Nguyên nhân và Giải pháp cho người thất nghiệp tại Việt Nam

Thất nghiệp là một tình trạng mà không người lao động nào mong muốn. Vậy Nguyên nhân và Giải pháp cho người thất nghiệp tại Việt Nam là gì? Hãy cùng 1900 - Tin tức việc làm tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

1. Thất nghiệp là gì?

Thất nghiệp là tình trạng (người lao động) không có việc làm và không có thu nhập. Thất nghiệp được nhìn nhận là hiện thực có tính khách quan của nền kinh tế thị trường, khi cung về lao động lớn hơn cầu hoặc do các nguyên nhân khác nhau (thất nghiệp tự nguyện, thất nghiệp cơ cấu...). Tổ chức lao động quốc tế (ILO) trong những năm đầu thành lập đã có công ước về thất nghiệp (Công ước số 2 năm 1919).

Người lao động trong tình trạng thất nghiệp thì không có thu nhập nên có thể được hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp nếu họ có đầy đủ điều kiện bảo hiểm theo quy định của pháp luật. Hiện nay, trên thế giới, khoảng 70 quốc gia có chế độ bảo hiểm thất nghiệp. Việt Nam đang xây dựng Luật bảo hiểm, trong đó vấn đề bảo hiểm thất nghiệp đang được đặt ra để đáp ứng yêu cầu xã hội trong nền kinh tế thị trường.

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. Phân loại thất nghiệp?

Thất nghiệp được phân loại theo các hình thức sau đây:

Theo hình thức thất nghiệp

  • Thất nghiệp chia theo giới tính (nam,nữ)
  • Thất nghiệp chia theo vùng lãnh thổ (thành thị, nông thôn)
  • Thất nghiệp chia theo dân tộc, chủng tộc
  • Thất nghiệp chia theo lứa tuổi…

Đọc thêm: Nguồn nhân lực quốc tế là gì? Đặc điểm khác biệt của nguồn nhân lực quốc tế

Theo lý do thất nghiệp

  • Mất việc (job loser): người lao động không có việc làm do các đơn vị sản xuất kinh doanh cho thôi việc vì một lý do nào đó
  • Bỏ việc (job leaver): là những người tự ý xin thôi việc vì những lý do chủ quan của người lao động, ví dụ: tiền công không đảm bảo, không hợp nghề nghiệp, không hợp không gian làm việc…
  • Nhập mới (new entrant): là những người đầu tiên bổ sung vào lực lượng lao động, nhưng chưa tìm được việc làm, đang tích cực tìm kiếm việc làm.
  • Tái nhập (reentrant): là những người đã rời khỏi lực lượng lao động nay muốn quay lại làm việc nhưng chưa tìm được việc làm

Phân loại theo tính chất thất nghiệp

  • Thất nghiệp tự nguyện (voluntary unemployment)
  • Thất nghiệp không tự nguyện (involuntary unemployment)

Phân loại theo nguyên nhân thất nghiệp

  • Thất nghiệp tự nhiên (natural unemployment): là mức thất nghiệp bình thường mà nền kinh tế trải qua, là dạng thất nghiệp không mất đi trong dài hạn, tồn tại ngay khi thị trường lao động cân bằng.
  • Thất nghiệp chu kỳ (cyclical unemployment): là mức thất nghiệp tương ứng với từng giai đoạn trong chu kỳ kinh tế, do trạng thái tiền lương cứng nhắc tạo ra,là dạng thất nghiệp sẽ mất đi trong dài hạn.

3. Nguyên nhân thất nghiệp phổ biến

Khả năng Ngoại ngữ kém

Ngày nay với sự hội nhập quốc tế rất nhanh và đa dạng như hiện nay. Ngày càng có nhiều công ty đa quốc gia đầu tư vào Việt Nam. Hay là những công tỷ Việt Nam có giao thương hợp tác với nhiều đối tác trong và ngoài nước. Do vậy muốn tìm việc ở những công ty lớn, công ty đa quốc gia thì khả năng ngoại ngữ và đặc biệt là tiếng Anh bạn phải đáp ứng đủ các kỹ năng nghe, nói, đọc viết thì mới được tuyển dụng.

