Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên Kiểm soát nội bộ
Kiểm soát nội bộ là một trong những ngành nghề được nhiều người quan tâm và tìm hiểu bởi tính ổn định và cơ hội thăng tiến trong ngành. Tuy nhiên để qua được vòng phỏng vấn và trở thành một kiểm soát nội bộ viên không phải điều dễ dàng. Dưới đây là những câu hỏi phỏng vấn vị trí Kiểm soát nội bộ thường gặp.
Bộ câu hỏi phỏng vấn Kiểm soát nội bộ chung chung
Những câu hỏi phỏng vấn Kiểm soát nội bộ chung này nhằm mục đích hiểu rõ hơn về tính cách và sự quan tâm của bạn đối với công ty:
- Môn học yêu thích của bạn ở trường là gì?
- Điểm mạnh lớn nhất của bạn là gì? Điểm yếu lớn nhất của bạn là gì?
- Bạn muốn ở đâu trong 5 năm tới?
- Thành tích khiến bạn tự hào nhất là gì?
- Ba kỹ năng quan trọng nhất mà bạn nghĩ mọi kiểm soát nội bộ nên có là gì?
- Tại sao bạn nghĩ rằng bạn phù hợp với vai trò này?
- Tại sao bạn rời khỏi công việc gần đây của mình?
- Điều gì về vị trí này thu hút sự chú ý của bạn?
Bộ câu hỏi phỏng vấn Kiểm soát nội bộ thường gặp
Bạn đã từng sử dụng qua các phần mềm kiểm toán nào?
Ở câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu xem bạn đã từng có kinh nghiệm sử dụng các phần mềm kiểm toán mà công ty đang sử dụng hay không. Do vậy, ngoài việc liệt kê các phần mềm mà bạn đã từng dùng, hãy tìm hiểu trước về phần mềm mà công ty bạn ứng tuyển đang sử dụng để có cách xử trí khéo léo.
Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu:
"Tôi đã từng sử dụng qua 3 phần mềm kiểm toán khác nhau ở các công ty trước đó. Tuy rằng trong cả 3 phần mềm này không có phần mềm nào mà công ty của anh/chị đang sử dụng, nhưng tôi cũng có tìm hiểu qua và với những kinh nghiệm có được từ các phần mềm trước đó, tôi cũng phần nào hiểu và có thể nhanh chóng ứng dụng nếu được chọn."
Giữa một kiểm toán viên được ưa thích và một kiểm toán viên có thể làm cho người khác sợ, bạn sẽ là ai?
Đây là một câu hỏi khó, nhưng nó sẽ giúp nhà tuyển dụng hiểu được tính cách của bạn trong công việc. Hãy trả lời theo suy nghĩ của mình, đừng sợ đúng sai.
Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu:
"Tôi chọn làm một kiểm toán viên nghiêm túc khi thực hiện công việc của mình, nhưng sẽ là một đồng đội thân thiện, nhiệt huyết khi hỗ trợ đồng nghiệp. Đó cũng chính là bản tính của tôi, khi tôi luôn nghiêm túc khi làm việc, nhưng thường rất hài hước trong những giờ giải lao."
Hãy kể về một dự án kiểm toán khó nhất mà bạn đã từng làm?
Với câu hỏi này, nhà tuyển dụng không chỉ muốn xem mức độ thử thách nhất mà bạn từng trải qua, họ còn muốn tìm hiểu cách thức mà bạn đối mặt với những khó khăn tương tự như thế nào. Hãy kể một câu chuyện cụ thể, có thể kèm theo những hối tiếc về những điều bạn đã không làm để đạt được các kết quả thậm chí còn tốt hơn nhiều.
Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu:
"Tôi từng được giao làm việc với một đối tác trong một lĩnh vực mà trước đây tôi chưa từng làm. Mặc dù những điều cơ bản về kiểm toán đã có, nhưng vì đó là lĩnh vực hoàn toàn mới nên cơ cấu tổ chức khác hẳn so với những gì tôi từng gặp. Tôi phải mất rất nhiều thời gian để tìm hiểu về bản chất của lĩnh vực trên mạng internet. Lẽ ra, tôi có thể làm nhanh hơn nếu như tôi cố gắng tìm các chuyên gia trong lĩnh vực tương tự để hỏi kinh nghiệm. Dù sao tôi cũng đã hoàn thành đúng hạn định các công việc được giao."
