Câu hỏi phỏng vấn Thực Tập Sinh Phòng Giáo Vụ
Ngành giáo dục là một trong những ngành nghề được nhiều người quan tâm. Đây là một nghề nghiệp thú vị với mức thu nhập hấp dẫn, mang lại nhiều trải nghiệm thực tế, song cũng không ít áp lực. Dưới đây là những câu hỏi phỏng vấn Thực tập sinh phòng giáo vụ thường gặp.
Các câu hỏi phỏng vấn chung chung cho vị trí thực tập sinh phòng giáo vụ
Theo bạn, thực tập sinh phòng giáo vụ là gì ?
Thực tập sinh phòng giáo vụ là một vị trí dành cho những bạn sinh viên đang còn đi học hoặc những cử nhân tốt nghiệp chưa có kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực giáo dục vai trò vô cùng quan trọng và hầu như không thể thiếu trong các trung tâm giáo dục và trường học. Thực tập sinh phòng giáo vụ sẽ được hỗ trợ và hướng dẫn bởi những người có kinh nghiệm và chuyên môn. Làm việc thực tế để học hỏi, tích lũy thêm kinh nghiệm về ngành nghề mà mình đã được đào tạo tại trường lớp.
Vì sao bạn muốn trở thành thực tập sinh phòng giáo vụ ?
Nhà tuyển dụng đang muốn tìm hiểu về sở thích, năng lực cá nhân của bạn. Qua đó, họ có thể thấy bạn thực sự đam mê công việc này hay không. Bởi vì nếu bạn có tố chất phù hợp với nghề thì công việc sẽ thuận lợi hơn và gắn bó với công ty lâu hơn.
Sự đam mê của bạn về công việc ứng tuyển sẽ được thể hiện thông qua đây
Tham khảo cách trả lời dành cho bạn: “Mục tiêu của tôi là phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực giáo dục Tôi đã nhận thấy rằng vị trí thực tập sinh phòng giáo vụ là một cơ hội tuyệt vời để học hỏi và phát triển kỹ năng của mình. Tôi tin rằng tại vị trí này, tôi sẽ có cơ hội trải nghiệm nhiều điều mới nâng cao giá trị bản thân và cộng đồng. Tôi đam mê và muốn thử thách bản thân trong môi trường phát triển năng động như vậy, và tôi tin rằng trung tâm của bạn sẽ là nơi thúc đẩy sự phát triển và thành công cá nhân của tôi.”
Thực tập sinh phòng giáo vụ làm công việc gì?
Để trở thành một thực tập sinh phòng giáo vụ giỏi, bạn phải biết công việc này cần phải làm gì mỗi ngày. Câu hỏi trên giúp nhà tuyển dụng kiểm tra xem liệu bạn đã tìm hiểu kỹ về ngành nghề này hay chưa.
Hãy trả lời một cách ngắn gọn và súc tích, ví dụ như:
“Với trọng trách đảm nhận việc giám sát và đảm bảo một môi trường lành mạnh ,công bằng trong trường học, một thực tập sinh phòng giáo vụ sẽ đảm nhận những công việc chính sau đây.”
Cụ thể thực tập sinh phòng giáo vụ làm các công việc sau đây:
Công việc của một thực tập sinh phòng giáo vụ về cơ bản cũng thực hiện các công việc giống nhân viên chính thức nhưng phần nhiều thiên về hướng hỗ trợ cũng như có sự giám sát hướng dẫn của người phụ trách để rà soát lại công việc và tránh sai sót nghiêm trọng đáng có. Hơn nữa, việc bạn thực tập trong vị trí nào, tại trung tâm, trường học nào cũng có thể ảnh hưởng. Nhìn chung, mô tả công việc của thực tập sinh phòng giáo vụ là:
- Giải đáp các thắc mắc của học sinh và phụ huynh liên quan đến các khóa học của trung tâm
- Sắp xếp lớp học cho học viên sau khi đăng ký
- Quản lý danh sách học sinh của trung tâm
- Lên lịch giảng dạy, chuẩn bị phòng học, trang thiết bị dạy học
- Chuẩn bị tài liệu giảng dạy, kế hoạch học tập của từng lớp và phổ biến cho giáo viên
- Tiếp nhận phản hồi của giáo viên và học sinh trong quá trình làm việc.
