Câu hỏi phỏng vấn Chuyên Viên Tư Vấn Tài Chính
Chuyên viên tư vấn tài chính là một trong những ngành nghề được nhiều người quan tâm và tìm hiểu bởi tính ổn định và cơ hội thăng tiến trong ngành. Tuy nhiên để qua được vòng phỏng vấn và trở thành một chuyên viên tư vấn tài chính không phải điều dễ dàng. Dưới đây là những câu hỏi phỏng vấn vị trí chuyên viên tư vấn tài chính thường gặp.
Các câu hỏi phỏng vấn chung chung cho vị trí Chuyên viên tư vấn tài chính
Theo bạn, Chuyên viên tư vấn tài chính là gì?
Khi đưa ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn kiểm tra kiến thức nền tảng nhất của bạn về công việc này, xem bạn đã thực sự hiểu rõ mình sẽ phải làm gì nếu có được vị trí chuyên viên tư vấn tài chính hay chưa.
Với câu hỏi trên, đừng trả lời dài dòng lan man, mà hãy đi thẳng vào vấn đề họ thắc mắc. Bạn có thể trả lời như sau:
“Theo em được biết, chuyên viên tư vấn tài chính là những người làm ở bộ phận…, có nhiệm vụ thực hiện các yêu cầu …. Đồng thời, giải đáp tất cả các thắc mắc của khách hàng trong quá trình làm việc.”
Vì sao sao bạn muốn trở thành Chuyên viên tư vấn tài chính?
Nhà tuyển dụng đang muốn tìm hiểu về sở thích, năng lực cá nhân của bạn. Qua đó, họ có thể thấy bạn thực sự đam mê công việc này hay không. Bởi vì nếu bạn có tố chất phù hợp với nghề thì công việc sẽ thuận lợi hơn và gắn bó với công ty lâu hơn.
Sự đam mê của bạn về công việc ứng tuyển sẽ được thể hiện thông qua đây
Tham khảo cách trả lời dành cho bạn: “Cá nhân em rất thích giao tiếp và có thể xử lý tình huống nhanh nhẹn. Bên cạnh đó, em cũng có bằng Đại học chuyên ngành… tại Học viện tài chính. Vì vậy, em thấy đam mê và nghĩ bản thân sẽ phù hợp với công việc này.”
Chuyên viên tư vấn tài chính làm công việc gì?
Để trở thành một chuyên viên tư vấn tài chính giỏi, bạn phải biết công việc này cần phải làm gì mỗi ngày. Câu hỏi trên giúp nhà tuyển dụng kiểm tra xem liệu bạn đã tìm hiểu kỹ về ngành nghề này hay chưa.
Hãy trả lời một cách ngắn gọn và súc tích, ví dụ như:
“Nhiệm vụ hàng ngày của một chuyên viên tư vấn tài chính bao gồm tư vấn và giải đáp các thắc mắc, thực hiện hạch toán… Đồng thời, đảm bảo tính an toàn cho kho quỹ của doanh nghiệp, giữ hình ảnh đẹp của công ty khi thực hiện các yêu cầu của khách.”
Tại sao bạn chọn doanh nghiệp của chúng tôi?
Thực chất, đây là câu hỏi phỏng vấn chuyên viên tư vấn tài chính nhằm kiểm tra mức độ hiểu biết của ứng viên về doanh nghiệp ứng tuyển. Để trả lời được câu hỏi này bạn cần tìm hiểu trước thông tin về doanh nghiệp, từ lịch sử, văn hóa cho tới báo cáo tài chính… Một trong số những thông tin này có thể trở thành lý do bạn lựa chọn doanh nghiệp này thay vì doanh nghiệp khác.
Gợi ý trả lời:
Theo như tìm hiểu của tôi, doanh nghiệp mình có vốn chủ sở hữu là…. Tổng huy động là … tổng dư nợ là …. Tuy mới thành lập nhưng về khía cạnh… mình được đánh giá khá mạnh.
