Công việc của Supervisor là gì?

Supervisor (nhân viên giám sát) là vị trí không thể thiếu đối với nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là với công ty sản xuất hoặc các tập đoàn lớn có nhiều bộ phận. Họ chịu trách nhiệm chính đối với việc duy trì hoạt động hàng ngày của một nhóm nhỏ, một bộ phận hoặc một ca làm việc. Các nhân viên giám sát cũng thường có kinh nghiệm quản lý nhân sự, thúc đẩy nhân viên hoàn thành mục tiêu. Bên cạnh đó, họ cũng có sự tin tưởng từ quản lý các cấp, được trao quyền để lãnh đạo, giám sát, nhắc nhở và kỷ luật nhân viên.

Mô tả công việc của Supervisor

Nói đến vị trí giám sát viên, chắc hẳn sẽ không ít người băn khoăn rằng giám sát viên là chức vụ của cấp quản trị nào? Thực tế, giám sát viên chỉ là quản lý cấp thấp trong doanh nghiệp, họ được người quản lý hoặc Trưởng bộ phận tin tưởng giao phó nhiệm vụ. Tùy vào đặc thù của mỗi ngành và lĩnh vực mà mô tả công việc của giám sát viên có thể khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, giám sát viên sẽ phải thực hiện các công việc như sau:

  • Giám sát viên sẽ thực hiện theo dõi toàn bộ các hoạt động của nhân viên thuộc bộ phận được phân công giám sát. Các công việc bao gồm phân chia công việc, giám sát quá trình làm việc của nhân viên…
  • Hướng dẫn nhân viên về quy trình làm việc hoặc trực tiếp đào tạo, tập huấn cho đội ngũ nhân viên bộ phận để đảm bảo quy trình làm việc luôn đạt được sự chính xác và hiệu quả
  • Chịu trách nhiệm quản lý tài sản và các trang thiết bị thuộc địa phận quản lý, tiến hành theo dõi và yêu cầu bảo trì các thiết bị hay thay thế thiết bị nếu có sự cố
  • Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình làm việc của nhân viên, tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra những phương án xử lý kịp thời
  • Thực hiện báo cáo với cấp trên về kết quả làm việc của bộ phận mà mình giám sát
  • Tổng hợp thông tin và tình hình của bộ phận mình giám sát để bàn giao cho những người giám sát thuộc bộ phận khác hoặc giám sát của ca tiếp theo
  • Trong một số trường hợp, giám sát viên có thể thay thế người quản lý để điều hành cuộc họp, chẳng hạn như họp giao ca…
Bằng cấp Cử nhân
Công việc/Cuộc sống
3.7 ★
Khoảng lương năm 104 - 325 M
Cơ hội nghề nghiệp
3.7 ★
Số năm kinh nghiệm 1 - 3 năm

Supervisor có mức lương bao nhiêu?

156 - 238 triệu /năm
Tổng lương
144 - 216 triệu
/năm

Lương cơ bản

+
8 - 16 triệu
/năm

Lương bổ sung

156 - 238 triệu

/năm
156 M
238 M
104 M 325 M
Khoảng lương phổ biến
Khoảng lương
Xem thêm thông tin chi tiết

Lộ trình sự nghiệp Supervisor

Tìm hiểu cách trở thành Supervisor, bạn cần có những kỹ năng và trình độ học vấn nào để thành công cũng như đạt được mức lương mong đợi ở mỗi bước trên con đường sự nghiệp của bạn.

OOP Developer
117 - 195 triệu/năm
Bình luận viên
156 - 195 triệu/năm
Người dẫn chương trình
104 - 156 triệu/năm
Supervisor

Số năm kinh nghiệm

0 - 1
42%
2 - 4
32%
5 - 7
25%
8+
11%
Không bao gồm số năm dành cho việc học và đào tạo

Điều kiện và Lộ trình trở thành một Supervisor?

