Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên truyền thông thương hiệu
Để ứng tuyển vào vị trí Nhân viên truyền thông thương hiệu, bạn cần chuẩn bị những gì cho buổi phỏng vấn? Hãy tham khảo bộ câu hỏi phỏng vấn phổ biến nhất cho vị trí Nhân viên truyền thông thương hiệu trong bài viết dưới đây.
Câu hỏi phỏng vấn chung chung về ứng viên
Bạn có thể giới thiệu đôi chút về bản thân của bạn?
Trong bất cứ một cuộc phỏng vấn nào, câu đầu tiên nhà tuyển dụng sẽ hỏi chính là giới thiệu về thông tin cơ bản của ứng viên. Dựa vào những thông tin này, nhà tuyển dụng có thể đánh giá sơ bộ về ứng viên.
Gợi ý trả lời:
Bạn chỉ cần giới thiệu khái quát về những thông tin cơ bản của bản thân như tên tuổi, học vấn và kinh nghiệm làm việc.
Đặc biệt nên giới thiệu ngắn gọn, xúc tích và bao gồm những những thông tin có liên quan đến vị trí ứng tuyển. Bạn nên tránh những thông tin lan man và không liên quan đến công việc. Thời gian tốt nhất để giới thiệu là khoảng 2 đến 3 phút.
Vì sao bạn lại muốn trở thành Nhân viên truyền thông thương hiệu?
Với câu hỏi này thì nhà tuyển dụng muốn biết được rằng bạn có thực sự xác định làm việc lâu dài với công việc này không.
Vì vậy, hãy suy nghĩ kỹ và cân nhắc câu trả lời sao cho phù hợp để nhà tuyển dụng ấn tượng và có cái nhìn tốt về bạn nhé.
Gợi ý trả lời:
Để ghi điểm ở câu hỏi này, câu trả lời của bạn phải thể hiện được định hướng của mình với nghề nghiệp.
Ví dụ: Sau thời gian học tập và trải nghiệm cuộc sống tôi muốn dùng những gì mình đã học được để cống hiến cho xã hội.
Điểm mạnh và điểm yếu của bạn là gì?
Đây cũng là một bộ câu hỏi mà nhà tuyển dụng thường sử dụng với mục đích để xem bạn nghĩ như thế nào về bản thân mình.
Thông qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng cũng đánh giá được đâu là các ứng viên tiềm năng cho vị trí mà họ đang tuyển.
Gợi ý trả lời:
Bạn nên lưu ý rằng, câu hỏi này không có câu trả lời đúng hay sai cho nên bạn không cần quá lo lắng nhé.
Đối với điểm mạnh thì bạn chỉ cần nói về những gì mà bạn cảm thấy tích cực ở bản thân.
Còn đối với điểm yếu thì bạn không cần đưa ra những điều quá tiêu cực về bản thân, mà chỉ cần nêu ra được điểm yếu của mình và cách mà bạn đã khắc phục nó như thế nào. Và đây sẽ là cách trả lời tốt nhất cho câu hỏi này.
Bộ câu hỏi phỏng vấn thông tin cá nhân
Bạn hãy giới thiệu sơ lược về bản thân?
Giới thiệu thông tin cơ bản của bản thân là một trong những câu hỏi mở đầu của buổi phỏng vấn. Qua đây, nhà tuyển dụng vừa biết được thông tin về bạn cũng như dễ trò chuyện trong những câu hỏi tiếp theo. Bạn hãy trả lời với sự tự tin, lời nói rõ ràng để lấy được thiện cảm từ cái nhìn đầu tiên.
Bạn hãy nói sơ lược về thông tin cá nhân như tên, tuổi để xưng hô cho thuận tiện. Tiếp theo bạn nên giới thiệu thông tin về bằng cấp, trường học hay các khóa đào tạo mình đã học.
Bạn đã có gia đình chưa?
Tình trạng hôn nhân của bạn cũng chính là một câu hỏi đang được quan tâm khi đi phỏng vấn. Dù bạn đã có gia đình hay chưa thì hãy trả lời thật lòng trong câu hỏi này. Ngoài ra, bạn phải thể hiện là mình đang tập trung cho sự nghiệp và chưa có ý định có con trong 2-3 năm tới.