Hơn nữa, tôi cũng tìm hiểu được văn hóa làm việc ở đây rất đề cao sự lắng nghe, tôn trọng ý kiến cá nhân. Vì vậy, tôi nghĩ đây sẽ là một môi trường đầy hứa hẹn và phù hợp với mong muốn phát triển bản thân của tôi.
Bạn biết gì về doanh nghiệp của chúng tôi?
Hầu như trong cuộc phỏng vấn nào cũng sẽ hỏi câu tương tự. Câu hỏi phỏng vấn chuyên viên tư vấn tài chính này nhà tuyển dụng muốn xem bạn đã thực sự tìm hiểu kỹ về doanh nghiệp mình ứng tuyển hay chưa? Ngân hàng của bạn hoạt động ở mảng nào? Hướng tới cụ thể đối tượng khách hàng là ai? Có những gì khác biệt so với những doanh nghiệp khác?
Gợi ý trả lời:
Để trả lời tốt câu hỏi phỏng vấn chuyên viên tư vấn tài chính này, nhiệm vụ của bạn là tìm hiểu các thông tin chính xác bao gồm tên doanh nghiệp, ngày thành lập, loại hình hoạt động. Có thể liệt kê thêm một số sản phẩm và dịch vụ doanh nghiệp mà công ty đang cung cấp.
Ngoài ra còn có chính sách nhân sự, văn hóa làm việc trong công ty,… Với việc cung cấp đầy đủ thông tin trên, bạn đã có thể hoàn thành tốt câu hỏi phỏng vấn chuyên viên tư vấn tài chính. Đặc biệt dễ lấy điểm trong mắt nhà tuyển dụng.
Bộ câu hỏi phỏng vấn về thông tin cá nhân
Bạn hãy giới thiệu sơ lược về bản thân?
Giới thiệu thông tin cơ bản của bản thân là một trong những câu hỏi mở đầu của buổi phỏng vấn. Qua đây, nhà tuyển dụng vừa biết được thông tin về bạn cũng như dễ trò chuyện trong những câu hỏi tiếp theo. Bạn hãy trả lời với sự tự tin, lời nói rõ ràng để lấy được thiện cảm từ cái nhìn đầu tiên.
Bạn hãy nói sơ lược về thông tin cá nhân như tên, tuổi để xưng hô cho thuận tiện. Tiếp theo bạn nên giới thiệu thông tin về bằng cấp, trường học hay các khóa đào tạo mình đã học. Bạn hãy chú trọng nói những kỹ năng mà bạn có đối với một chuyên viên tư vấn tài chính.
Bạn đã có gia đình chưa?
Tình trạng hôn nhân của bạn cũng chính là một câu hỏi đang được quan tâm khi đi phỏng vấn. Ngân hàng thường ưu tiên những nhân viên chưa lập gia đình. Bởi vì họ chưa bị ràng buộc về hôn nhân hay không có ý định sinh con trong 2 năm tới. Dù bạn đã có gia đình hay chưa thì hãy trả lời thật lòng trong câu hỏi này. Ngoài ra, bạn phải thể hiện là mình đang tập trung cho sự nghiệp và chưa có ý định có con trong 2-3 năm tới.
Điểm mạnh của bạn là gì? Lý do doanh nghiệp nên chọn bạn?
Nhà tuyển dụng muốn chắc chắn rằng bạn thật sự tự tin về những ưu điểm của mình hiện có. Vì vậy bạn hãy trả lời rõ ràng, dõng dạc nhưng cũng đừng nhắc lại tất cả những điều đã ghi trong CV. Bạn có thể kể thêm các điểm mạnh của mình hay đặt chúng vào tình huống cụ thể nhằm minh họa rõ ràng ưu điểm đó. Nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn sâu hơn về những lợi thế của bạn đấy.
Câu hỏi phỏng vấn chuyên viên tư vấn tài chính về chuyên môn
Đây là phần quan trọng giúp các nhà tuyển dụng đánh giá được năng lực, trình độ và mức hiểu biết của bạn đối với ngành như thế nào; đồng thời, cũng quyết định bạn có đủ tiêu chuẩn và phù hợp với vị trí này hay không. Dưới đây là những kinh nghiệm cụ thể mà bạn có thể tham khảo trước khi đi phỏng vấn:
Bạn biết gì về hoạt động … trong năm qua?
