23/07/2024

91 - 104 triệu /năm
Tổng lương
84 - 96 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
7 - 8 triệu
/năm

Lương bổ sung

91 - 104 triệu

/năm
91 M
104 M
39 M 156 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương

1. Doorman là gì?

Doorman (Người gác cửa) là từ ngữ dùng để chỉ những nhân viên thường xuyên trực ở cửa ra vào của khách sạn. Nhiệm vụ chính của họ là mở và đóng cửa mỗi khi khách ra vào khách sạn. Đội ngũ nhân viên Doorman sẽ làm việc dưới sự quản lý của bộ phận tiền sảnh của khách sạn.

Mô tả công việc Doorman trong khách sạn

Chắc bạn cũng đang rất tò mò về công việc của người gác cửa đúng không nào? có lẽ không để bạn phải chờ lâu hơn nữa, chúng tôi sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về các công việc của gác cửa nhé. Doorman sẽ phải làm các công việc như sau:

  • Túc trực tại cửa khách sạn để mở cửa, đóng cửa khi khách đến, khách đi.
  • Chào đón khách đến với khách sạn với thái độ thân thiện, lịch sự: Vừa mở cửa, vừa mỉm cười thân thiện và cúi nhẹ nói xin chào khi khách đến làm thủ tục check-in.
  • Nhắc khách mang theo ô, áo mưa… khi trời có dấu hiệu nắng to hoặc mưa.
  • Tư vấn cho khách sử dụng các dịch vụ của khách sạn khi được yêu cầu. Chia sẻ các thông tin về địa điểm du lịch, ăn uống của địa phương… cho khách.
  • Giúp khách bắt taxi khi khách muốn rời đi.
  • Hỗ trợ điều tiết phương tiện, tránh tắc nghẽn ở khu vực trước sảnh.
  • Quan sát khách ra ngoài khách sạn để tránh các nguy cơ về an ninh, an toàn và kịp thời báo ngay cho nhân viên an ninh nếu phát hiện vấn đề khả nghi.
  • Tham gia đầy đủ các cuộc họp của bộ phận và làm các báo cáo công việc liên quan.
  • Thực hiện các công việc khác khi được cấp trên yêu cầu.,

2. Mức lương của Nhân viên gác cửa

Thu nhập khởi điểm của Doorman quy mô 4 – 5 sao tầm 7.000.000 – 8.000.000 đồng/tháng (bao gồm lương cơ bản và các khoản khác như service charge, tiền tip, hoa hồng bán sản phẩm…) và mức này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như vùng miền, chính sách lương và quy mô khách sạn, năng lực cá nhân, khả năng ngoại ngữ…

Ngoài lương cơ bản, Doorman còn được hưởng một số khoản phụ cấp khác như:

  • Phụ cấp thâm niên: Tăng theo thời gian làm việc tại công ty.
  • Phụ cấp trách nhiệm: Áp dụng cho những Doorman có trách nhiệm cao hơn, ví dụ như quản lý ca, đào tạo nhân viên mới...
  • Tiền thưởng: Doanh nghiệp có thể thưởng cho Doorman nếu họ hoàn thành tốt nhiệm vụ hoặc có thành tích xuất sắc.
  • Service charge: Là khoản tiền boa do khách hàng tự nguyện trao cho Doorman vì sự hài lòng với dịch vụ. Mức tiền boa này không cố định và có thể dao động tùy theo từng khách hàng.

>> Xem thêm: Công việc Doorman (Nhân viên gác cửa) lương cao

3. Mức lương Doorman theo năm kinh nghiệm

Vị trí  Kinh nghiệm Mức lương (đồng/tháng)
Doorman 1 - 3 năm 7.000.000 - 8.000.000
Giám sát tiền sảnh 3 - 4 năm 8.000.000 - 9.000.000
Trưởng Bộ Phận Tiền Sảnh trên 4 năm 9.000.000 - 12.000.000

Mức lương của Doorman:

Doorman là từ ngữ dùng để chỉ những nhân viên thường xuyên trực ở cửa ra vào của khách sạn. Nhiệm vụ chính của họ là mở và đóng cửa mỗi khi khách ra vào khách sạn. Đội ngũ nhân viên Doorman sẽ làm việc dưới sự quản lý của bộ phận tiền sảnh của khách sạn. Mức lương từ 7.000.000 - 8.000.000 đồng/tháng.