Điểm mạnh của bạn là gì? Lý do doanh nghiệp nên chọn bạn?
Nhà tuyển dụng muốn chắc chắn rằng bạn thật sự tự tin về những ưu điểm của mình hiện có. Vì vậy bạn hãy trả lời rõ ràng, dõng dạc nhưng cũng đừng nhắc lại tất cả những điều đã ghi trong CV. Bạn có thể kể thêm các điểm mạnh của mình hay đặt chúng vào tình huống cụ thể nhằm minh họa rõ ràng ưu điểm đó. Nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn sâu hơn về những lợi thế của bạn đấy.
Câu hỏi phỏng vấn Nhân viên truyền thông thương hiệu
Câu 1: Bạn dự định thực hiện những gì để nâng cao danh tiếng cho thương hiệu?
Đặt ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn biết được khả năng lên kế hoạch, đưa ra ý tưởng sáng tạo của bạn như thế nào? Vì thực tế, công việc dành cho nhân viên PR chính là thiết lập, duy trì mối quan hệ với giới truyền thông, từ đó cải thiện, nâng cao danh tiếng, sự uy tín của doanh nghiệp. Do đó, khi làm ở vị trí này, bạn sẽ cần phối hợp với một số bộ phận liên quan khác để phát triển hình ảnh thương hiệu. Ví dụ như qua các chiến dịch PR, mạng xã hội,… Câu hỏi phỏng vấn về chuyên môn cho nhân viên truyền thông
Gợi ý trả lời: “Em thấy, với một công ty chuyên về thiết kế thời trang dành cho tuổi teen như công ty mình thì mạng xã hội (đặc biệt là facebook, instagram) là kênh truyền thông hiệu quả nhất. Đây chắc chắn là kênh mà em chú trọng nhất khi xây dựng các chiến lược truyền thông. Các hoạt động PR cho sản phẩm bao gồm chạy quảng cáo facebook, sáng tạo các visual content, mời các KOL để review, quảng bá cho sản phẩm,…”.
Câu 2: Bạn sẽ đối phó như thế nào với khủng hoảng truyền thông?
Trong truyền thông, việc xảy ra khủng hoảng là điều không doanh nghiệp nào mong muốn. Bởi hệ quả nó gây ra là vô cùng lớn như là giảm uy tín, hoạt động kinh doanh bị ảnh hưởng,… Tuy nhiên, đây cũng là điều khó tránh khỏi và các nhân viên truyền thông sẽ có trách nhiệm xử lý vấn đề này. Vậy nên, nhà tuyển dụng khi đưa ra câu hỏi này, họ muốn biết được ứng viên có thực sự đảm bảo được khả năng xử lý, giải quyết các sự cố, khủng hoảng, giúp doanh nghiệp không phải chịu tổn thấy hay không?
Gợi ý trả lời: “Với 2 năm làm việc trong lĩnh vực này, em cũng đã gặp khá nhiều cuộc khủng hoảng truyền thông. Điều kinh khủng nhất đó chính là Fanpage quảng cáo Facebook bị chặn. Mặc dù e đã áp dụng rất nhiều cách, thậm chí là khiếu nại với Facebook nhưng vẫn không thể được. Sau đó, em đã lập lại một tài khoản mới dưới tư cách là doanh nghiệp. Cũng nhờ đó mà khả năng bị chặn, khóa cũng hạn chế hơn hoặc cơ hội được phục hồi lại cũng cao hơn.” 👉 Xem thêm: Những kinh nghiệm hay giúp bạn vượt qua vòng phỏng vấn tuyển dụng
Câu 3: Nếu bất đồng quan điểm với cấp trên khi triển khai chiến dịch PR, bạn sẽ làm gì?
Câu hỏi về cách xử lý các khủng hoảng truyền thông Các câu hỏi về xử lý tình huống có lẽ sẽ gây khó khăn nhiều hơn cho ứng viên. Thực tế, việc xảy ra các quan điểm, ý kiến trái ngược là điều rất bình thường, không thể tránh khi làm việc tập thể. Đưa ra câu hỏi này, nhà tuyển dụng muốn đánh giá được khả năng làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết phục của ứng viên như thế nào? Đối với công việc truyền thông thì đây là yếu tố quan trọng, giúp các bạn có thể hoàn thành công việc tốt hơn là làm riêng lẻ.