Câu hỏi này sẽ giúp nhà tuyển dụng xác định được liệu bạn có đang quan tâm đến các vấn đề kinh tế, tài chính nổi cộm trong năm vừa qua hay không.
Điều này vô cùng quan trọng, vì nó đóng vai trò mấu chốt trong việc Phân tích tài chính công việc cũng như tư vấn khách hàng sao cho hợp lý.
Với câu hỏi trên, hãy áp dụng ngay câu nói “Cái gì không biết thì tra Google”. Bạn chỉ cần gõ từ khóa “Các hoạt động … 2022” ngay lập tức sẽ có một list các sự kiện nổi cộm trong năm cho bạn tham khảo.
Để thu hút khách hàng của đối thủ sang khách hàng mình, bạn sẽ làm gì?
Có thể nói, đây chính là một trong những câu hỏi khó nhưng thường xuyên được đưa ra trong buổi phỏng vấn chuyên viên tư vấn tài chính.
Ban tuyển dụng muốn kiểm tra sự linh hoạt, nhạy bén cũng như khả năng xây dựng chiến lược tư vấn của bạn trong khi làm việc.
Bạn có thể tham khảo cách trả lời như sau:
“Theo em, để thu hút được khách hàng từ phía đối thủ, mình phải thể hiện được ưu thế của mình, đồng thời nêu ra các khuyết điểm trong cách làm việc và dịch vụ của ngân hàng đối thủ.
Đồng thời, kích thích sự tò mò ở khách hàng bằng một số các dịch vụ hoàn toàn mới của chúng ta. Tuy nhiên, không nêu ra tất cả mà chỉ những điều thu hút nhất để khách hàng tự tìm đến với dịch vụ của mình.”
Bạn sẽ ứng xử thế nào khi có khách hàng nổi giận với bạn?
Trong khi làm việc trực tiếp, việc xảy ra các tình huống bất ngờ là không thể nào tránh khỏi.
Sẽ có những lúc khách hàng đột nhiên nổi giận với bạn, làm ảnh hưởng đến công việc và hình ảnh của ngân hàng nói chung. Vậy, bạn sẽ làm gì trong tình huống trên?
Để trả lời câu hỏi này, hãy xoáy sâu vào tính kiên nhẫn và sự nhạy bén. Bạn có thể trả lời theo cách sau đây: “Đầu tiên, để không ảnh hưởng đến công việc cũng như các khách hàng khác, em sẽ mời họ vào phòng riêng.
Sau đó, để họ trình bày điều khiến họ khó chịu, cũng như các thắc mắc còn tồn đọng trong quá trình làm việc chung. Từ đó, em sẽ ghi nhận và diễn giải cho họ hiểu nếu lỗi sai nằm ở phía khách hàng.
Còn nếu người sai là em, em sẽ thể hiện sự hối lỗi, và đưa ra các ưu đãi dành riêng cho họ trong những lần làm việc tiếp theo.”
Kỹ năng trả lời câu hỏi phỏng vấn xử lý tình huống
Khách hàng phàn nàn về thái độ và cách làm việc của Chuyên viên tư vấn tài chính
Đối với câu hỏi này, bạn cần thể hiện được sự nhạy bén trong xử lý tình huống để giữ được khách hàng ở lại.
Bạn có thể trả lời như sau: “Đầu tiên, em sẽ kiểm tra xem khách làm giao dịch gì, với ai và vào thời điểm nào trong ngày.
Sau đó, em sẽ nhận lỗi sai về mình trước, cam đoan không có chuyện như vậy lặp lại lần thứ 2, đồng thời cung cấp cho họ một số ưu đãi nội bộ doanh nghiệp.
Nếu khách cũng có điểm chưa đúng, em sẽ tận tình chỉ lại cho họ các thông tin liên quan đến quy trình, giao dịch để họ có thể hiểu.”