Đọc thêm: "Bạn có mong muốn gì khi tham gia câu lạc bộ?" 4 gợi ý trả lời hay nhất cho bạn!

Năng suất lao động vẫn còn kém

Đây là một vấn đề lớn và là nguyên nhân thất nghiệp xuyên suốt các năm vừa qua. Người lao động trẻ, có nhu cầu tìm việc nhưng văn hóa, tay nghề vẫn còn kém. Rất nhiều công ty, doanh nghiệp nước ngoài muốn tuyển lao động có chuyên môn và tay nghề cao. Nhưng những vấn đề như: ngoại ngữ, bằng cấp lại không được các lao động chú ý đáp ứng, hoặc không đủ điều kiện đáp ứng.

Yêu cầu của người lao động cao hơn so với năng lực

Đây thường là lý do mà các doanh nghiệp ở thành phố đưa ra khi tuyển các nhân viên trẻ. Các cử nhân đại học khi mới ra trường, chưa thể nắm chắc được mình có thể làm những việc gì, lại có đòi hỏi cao về mức lương cũng như đãi ngộ khi mới xin việc. Cũng rất nhiều công ty đồng ý đào tạo nhần viên là các sinh viên mới ra trường, nhưng không phải ai cũng chấp nhận đào tạo và bổ sung kiến thức cho mình – mà chỉ muốn nhận được mức lương cao hơn so với năng lực bản thân.

Thiếu các kỹ năng mềm

Các kỹ năng mềm như: thuyết trình giữa đám đông, làm việc nhóm, cách nói chuyện với khách hàng – đối tác chính là những thứ sinh viên đang thiếu. Rất nhiều bạn trẻ e ngại phải đứng trước đám đông, nhưng ngay từ khi còn đang đi học, bạn lại từ chối cơ hội lên bảng phát biểu và luyện tập. Đây chính là những điều khá đáng tiếc.

Năng lực thực sự không đúng với bằng cấp

Chuyện bằng đại học loại Giỏi, mà thực lực loại trung bình hiện nay không phải là không có. Rất nhiều công ty tư nhân hiện nay đã không còn hỏi đến tấm bằng đại học khi tuyển nhân viên mới mà hỏi số năm kinh nghiệm của họ hoặc họ có khả năng làm những gì. Nhiều công ty sau khi nhận sinh viên là con của ngươi quen, sếp, đồng nghiệp… Với tấm bằng loại giỏi nhưng sinh viên này lại chẳng thể làm gì, và họ lại mất công đào tạo lại từ đầu.

Đọc thêm: Core Values là gì? 4 bước tạo giá trị cốt lõi doanh nghiệp

Thị trường việc làm thay đổi đa dạng

Thị trường việc làm thay đổi theo từng ngày, từng phút. Mới hôm qua thôi, người ta còn đọc các bài viết, quảng cáo trên Facebook, tạo việc làm tốt cho dân viết bài – content. Nhưng giờ đây, mô hình quảng cáo bằng video lại đang dần chiếm lĩnh thị trường, đòi hỏi các công ty, ngành nghề có tạo dựng video được tình đến nhiều hơn.

4. Giải pháp cho người thất nghiệp tại Việt Nam

Nâng cao chất lượng giáo dục

Công tác giáo dục và đào tạo cần phải phù hợp với yêu cầu và thực tế phát triển của nền kinh tế, vì thế ngành giáo dục phải không ngừng cải cách chương trình, nội dung cũng như phương pháp giảng dạy ở tất cả các cấp mà đặc biệt quan tâm đến giáo dục ở bậc đại học và dạy nghề cho phù hợp với thực tế. 