Gợi ý trả lời: “Chắc chắn mỗi người sẽ có những quan điểm riêng và họ sẽ luôn bảo vệ chúng. Bản thân em cũng vậy, đã rất nhiều lần e đưa ra ý kiến khác với mọi người. Những lúc như vậy, em sẽ bình tĩnh ngồi lại, lắng nghe leader, đồng nghiệp khác phân tích. Đồng thời em cũng có những lý luận để thuyết phục họ. Em cũng cho mình, cho mọi người thêm thời gian để suy nghĩ và xem xét điều gì là phù hợp, là tốt nhất, sau đó mới có quyết định cuối cùng”.
Câu 4: Mô tả cách bạn tiếp cận đối tượng mục tiêu trong chiến dịch truyền thông Mục đích của việc làm truyền thông là làm sao để tiếp cận hiệu quả các khách hàng mục tiêu. Do đó, nhà tuyển dụng rất quan tâm đến cách mà bạn thực hiện như thế nào? Qua câu hỏi này, họ cũng có thể đánh giá được năng lực, kiến thức của bạn về truyền thông.
Gợi ý trả lời: “Sau khi công ty tung sản phẩm ra thị trường được một thời gian, khách hàng đã trải nghiệm, em sẽ tiến hành thu thập dữ liệu như độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính,… để phân tích. Qua đây, em sẽ nắm bắt được phân khúc thị trường khách hàng tiềm năng nhất cho công ty. Tiếp theo đó, các chiến dịch truyền thông sẽ chủ yếu tập trung vào đối tượng này.”
Lưu ý để giúp phỏng vấn được thuận lợi hơn
Để buổi phỏng vấn diễn ra suôn sẻ và nắm chắc phần thành công, bạn cần chú trọng thêm các yếu tố:
Về trang phục
Khi đi phỏng vấn, bạn nên lựa chọn những loại trang phục lịch sự, nhã nhặn phù hợp với môi trường để dễ dàng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn:
- Nữ: Mặc quần âu hoặc chân váy dài tối màu, phối cùng áo sơ mi các màu nhã nhặn, hạn chế các màu quá sặc sỡ, nổi bật.
- Nam: Đối với nam ứng viên, bạn có thể lựa chọn mặc quần âu tối màu phối với áo sơ mi màu trung tính. Bên cạnh đó, ứng viên có thể lựa chọn đi giày da để tạo sự chuyên nghiệp, lịch sự và tóc nên được tạo kiểu gọn gàng.
Kinh nghiệm về tác phong
Nên đến sớm 10 - 15 phút, để tránh trường hợp xảy ra các sự cố trên đường hay sự cố về trang phục. Những nhà tuyển dụng cũng thích những người đến sớm và có chuẩn bị tốt.
Tác phong chuyên nghiệp, giữ bản thân ở trạng thái bình tĩnh, lắng nghe câu hỏi phỏng vấn và lời lưu loát, rõ ràng. Hạn chế nói lắp, trả lời không rõ ràng, thiếu logic, mạch lạc
Định hình rõ câu hỏi và vấn đề
Trong buổi phỏng vấn sẽ có rất nhiều câu hỏi được đưa ra. Do vậy để tránh tình trạng trả lời sai/nhầm nội dung câu hỏi, trả lời ấp úng, ngắt quãng,... bạn nên chuẩn bị trước những câu hỏi có thể gặp phải và đưa ra câu trả lời cho chúng.
Trên đây là một số câu hỏi phỏng vấn Nhân viên truyền thông thương hiệu cũng như lưu ý mà bạn cần biết. Nếu chẳng may bạn có thiếu sót về kinh nghiệm làm việc, hãy luôn thể hiện bản thân là người cầu tiến, sẵn sàng học hỏi trong buổi phỏng vấn. Điều này sẽ giúp bạn ghi điểm hơn với nhà tuyển dụng.