Khách hàng cho rằng không nhận đủ tiền, nên đòi bồi thường
Trong tình huống này, bạn phải làm vừa làm hài lòng khách hàng vừa giữ hình tượng công ty. Điều bạn cần làm lúc này là xin thông tin cá nhân, thời gian cũng như loại hình giao dịch để kiểm tra lại. Sau kiểm tra, nếu là lỗi từ ngân hàng thì xin lỗi họ và bồi thường tiền cũng như có ưu đãi lớn dành riêng cho lần giao dịch sau. Nếu lỗi là ở khách hàng thì giải thích tận tình để họ có thể hiểu.
Cách xử lý việc bị từ chối dù đã thuyết phục khách hàng nhiều lần
Để thuyết phục khách hàng sử dụng dịch vụ doanh nghiệp mình, bạn không chỉ nhanh nhạy mà còn phải khéo léo khi nói chuyện. Bạn có thể trả lời như sau nếu gặp câu hỏi này: “Trước tiên, em sẽ ngầm chấp nhận ý kiến của khách hàng và không phản bác gì thêm. Sau đó, em sẽ tìm hiểu các thông tin liên quan để trò chuyện với khách nhiều hơn và thuyết phục họ sử dụng dịch vụ bên mình.”
Làm sao để giữ chân khách VIP đang muốn chuyển sang doanh nghiệp khác lãi suất cao hơn?
Khách VIP – một nhân tố vô cùng quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Do vậy, những câu hỏi như trên cũng sẽ được đưa ra để kiểm tra cách xử lý nhạy bén của bạn trong nhiều tình huống thực tế.
Với câu hỏi này, hãy lựa chọn cách trả lời như sau:
“Em sẽ đề cập đến những rủi ro khi rút một số tiền quá lớn để chuyển sang doanh nghiệp khác. Đồng thời, nêu ra những ưu đãi đặc biệt mà khách VIP đang nhận được, cần phải cao hơn doanh nghiệp đối thủ để khách nhận ra và lựa chọn dịch vụ của mình.”
Kinh nghiệm “đậu” phỏng vấn vị trí Chuyên viên tư vấn tài chính
Để buổi phỏng vấn diễn ra suôn sẻ và nắm chắc phần thành công, bạn cần chú trọng thêm các yếu tố:
Về trang phục
Khi đi phỏng vấn, bạn nên lựa chọn những loại trang phục lịch sự, nhã nhặn phù hợp với môi trường công sở để dễ dàng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn:
- Nữ: Mặc quần âu hoặc chân váy dài tối màu, phối cùng áo sơ mi các màu nhã nhặn, hạn chế các màu quá sặc sỡ, nổi bật.
- Nam: Đối với nam ứng viên, bạn có thể lựa chọn mặc quần âu tối màu phối với áo sơ mi màu trung tính. Bên cạnh đó, ứng viên có thể lựa chọn đi giày da để tạo sự chuyên nghiệp, lịch sự và tóc nên được tạo kiểu gọn gàng.
Kinh nghiệm về tác phong
- Nên đến sớm 10 - 15 phút, để tránh trường hợp xảy ra các sự cố trên đường hay sự cố về trang phục. Những nhà tuyển dụng cũng thích những người đến sớm và có chuẩn bị tốt.
- Tác phong chuyên nghiệp, giữ bản thân ở trạng thái bình tĩnh, lắng nghe câu hỏi phỏng vấn và lời lưu loát, rõ ràng. Hạn chế nói lắp, trả lời không rõ ràng, thiếu logic, mạch lạc
Định hình rõ câu hỏi và vấn đề
- Trong buổi phỏng vấn chuyên viên tư vấn tài chính sẽ có rất nhiều câu hỏi được đưa ra. Do vậy để tránh tình trạng trả lời sai/nhầm nội dung câu hỏi, trả lời ấp úng, ngắt quãng,... bạn nên chuẩn bị trước những câu hỏi có thể gặp phải và đưa ra câu trả lời cho chúng.