Mức lương của Giám sát tiền sảnh:

Giám sát tiền sảnh (Front Office Supervisor) là một vị trí quan trọng trong khách sạn, đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo hoạt động trơn tru và hiệu quả của bộ phận lễ tân. Mức lương từ 8.000.000 - 9.000.000 đồng/tháng.

Mức lương của Trưởng Bộ Phận Tiền Sảnh:

Trưởng Bộ Phận Tiền Sảnh (Front Office Manager - FOM) là vị trí lãnh đạo, quản lý cao nhất trong bộ phận lễ tân của khách sạn. FOM đóng vai trò then chốt trong việc đảm bảo hoạt động hiệu quả, chuyên nghiệp và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng. Mức lương từ 9.000.000 - 12.000.000 đồng/tháng.

4. Mức lương của Doorman theo khu vực

Mức chênh lệch về thu nhập giữa Doorman làm việc tại các thành phố lớn và các tỉnh thành khác có thể lên đến 20-30%, thậm chí cao hơn đối với các Doorman có trình độ cao, kinh nghiệm dày dặn.

Khu vực

Mức lương trung bình (đồng/tháng)

Hà Nội

7.000.000 – 8.000.000

TP. Hồ Chí Minh

7.000.000 – 9.000.000

Đà Nẵng

6.000.000 – 7.000.000

Các Tỉnh khác

5.000.000 – 6.000.000

Mức lương Doorman tại Hà Nội:

Mức lương trung bình Doorman tại Hà Nội: 7.000.000 – 8.000.000 đồng/tháng. Đây là mức lương cao so với các tỉnh thành khác trong cả nước, đứng sau TP. Hồ Chí Minh.

Mức lương Doorman tại TP. Hồ Chí Minh:

Mức lương trung bình Doorman tại TP. Hồ Chí Minh: 7.000.000 – 9.000.000 đồng/tháng. Với mức tăng trưởng kinh tế cao trong cả nước thì mức thu nhập ở Tp. Hồ Chí Minh cũng dẫn đầu

Mức lương Doorman tại Đà Nẵng:

Mức lương trung bình Doorman tại Đà Nẵng: 6.000.000 – 7.000.000 đồng/tháng thấp hơn so với Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Mức lương Doorman tại Các Tỉnh thành khác:

Mức lương trung bình Doorman tại các tỉnh thành khác: 5.000.000 – 6.000.000 đồng/tháng.

Bên cạnh mức lương cơ bản, Doorman còn được thưởng theo lợi nhuận, số thời gian làm việc. Các quyền lợi BHXH, BHYT, BHTN, chính sách phúc lợi đầy đủ theo quy định của công ty và pháp luật.

Đó là thống kê khái quát về mức lương Doorman tổng hợp được chúng tôi thống kê lại, những thông tin trên hy vọng sẽ mang đến rất nhiều điều thú vị để giúp cho các bạn nhận được những điều tuyệt vời và thú vị nhất để giúp cho mình có được một công việc có mức lương ổn định và đủ để trang trải cho cuộc sống.

5. So sánh mức lương của Doorman với mức lương các vị trí khác

Mức lương của Doorman ngang với mức lương của Nhân viên xách hành lý, Nhân viên lễ tân, Bảo vệ và thấp hơn mức lương của Nhân viên An ninh.

Nhìn chung, Doorman có tiềm năng thu nhập cao, nhưng cũng đòi hỏi nhiều nỗ lực và kỹ năng. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đây chỉ là mức lương trung bình và mức lương thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn tùy thuộc vào các yếu tố khác. Để thành công trong lĩnh vực này, bạn cần phải có trình độ học vấn và kỹ năng cao, đồng thời sẵn sàng làm việc chăm chỉ và chịu nhiều áp lực

Vị trí Vai trò Mức lương (đồng/tháng)
Doorman

Túc trực tại cửa khách sạn để mở cửa, đóng cửa khi khách đến, khách đi. Chào đón khách đến với khách sạn với thái độ thân thiện, lịch sự: Vừa mở cửa, vừa mỉm cười thân thiện và cúi nhẹ nói xin chào khi khách đến làm thủ tục check-in. Nhắc khách mang theo ô, áo mưa… khi trời có dấu hiệu nắng to hoặc mưa. Tư vấn cho khách sử dụng các dịch vụ của khách sạn khi được yêu cầu. Chia sẻ các thông tin về địa điểm du lịch, ăn uống của địa phương… cho khách.