Kiểu lãnh đạo của bạn là gì?
Nhà tuyển dụng tìm hiểu xem bạn là tuýp người D (Dominance), I (Influence), S (Steadiness), hay là C (Conscientiousness). Hãy thể hiện con người thật của mình bằng những ví dụ minh họa cụ thể nhé.
Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu:
"Tôi từng là nhân viên của rất nhiều vị sếp theo tuýp người I và S, và tôi cảm nhận được rất rõ những lợi ích tốt đẹp mà họ mang lại cho mình và cho đội nhóm, đặc biệt khi tôi có quan sát những người D ở các đội nhóm lân cận. Vì vậy mà kể từ khi được giữ những chức vụ quản lý, tôi luôn hòa nhã, nhiệt tình, xem cấp dưới như đối tác để cùng thực hiện một dự án chung."
Bạn sẽ cập nhật những thay đổi của ngành kiểm toán như thế nào?
Nhà tuyển dụng muốn tìm hiểu thái độ học tập và thu nạp kiến thức liên tục của bạn. Hãy cho họ thấy được thật cụ thể bạn đã đang và sẽ làm gì để giữ cho năng lực của bản thân luôn tịnh tiến về phía trước, cũng như nắm bắt được các cải tiến mới nhất của ngành.
Tham khảo câu trả lời phỏng vấn mẫu:
"Tôi rất thích đọc các bài đăng trên Nhóm Facebook của các đồng nghiệp cùng ngành. Đó cũng là cách tôi học hỏi thêm những kiến thức mới từ bạn bè, đồng nghiệp, đồng thời tiếp thu thêm những cải tiến mới của ngành."
Kinh nghiệm trước khi đi phỏng vấn Kiểm soát nội bộ
Đây là phần quan trọng giúp các nhà tuyển dụng đánh giá được năng lực, trình độ và mức hiểu biết của bạn đối với ngành kiểm soát nội bộ như thế nào; đồng thời, cũng quyết định bạn có đủ tiêu chuẩn và phù hợp với vị trí này hay không. Dưới đây là những kinh nghiệm cụ thể mà bạn có thể tham khảo trước khi đi phỏng vấn:
Hãy để CV kể câu chuyện của bạn
CV không chỉ là bản liệt kê kinh nghiệm và kỹ năng mà còn có thể tạo nhiều ấn tượng khác. Thay vì ghi công việc gần nhất là “kiểm soát nội bộ trưởng” trong 6 năm, bạn có thể ghi “kiểm soát nội bộ theo dõi tồn kho” 1 năm, “kiểm soát nội bộ doanh thu” 2 năm, “Kiểm soát nội bộ” 1 năm, “kiểm soát nội bộ trưởng” 2 năm.
Như vậy bạn đã thể hiện được quá trình phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ của bạn cũng như sự đa dạng về công việc chuyên môn bạn đã trải qua.
Hãy tìm hiểu về tình hình tài chính, báo cáo tài chính của doanh nghiệp qua các kênh công khai và rộng hơn là cả các đối thủ của doanh nghiệp.
Chuẩn bị kỹ các câu hỏi phỏng vấn về chuyên môn và kỹ thuật: hãy thể hiện sự quen thuộc với các kỹ năng và công cụ chuyên môn cũng như tâm lý thoải mái khi trả lời các câu hỏi này.
Khả năng giao tiếp và tư vấn thường được yêu cầu với mọi công việc nhưng ở lĩnh vực kiểm soát nội bộ, đây sẽ là kỹ năng giúp bạn nổi bật và vượt trên những ứng viên khác và giúp bạn được săn đón
Về trang phục
Khi đi phỏng vấn, bạn nên lựa chọn những loại trang phục lịch sự, nhã nhặn phù hợp với môi trường công sở để dễ dàng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn:
- Nữ: Mặc quần âu hoặc chân váy dài tối màu, phối cùng áo sơ mi các màu nhã nhặn, hạn chế các màu quá sặc sỡ, nổi bật.