Câu hỏi phỏng vấn
Bạn sẽ thực hiện những gì để nâng cao danh tiếng cho thương hiệu chúng tôi?
↳
Mạng xã hội và trang thương mại điện tử là các kênh truyền thông hiệu quả nhất hiện nay. Đây là các kênh mà tôi sẽ chú trọng hàng đầu khi xây dựng những chiến lược marketing như: Chạy quảng cáo Facebook ads, sáng tạo các nội dung ngắn với hình ảnh thu hút, mời những người nổi tiếng, influencers, Key Opinion Consumer viết bài review sản phẩm và thực hiện tiếp thị liên kết (affiliate marketing).
Bạn sẽ đối phó ra sao với khủng hoảng truyền thông?
Bạn tạo ra thông điệp truyền thông hiệu quả bằng cách nào?
Hãy mô tả cách bạn tiếp cận với đối tượng mục tiêu trong chiến dịch truyền thông?
Bạn có thể cung cấp một cái nhìn tổng quan về kinh nghiệm của bạn trong quan hệ truyền thông và hiểu biết của bạn về tầm quan trọng của nó trong bối cảnh kinh doanh ngày nay không?
Bạn có thể mô tả một chiến dịch quan hệ truyền thông thành công mà bạn đã thực hiện? Chiến lược của bạn là gì, và kết quả là gì?
Làm thế nào để bạn thiết lập và duy trì mối quan hệ với các chuyên gia truyền thông, nhà báo và những người có ảnh hưởng?
Làm thế nào để bạn tiếp cận khủng hoảng truyền thông và quản lý truyền thông tiêu cực?
Làm thế nào để bạn đo lường hiệu quả của các nỗ lực quan hệ truyền thông? Bạn có thể cung cấp các ví dụ về số liệu hoặc chỉ số hiệu suất chính (KPI) mà bạn sử dụng không?
Hãy kể cho tôi nghe về khoảng thời gian bạn quản lý thành công một tình huống đầy thách thức về quan hệ truyền thông. Làm thế nào bạn xử lý nó, và kết quả là gì?
Bạn có thể chia sẻ một ví dụ về chiến dịch truyền thông mà bạn đã thực hiện không diễn ra như kế hoạch không? Bạn đã xử lý tình huống như thế nào và bạn đã học được gì từ nó?
Mô tả một tình huống mà bạn phải xử lý khủng hoảng hoặc quản lý các phương tiện truyền thông đưa tin tiêu cực. Bạn đã tiếp cận tình huống như thế nào và bạn đã thực hiện những bước nào để giảm thiểu tác động đến danh tiếng của tổ chức?
Hãy kể cho tôi nghe về thời điểm bạn xác định được cơ hội truyền thông phù hợp với mục đích và mục tiêu của tổ chức. Bạn đã tận dụng nó như thế nào để mang lại lợi ích cho thương hiệu?
Bạn có thể chia sẻ một ví dụ về thời điểm bạn chủ động xây dựng mối quan hệ với các nhà báo hoặc cơ quan truyền thông dẫn đến việc đưa tin tích cực liên tục cho tổ chức không? Bạn đã duy trì những mối quan hệ đó như thế nào?
Làm thế nào để bạn xử lý các tình huống áp lực cao và thời hạn chặt chẽ trong quan hệ truyền thông?
Bạn có thể mô tả thời điểm bạn phải tự suy nghĩ và thích nghi nhanh chóng với những thay đổi bất ngờ trong một chiến dịch truyền thông không?
Làm thế nào để bạn xử lý những lời chỉ trích hoặc phản hồi tiêu cực từ các chuyên gia truyền thông hoặc các bên liên quan?
Làm thế nào để bạn cân bằng nhu cầu tiếp cận truyền thông chủ động với nhu cầu quản lý khủng hoảng phản ứng trong vai trò của bạn?
Làm thế nào để bạn duy trì tính chuyên nghiệp và sự điềm tĩnh khi đối mặt với các tương tác truyền thông khó khăn hoặc đầy thách thức?
Một số cách hiệu quả nhất để tiếp cận đối tượng mục tiêu thông qua phương tiện truyền thông xã hội là gì?