Yêu cầu tuyển dụng supervisor

Về trình độ

Để làm tốt công việc của giám sát viên đòi hỏi ứng viên phải là người có kiến thức chuyên môn, có trình độ về ngành- lĩnh vực mà họ làm. Mỗi ngành có thể sẽ có những đặc thù riêng và mỗi bộ phận cũng sẽ có những quy trình làm việc khác nhau. Do vậy, giám sát viên phải thực sự am hiểu về công việc mới có thể hướng dẫn cũng như quản lý nhân viên làm việc một cách chính xác và hiệu quả.

Về kỹ năng

Kỹ năng giao tiếp

Do công việc phải thường xuyên giao tiếp với nhân viên, vì vậy giám sát viên cần có kỹ năng giao tiếp tốt. Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp giám sát viên có thể dễ dàng trao đổi và truyền đạt thông tin công việc hiệu quả. Đồng thời, việc thường xuyên chia sẻ cởi mở cũng sẽ giúp cho các mối quan hệ với nhân viên thêm gắn kết.

Kỹ năng quản lý

Đặc thù công việc là giám sát và quản lý, do đó kỹ năng quản lý là kỹ năng mềm quan trọng của một giám sát viên. Kỹ năng này giúp giám sát viên biết cách để tổ chức và điều phối công việc, biết cách khai thác thế mạnh và năng lực của mỗi nhân viên và dẫn dắt họ thành một tập thể đoàn kết. Từ đó đảm bảo quy trình vận hành luôn đạt hiệu quả tốt nhất.

Kỹ năng sắp xếp công việc

Mỗi ngày giám sát viên thường phải quản lý nhiều người, nhiều đầu việc khác nhau. Nếu không biết cách sắp xếp thời gian hay sắp xếp nhiệm vụ họ sẽ rất khó để quản lý hết thảy khối lượng công việc. Vì vậy, nếu giám sát viên sở hữu kỹ năng sắp xếp tốt, họ sẽ biết cách để ưu tiên những đầu việc quan trọng để xử lý trước, giải quyết từng công việc một cách chính xác và kịp tiến độ.

Kỹ năng xử lý tình huống

Trong quá trình làm việc không thể không tránh khỏi những mâu thuẫn hay các sự cố bất ngờ trong công việc. Những lúc này, giám sát viên sẽ phải trực tiếp đứng ra xử lý sao cho ổn thỏa, tránh những tranh chấp ảnh hưởng đến công việc. Vì vậy, kỹ năng xử lý tình huống tốt sẽ giúp giám sát viên biết cách giải quyết vấn đề một cách thông minh.

Lộ trình thăng tiến của Supervisor

Mức lương bình quân của Supervisor có thể khác nhau tùy thuộc vào nhiều yếu tố như trình độ chuyên môn, kỹ năng, trách nhiệm công việc, địa điểm và điều kiện thị trường lao động.

Từ 0 - 2 năm đầu tiên: Thực tập sinh

Trong giai đoạn này, bạn sẽ bắt đầu với vị trí thực tập sinh. Ngày trước, các doanh nghiệp thường để sinh viên hoặc trường đào tạo chủ động liên hệ doanh nghiệp để lấy suất thực tập. Còn ngày nay, nhiều doanh nghiệp sẽ chủ động tuyển dụng thực tập sinh đều đặn mỗi năm, có lương cứng. Đa phần đây đều là những doanh nghiệp, tập đoàn lớn, mong muốn chiêu mộ tinh anh và đào tạo từ sớm, xây dựng lớp nhân sự kế thừa chất lượng cao.

Nhiệm vụ chính mà thực tập sinh được giao phó là hỗ trợ các phòng, ban chuyên môn trong việc xử lý các vấn đề bề nổi, đơn giản. Chắc chắn doanh nghiệp sẽ không giao cho bạn công việc chuyên môn đâu vì đó còn là bí mật kinh doanh và uy tín của tổ chức nữa. Tuy vậy, nhiệm vụ mà một thực tập sinh đảm nhận cũng không hề đơn giản đâu nha. Càng ý thức trách nhiệm trong từng nhiệm vụ nhỏ, bạn càng dễ thành công chinh phục nhà tuyển dụng

Từ 2 - 4 năm: Nhân viên Supervisor

Với kinh nghiệm và hiểu biết tích lũy sau 2 - 4 năm làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí nhân viên supervisor. Vai trò của họ là kiểm tra và đảm bảo tính chính xác và tuân thủ quy trình trong quá trình giám sát. Bạn sẽ tham gia vào việc đánh giá và cải thiện quy trình làm việc, xử lý các vấn đề phát sinh và đảm bảo tuân thủ các quy định và quy trình nội bộ của doanh nghiệp.