Đào tạo nghề cần căn cứ trên định hướng phát triển kinh tế, coi trọng công tác dự báo nhu cầu lao động theo các trình độ. Không ngừng mở rộng giao lưu quốc tế nhằm học hỏi các kinh nghiệm, nâng cao kiến thức. Lao động không chỉ hiểu biết chuyên sâu về một ngành nghề mà còn phải biết các kiến thức tổng hợp khác như: ngoại ngữ, tin học, kỹ năng mềm... 

Người lao động tự nâng cao chuyên môn và kỹ thuật

Khi có điều kiện và cơ hội, bản thân người lao động nên chủ động học hỏi, tiếp thu và cập nhật những kiến thức mới để nâng cao chuyên môn và tay nghề của mình. Đó là cách giúp người lao động tăng cơ hội tìm kiếm việc làm và thăng tiến trong công việc, đồng thời thu nhập cá nhân cũng sẽ tăng lên.

Mở các chương trình đào tạo lại và đào tạo nghề miễn phí

Với tình trạng chất lượng nguồn nhân lực còn thấp, Nhà nước nên tổ chức các chương trình đào tạo lại để nâng cao chuyên môn và kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu kinh tế ngày càng phát triển sâu rộng. 

Hiện nay, ở nước ta vẫn còn nhiều những lao động chưa được qua đào tạo do không có điều kiện kinh tế hoặc ở những thôn không được tiếp cận giáo dục. Giải pháp đặt ra là Nhà nước kết hợp với các chính quyền địa phương tổ chức các chương trình đào tạo nghề miễn phí cho những đối tượng thất nghiệp chưa được qua đào tạo, những đối tượng lao động yếu thế trên cả nước.

Đọc thêm: Intern là gì? Cơ hội và thách thức khi làm thực tập sinh cần biết

Bảo hiểm thất nghiệp

Người lao động nên tham gia bảo hiểm thất nghiệp để khi họ mất việc làm sẽ có một khoản tiền trang trải cho cuộc sống và có cơ hội tìm một công việc mới. Hơn nữa, bảo hiểm thất nghiệp còn hỗ trợ người lao động học nghề, đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm (Điều 42 Luật việc làm 2013).

Điều kiện để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp là phải đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong vòng 24 tháng trước khi bị mất việc làm hoặc chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật.

Tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ an sinh xã hội

Năm 2020 vừa qua,Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 15/2020/QĐ-TTg về thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch COVID-19, hỗ trợ lao động bị giảm sâu thu nhập, có mức sống dưới mức sống thiểu với 62 nghìn tỷ. Hỗ trợ này của Chính phủ đã giúp hơn 20 triệu đối tượng lao động bị ảnh hưởng do Covid-19. 

Đọc thêm: Trợ cấp thôi việc là gì? Nắm rõ thay đổi trong tính trợ cấp thôi việc

Năm 2020-2021, các ca bệnh F0 và F1 được phát hiện đều là những công nhân của các khu công nghiệp ở Bắc Giang và Bắc Ninh. Bởi ở đó môi trường làm việc kín, mật độ người tập trung đông, thói quen sinh hoạt, làm việc tập thể là môi trường lý tưởng để virus lây lan mạnh.

Chính vì vậy, Chính phủ và chính quyền địa phương phải cho tạm dừng hoạt động các khu công nghiệp, giãn cách xã hội một số địa bàn, đồng nghĩa lao động ở đó sẽ rơi vào tình trạng thất nghiệp. Tình trạng dịch bệnh có lẽ sẽ còn kéo dài, cho nên Chính phủ phải tiếp tục triển khai chính sách hỗ trợ an sinh xã hội cho các đối tượng lao động trong vùng tâm dịch, giúp cho họ có một khoản thu nhập để có thể tái hòa nhập thị trường lao động sau khi hết dịch.

Hy vọng, những chia sẻ trên của 1900 - tin tức việc làm có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về Nguyên nhân và Giải pháp thất nghiệp ở Việt Nam từ đó có thêm nhiều những thông tin hữu ích để áp dụng vào công việc và cuộc sống. 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!