7.000.000 - 8.000.000
Nhân viên xách hành lý

Mở cửa xe, mời khách xuống xe. Chủ động mở cửa khách sạn, chào hỏi khách. Vận chuyển hành lý vào khách sạn. Xác nhận số lượng hành lý với khách hoặc hướng dẫn viên du lịch (nếu có). Sau khi khách hoàn thành thủ tục check-in, bellman hỏi khách số phòng, rồi hướng dẫn khách đến thang máy để lên phòng. Mở cửa phòng, mời khách vào, hướng dẫn khách cách sử dụng trang thiết bị trong phòng.

6.000.000 - 12.000.000
Nhân viên lễ tân

Kiểm tra số lượng khách đã đặt bàn/ phòng trong ngày và những ngày kế tiếp. Nắm thông tin về những yêu cầu đặc biệt của khách để phục vụ kịp thời. Kiểm tra với bộ phận Housekeeping để chắc chắn phòng đã sẵn sàng phục vụ. Chào đón khách hàng một cách thân thiện, cởi mở. Tiếp nhận thông tin đặt bàn/ phòng của khách. Làm thủ tục check-in trên máy và hoàn tất hồ sơ của khách.

7.000.000 - 15.000.000
Nhân viên An ninh

Giám sát và duyệt ra vào cho người và phương tiện. Theo dõi hệ thống an ninh, bao gồm camera và hệ thống báo động. Kiểm soát quá trình xuất nhập cổng, cửa ra vào. Phản ứng nhanh chóng đối với tình huống khẩn cấp như đám cháy, trộm cướp, hay sự cố an ninh khác. Áp dụng các kỹ năng quản lý xung đột để giải quyết tình huống không hòa mình. Ghi chép thông tin về mọi sự kiện, người lạ hoặc hành vi đáng ngờ.

10.000.000 - 20.000.000
Bảo vệ 

Đảm bảo an toàn và bảo vệ tài sản của tổ chức, công ty hoặc cơ sở. Kiểm soát quá trình ra vào, giữa các khu vực quan trọng. Giám sát và điều khiển hệ thống an ninh, bao gồm camera giám sát, hệ thống báo động và các thiết bị an ninh khác. Thực hiện các biện pháp để đảm bảo trật tự và an toàn trong khu vực làm việc. Xử lý tình huống xâm phạm an ninh hoặc vi phạm quy tắc nội quy.

6.000.000 - 12.000.000

>> Xem thêm: Công việc Doorman lương cao

>> Xem thêm: Tuyển dụng Nhân viên xách hành lý lương cao

>> Xem thêm: Mức lương Nhân viên lễ tân cập nhật

>> Xem thêm: Công việc Nhân viên An ninh lương cao

>> Xem thêm: Công việc Bảo vệ lương cao

6. Yêu cầu đối với Doorman

Về thể chất:

  • Sức khỏe tốt: Công việc Doorman đòi hỏi phải thường xuyên đứng, di chuyển và làm việc ngoài trời nên cần có sức khỏe tốt, dẻo dai.
  • Ngoại hình ưa nhìn: Doorman là bộ mặt đại diện cho khách sạn, do đó cần có ngoại hình ưa nhìn, sạch sẽ, gọn gàng.

Về kỹ năng:

  • Kỹ năng giao tiếp: Doorman thường xuyên tiếp xúc với khách hàng nên cần có kỹ năng giao tiếp tốt, lịch sự, nhã nhặn và biết cách giải quyết các tình huống mâu thuẫn.
  • Kỹ năng quan sát: Doorman cần quan sát cẩn thận để phát hiện những dấu hiệu bất thường, đảm bảo an ninh cho khách sạn.
  • Kỹ năng xử lý tình huống: Doorman cần có khả năng xử lý linh hoạt các tình huống phát sinh, ví dụ như khách hàng phàn nàn, tranh cãi, hay có kẻ gian đột nhập...
  • Kỹ năng sử dụng các thiết bị hỗ trợ: Doorman cần biết cách sử dụng các thiết bị hỗ trợ công việc như máy bộ đàm, camera giám sát...