- Nam: Đối với nam ứng viên, bạn có thể lựa chọn mặc quần âu tối màu phối với áo sơ mi màu trung tính. Bên cạnh đó, ứng viên có thể lựa chọn đi giày da để tạo sự chuyên nghiệp, lịch sự và tóc nên được tạo kiểu gọn gàng.
Kinh nghiệm về tác phong
Nên đến sớm 10 - 15 phút, để tránh trường hợp xảy ra các sự cố trên đường hay sự cố về trang phục. Những nhà tuyển dụng cũng thích những người đến sớm và có chuẩn bị tốt.
Tác phong chuyên nghiệp, giữ bản thân ở trạng thái bình tĩnh, lắng nghe câu hỏi phỏng vấn và lời lưu loát, rõ ràng. Hạn chế nói lắp, trả lời không rõ ràng, thiếu logic, mạch lạc
Định hình rõ câu hỏi và vấn đề
Trong buổi phỏng vấn giao dịch viên ngân hàng sẽ có rất nhiều câu hỏi được đưa ra. Do vậy để tránh tình trạng trả lời sai/nhầm nội dung câu hỏi, trả lời ấp úng, ngắt quãng,... bạn nên chuẩn bị trước những câu hỏi có thể gặp phải và đưa ra câu trả lời cho chúng.
Để tự tin hơn trong buổi phỏng vấn, bạn có thể liệt kê các câu hỏi và câu trả lời, sau đó học thuộc. Đồng thời, luôn giữ tâm thế bình tĩnh, phong thái tự tin, sẵn sàng đón nhận bất cứ câu hỏi phỏng vấn “khó nhằn” nào.
Câu hỏi phỏng vấn
Các thủ tục được sử dụng để hiểu rõ về kiểm soát nội bộ là gì?
↳
Trả lời :
Thông thường, sự kết hợp của các chiến lược tiếp theo được sử dụng để có đủ kiến thức về kiểm soát nội tâm:
Kinh nghiệm trước đây với người bảo trợ
Yêu cầu nhân viên bảo trợ phù hợp
Quan sát thể thao của người mua
Tham khảo giấy tờ hoạt động năm trước
Kiểm tra các mô tả do khách hàng chuẩn bị, cùng với sơ đồ tổ chức và sổ tay kế toán.
Câu hỏi phỏng vấn kế toán công chứng
Hãy giới thiệu về bản thân và kinh nghiệm của bạn trong lĩnh vực kiểm soát nội bộ?
Bạn hiểu kiểm soát nội bộ là gì và những trách nhiệm chính của vị trí này là gì?
Bạn có kinh nghiệm trong việc kiểm tra các quy trình làm việc nội bộ không? Hãy chia sẻ một ví dụ cụ thể.
Làm thế nào để bạn kiểm tra tuân thủ các chính sách và quy định nội bộ của doanh nghiệp?
Bạn có kinh nghiệm trong việc kiểm tra công tác kế toán, tài chính không? Hãy chia sẻ một ví dụ.
Làm thế nào để bạn xử lý các phát hiện sai phạm?
Bạn có kỹ năng gì để cải tiến và nâng cao hiệu quả hoạt động nội bộ?
Bạn đã từng tham gia vào việc phát triển và triển khai các chính sách và quy trình nội bộ chưa?
Bạn đã từng phải làm việc với các bên liên quan ngoài doanh nghiệp, như các cơ quan chính phủ hoặc đối tác kinh doanh không?
Bạn có kỹ năng gì để xử lý các tình huống khẩn cấp?
Bạn đã từng tham gia vào việc phát triển và triển khai các chính sách và quy trình nội bộ chưa?
Bạn đã từng làm việc với các bên liên quan bên ngoài doanh nghiệp, chẳng hạn như các cơ quan chính phủ hoặc đối tác kinh doanh không?
Bạn có kỹ năng gì để cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động nội bộ?
Bạn đã từng tham gia vào việc đào tạo nhân viên về các chính sách và quy trình mới không?