Từ 4 - 8 năm: Chuyên viên Supervisor

Tiếp đó, bạn có thể tiến lên vị trí chuyên viên supervisor, sau khi tích được 4 - 8 năm kinh nghiệm. Trách nhiệm của bạn sẽ tăng cường giám sát nhóm nhân viên và đảm bảo chất lượng dịch vụ khách hàng. Bạn sẽ giám sát hoạt động hàng ngày của phòng dịch vụ khách hàng, định hướng và đào tạo nhân viên, giải quyết các vấn đề phát sinh và tăng cường mối quan hệ với khách hàng.

Từ 8 - 10 năm: Trưởng phòng Supervisor

Với kinh nghiệm và thành tựu trong quá trình làm việc, bạn có thể tiến lên vị trí trưởng phòng supervisor. Vai trò của trưởng phòng supervisor vận hành là giám sát các hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp, đảm bảo hiệu quả và tuân thủ các quy trình và quy định. Bạn sẽ tham gia vào quyết định chiến lược và phát triển của doanh nghiệp, cùng với việc giám sát nhóm nhân viên và tăng cường mối quan hệ với các đối tác quan trọng.

Từ 10 trở lên: Giám đốc Supervisor

Sau khoảng thời gian này, bạn có thể tiến lên vị trí giám đốc supervisor. Với vai trò này, bạn sẽ đảm nhận trách nhiệm giám sát toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, bao gồm giám sát nhân viên, định hướng chiến lược, tăng cường mối quan hệ với khách hàng và đạt các mục tiêu tài chính của doanh nghiệp. Vị trí này liên quan đến việc đưa ra quyết định chiến lược, giám sát nhiều chi nhánh và bộ phận, và đóng góp vào sự phát triển và thành công tổng thể của doanh nghiệp.

Đánh giá, chia sẻ về Supervisor

Các Supervisor chuyên nghiệp nói gì về công việc của họ? Đọc qua các bài đánh giá, chia sẻ kinh nghiệm làm việc của họ dành cho các công ty.

Phỏng vấn Supervisor

Không có phần câu hỏi thêm nào cả.
3.0 ★
TẬP ĐOÀN HOA SEN
Supervisor
Q: Không có phần câu hỏi thêm nào cả.
28/11/2023
Điều gì là quan trọng nhất với bạn trên trang web?
4.9 ★
KONE VIETNAM LLC
Supervisor
Q: Điều gì là quan trọng nhất với bạn trên trang web?
20/11/2023
1 câu trả lời

- Với tôi: An toàn, chất lượng, tiến độ là những giá trị quan trọng nhưng an toàn luôn là quan trọng nhất.

- An toàn của người lao động là rất quan trọng tại công trường, sau đó là chất lượng công việc và công việc được hoàn thành theo lịch trình đã định, sau đó là vệ sinh nơi làm việc

1. Hãy kể cho tôi nghe về Ursft? 2. Tại sao bạn muốn làm việc ở PTSCMC
1900.com.vn
Supervisor
Q: 1. Hãy kể cho tôi nghe về Ursft? 2. Tại sao bạn muốn làm việc ở PTSCMC
07/09/2023
1 câu trả lời

1.

- Tôi đã làm việc 15 năm qua tại Nhà máy lọc dầu và khí đốt Abudhabi và madakasgar. Hiện tại tôi đang ở India.

- Tôi đang tìm kiếm lại công việc dầu khí. Vài năm trước tôi ở Ấn Độ. Tôi cần làm việc Cơ khí hoặc vận hành viên.

2.

- Hiện đang mở cửa cho Việt Nam, tôi được đánh giá công ty đó là tốt.

- Chưa bao giờ Việt Nam.