Về kiến thức:

  • Kiến thức về khách sạn: Doorman cần có kiến thức cơ bản về hoạt động của khách sạn, các quy định, quy trình của khách sạn.
  • Kiến thức về an ninh: Doorman cần có kiến thức về an ninh, an toàn để đảm bảo an ninh cho khách sạn và khách hàng.
  • Kiến thức về văn hóa: Doorman cần có kiến thức về văn hóa giao tiếp để ứng xử phù hợp với khách hàng đến từ các quốc gia khác nhau.

Ngoài ra, Doorman cũng cần có:

  • Tính trách nhiệm cao: Doorman là người trực tiếp đảm bảo an ninh cho khách sạn và khách hàng nên cần có tính trách nhiệm cao trong công việc.
  • Sự trung thực: Doorman cần trung thực trong mọi tình huống và không được trộm cắp tài sản của khách hàng.
  • Sự cẩn thận: Doorman cần cẩn thận trong mọi việc để đảm bảo an toàn cho bản thân, khách hàng và tài sản của khách sạn.
  • Sự nhiệt tình: Doorman cần nhiệt tình, chu đáo trong việc phục vụ khách hàng.

7. Cách nâng cao thu nhập với nghề Doorman

Để có một mức lương cao tăng thu nhập trong nghề này chúng ta cần trau dồi các kỹ năng:

  • Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục giới thiệu các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng tạo thương hiệu cho nhà hàng, khách sạn đồng thời cho chính bản thân, từ đó tạo tiền đề cho việc tăng lương và thêm tip từ khách hàng

  • Không chỉ ở kỹ năng giao tiếp kỹ năng chuyên môn cũng khá quan trọng đặc biệt trong các nhà hàng, khách sạn lớn 5 sao…, đó thể hiện sự chuyên nghiệp nâng các kiến thức cho chính mình cũng như niềm tin chất lượng của khách hàng đối với các dịch vụ của nhà hàng, khách sạn từ đó tăng doanh thu cho doanh nghiệp

  • Cách xử lý tình huống với khách hàng cần có cách xử lý hợp lý tránh mất lòng tim thái đội không tối của khách hàng.

Qua bài viết trên đây, 1900.com.vn đã cung cấp thông tin mức lương doorman, năm kinh nghiệm và khu vực địa lý. Tuy nhiên, mức lương là một yếu tố phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm cá nhân và quy mô doanh nghiệp. Nếu kinh nghiệm cao bạn sẽ dễ dàng có mức lương tốt, đồng thời những doanh nghiệp lớn thường có đãi ngộ tốt và lương cao hơn. Mong rằng qua bài viết trên bạn đã có những thông tin hữu ích về mức lương doorman và lựa chọn công việc phù hợp!

Bạn thấy mức lương 91 - 104 triệu/năm chính xác đến mức nào?

Câu trả lời của bạn giúp 1900.com.vn điều chỉnh các ước tính tiền lương theo thời gian.

Top Công Ty Lương Cao Nhất

Dành cho Doorman

Dưới đây là Top 5 công ty trả lương cao nhất cho Doorman. Các nhà tuyển dụng bao gồm.

Câu hỏi thường gặp về lương của Doorman

Mức lương trung bình của vị trí Doorman theo thu thập của 1900.com.vn là khoảng 7 - 8 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất của Doorman theo dữ liệu của 1900.com.vn là khoảng 10 - 12 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất của Doorman theo số liệu của 1900.com.vn là khoảng 6 triệu đồng/tháng

Để nâng cao thu nhập cho vị trí Doorman, bạn cần làm theo các cách sau:

  • Kỹ năng giao tiếp, thuyết phục giới thiệu các sản phẩm dịch vụ cho khách hàng tạo thương hiệu cho nhà hàng, khách sạn đồng thời cho chính bản thân, từ đó tạo tiền đề cho việc tăng lương và thêm tip từ khách hàng
  • Không chỉ ở kỹ năng giao tiếp kỹ năng chuyên môn cũng khá quan trọng đặc biệt trong các nhà hàng, khách sạn lớn 5 sao…, đó thể hiện sự chuyên nghiệp nâng các kiến thức cho chính mình cũng như niềm tin chất lượng của khách hàng đối với các dịch vụ của nhà hàng, khách sạn từ đó tăng doanh thu cho doanh nghiệp
  • Cách xử lý tình huống với khách hàng cần có cách xử lý hợp lý tránh mất lòng tim thái đội không tối của khách hàng.