- Để tự tin hơn trong buổi phỏng vấn, bạn có thể liệt kê các câu hỏi và câu trả lời, sau đó học thuộc. Đồng thời, luôn giữ tâm thế bình tĩnh, phong thái tự tin, sẵn sàng đón nhận bất cứ câu hỏi phỏng vấn “khó nhằn” nào.
Câu hỏi phỏng vấn
Bạn sử dụng chiến lược nào để giúp khách hàng đạt được mục tiêu tài chính của họ?
↳
Ví dụ: “Tôi tin vào việc tạo ra một kế hoạch tài chính toàn diện phù hợp với nhu cầu cá nhân của từng khách hàng. Tôi bắt đầu bằng việc tìm hiểu khách hàng của mình và mục tiêu của họ, sau đó sử dụng kết hợp các khoản đầu tư, kế hoạch tiết kiệm, sản phẩm bảo hiểm và các chiến lược khác để giúp họ đạt được những mục tiêu đó. Ví dụ: khi làm việc với một cặp vợ chồng trẻ muốn tiết kiệm để nghỉ hưu, tôi khuyên họ nên mở IRA và đóng góp thường xuyên. Chúng tôi cũng thảo luận về khả năng đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu cũng như đầu tư bất động sản. Ngoài ra, chúng tôi đã xem xét các cách để giảm nợ và tăng dòng tiền để họ có thể tối đa hóa khoản tiết kiệm của mình. Bằng cách áp dụng phương pháp tiếp cận toàn diện này, tôi có thể giúp họ lập một kế hoạch giúp họ đạt được các mục tiêu tài chính dài hạn.”
Làm thế nào để bạn đánh giá mức độ chấp nhận rủi ro của khách hàng và phát triển danh mục đầu tư phù hợp cho họ?
Mô tả kinh nghiệm của bạn với việc lập kế hoạch nghỉ hưu và lập kế hoạch tài sản.
Giải thích khái niệm đa dạng hóa và cách áp dụng nó vào đầu tư.
Bạn có quen thuộc với các quy định và luật mới nhất áp dụng cho cố vấn tài chính không?
Cách tiếp cận của bạn để giúp khách hàng hiểu các khái niệm tài chính phức tạp là gì?
Làm thế nào bạn có thể cập nhật thông tin về những thay đổi trên thị trường và đảm bảo lời khuyên của bạn được cập nhật?
Hãy kể cho tôi nghe về một lần bạn phải giải thích một quyết định tài chính khó khăn cho khách hàng.
Bạn có kinh nghiệm làm việc với các cá nhân hoặc gia đình có thu nhập cao không?
Bạn giải quyết xung đột giữa các thành viên khác nhau trong gia đình khi cùng nhau đưa ra quyết định đầu tư như thế nào?
Bạn sử dụng chiến lược nào để tạo dựng niềm tin với khách hàng?
Bạn đã bao giờ gặp phải tình huống khách hàng không làm theo lời khuyên của bạn chưa? nếu vậy, bạn đã giải quyết nó như thế nào?
Bạn sử dụng phương pháp nào để đảm bảo rằng tất cả tài khoản của khách hàng đều tuân thủ các yêu cầu quy định?
Mô tả kinh nghiệm của bạn trong việc phát triển kế hoạch tài chính cho khách hàng.
Bạn sẽ làm gì nếu khách hàng yêu cầu bạn đầu tư vào thứ gì đó mà bạn cảm thấy quá rủi ro?
Làm cách nào để bạn theo dõi danh mục đầu tư của nhiều khách hàng và đảm bảo rằng họ đang hoạt động như mong đợi?
Bạn sử dụng chiến lược nào để xác định khách hàng mới tiềm năng?
Chúng tôi muốn cải thiện quy trình dịch vụ khách hàng của mình. Bạn có kinh nghiệm gì về cải tiến quy trình?
Bạn sử dụng số liệu nào để đo lường sự thành công trong vai trò cố vấn tài chính của mình?
Làm thế nào để bạn luôn có động lực và tiếp tục học hỏi để đưa ra lời khuyên tốt nhất có thể cho khách hàng của mình?