Hãy cho chúng tôi biết về kinh nghiệm của bạn trong việc quản lý ngân sách quảng cáo và mua media trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chiến dịch trước đây.
1900.com.vn
Supervisor
Q: Hãy cho chúng tôi biết về kinh nghiệm của bạn trong việc quản lý ngân sách quảng cáo và mua media trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chiến dịch trước đây.
11/11/2023
1 câu trả lời

Trong cuộc phỏng vấn vị trí Media Buyer, khi được hỏi về kinh nghiệm quản lý ngân sách quảng cáo và mua media, bạn nên tập trung trình bày chi tiết về các dự án hoặc chiến dịch trước đây mà bạn đã tham gia. Hãy đề cập đến việc quản lý ngân sách một cách hiệu quả, sử dụng các công cụ và phương pháp để tối ưu hóa chi phí và đảm bảo đạt được KPIs. Ngoài ra, nêu rõ cách bạn đã tương tác và thỏa thuận với các nhà cung cấp media, làm việc với đối tác và đảm bảo rằng chiến dịch hoàn thành thành công. Cuối cùng, nhấn mạnh việc bạn đã có kinh nghiệm giải quyết các thách thức trong quá trình mua media và đảm bảo rằng bạn đạt được lợi ích tốt nhất cho khách hàng hoặc tổ chức của mình.

Câu hỏi thường gặp về Supervisor

Supervisor là hình ảnh của doanh nghiệp và chịu trách nhiệm tạo ấn tượng tốt với khách hàng. Họ phải giúp cho khách hàng cảm thấy an toàn khi lựa chọn sử dụng dịch vụ của ngân hàng mình, giải đáp thắc mắc của khách hàng và giới thiệu dịch vụ của doanh nghiệp đến với khách hàng.

Theo khảo sát đến từ cổng thông tin cung cấp mức lương tham khảo đáng tin cậy dựa trên kết quả tổng hợp từ các vị trí đăng tuyển tại các website tuyển dụng nổi tiếng trên cả nước thì hiện mức lương của supervisor ở các mức độ sau: 

  • Lương thấp nhất là 5 triệu/ tháng
  • Lương bậc thấp là 10 triệu/ tháng
  • Lương trung bình là 15 triệu/ tháng
  • Lương bậc cao 20 triệu/ tháng
  • Lương cao nhất là 50 triệu/ tháng

Một số câu hỏi phỏng vấn công việc supervisor phổ biến:

  • Tại sao bạn muốn trở thành một supervisor?
  • Bạn có thoải mái khi làm việc với số tiền lớn?
  • Kể tên một tình huống khó xử về đạo đức mà bạn phải đối mặt trong công việc cuối cùng của mình. Làm thế nào bạn có thể xoay xở được?
  • Tại sao bạn chọn ngân hàng của chúng tôi?
  • Bạn đã từng làm việc tại ngân hàng trước đây chưa?
  • Cá nhân bạn sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng nào và tại sao?
  • Nếu thấy đồng nghiệp có hành động trộm cắp, bạn sẽ xử lý tình huống như thế nào?
  • Làm thế nào bạn sẽ duy trì động lực trong công việc cũng như trong cuộc sống?
  • Bạn có thể mô tả khoảng thời gian hoặc kinh nghiệm mà bạn đã có để cung cấp dịch vụ khách hàng tuyệt vời không?
  • Bạn nghĩ supervisor giỏi sở hữu những đặc điểm nào?

Vị trí supervisor không yêu cầu ngành học cụ thể. Tuy nhiên, để làm tốt ở vị trí này, bạn cần trang bị đầy đủ kiến thức bộ môn Quản lý, bao gồm:

  • Kiến thức về Quản lý
  • Kiến thức về khách hàng, thị trường và ngân hàng cạnh tranh
  • Kiến thức về sản phẩm dịch vụ ngân hàng, sản phẩm bán chéo, văn bản nghiệp vụ liên quan.

Đánh giá (review) của công việc Supervisor được cho là có nhiều cơ hội nhưng cũng không ích thách thức đòi hỏi người lao động phải có sự cố gắng và nỗ lực trong công việc.

Bài viết xem nhiều