- Kịp thời xử lý các sự cố phát sinh
- Tham gia giám sát các kỳ thi kiểm tra chất lượng giữa kì, cuối kì (lập danh sách chỗ ngồi, danh sách phòng thi, ...)
- Chịu trách nhiệm quản lý, trực tiếp theo dõi hệ thống hồ sơ kèm theo sổ sách của nhà trường liên quan tới học sinh
- Các công việc khác được phân công từ người hướng dẫn
Bộ câu hỏi phỏng vấn về thông tin cá nhân
Bạn hãy giới thiệu sơ lược về bản thân?
Giới thiệu thông tin cơ bản của bản thân là một trong những câu hỏi mở đầu của buổi phỏng vấn. Qua đây, nhà tuyển dụng vừa biết được thông tin về bạn cũng như dễ trò chuyện trong những câu hỏi tiếp theo. Bạn hãy trả lời với sự tự tin, lời nói rõ ràng để lấy được thiện cảm từ cái nhìn đầu tiên.
Bạn hãy nói sơ lược về thông tin cá nhân như tên, tuổi để xưng hô cho thuận tiện. Tiếp theo bạn nên giới thiệu thông tin về bằng cấp, trường học hay các khóa đào tạo mình đã học. Bạn hãy chú trọng nói những kỹ năng mà bạn có đối với một thực tập sinh phòng giáo vụ.
Điểm mạnh của bạn là gì? Lý do doanh nghiệp nên chọn bạn?
Nhà tuyển dụng muốn chắc chắn rằng bạn thật sự tự tin về những ưu điểm của mình hiện có. Vì vậy bạn hãy trả lời rõ ràng, dõng dạc nhưng cũng đừng nhắc lại tất cả những điều đã ghi trong CV. Bạn có thể kể thêm các điểm mạnh của mình hay đặt chúng vào tình huống cụ thể nhằm minh họa rõ ràng ưu điểm đó. Nhà tuyển dụng sẽ có cái nhìn sâu hơn về những lợi thế của bạn đấy.
Câu hỏi phỏng vấn thực tập sinh phòng giáo vụ về chuyên môn
Đây là phần quan trọng giúp các nhà tuyển dụng đánh giá được năng lực, trình độ và mức hiểu biết của bạn đối với ngành giáo dục như thế nào; đồng thời, cũng quyết định bạn có đủ tiêu chuẩn và phù hợp với vị trí này hay không. Dưới đây là những kinh nghiệm cụ thể mà bạn có thể tham khảo trước khi đi phỏng vấn:
Các cách để đối phó những phụ huynh gây rối là gì ?
Giao tiếp một cách hiệu quả
Điều rất thông thường trong mối quan hệ giữa phụ huynh và giáo viên là sự thiếu giao tiếp hiệu quả về những thông tin trong lớp học. Một nguyên tắc chung cho việc giao tiếp hiệu quả và là nguyên tắc tốt nhất đó là cho phụ huynh biết quá nhiều còn hơn là họ không biết gì. Các thông báo qua email, các thư gửi viết tay hoặc các thông tin về lớp học trên website là những cách mà giáo viên có thể cân nhắc sử dụng. Nếu có thể giáo viên hãy tạo cho phụ huynh các cơ hội được phản hồi những thông tin về chính học sinh.
Đưa hiệu trưởng vào cuộc
Một trong những khía cạnh nghề nghiệp của chúng ta đó là bị đặt giữa mối quan hệ với nhà trường và phụ huynh. Hiệu trưởng là người có quyền lực rất lớn trong cộng đồng nhà trường. Bằng việc lôi kéo sự tham gia của hiệu trưởng, chúng tôi sẽ định vị được những phụ huynh khó tính. Từ đó cùng nhau thiết lập kênh tương tác với phụ huynh. Khi một vấn đề xảy ra nếu có sự tham gia của hiệu trưởng, chúng ta sẽ dễ dàng tìm được tiếng nói và sự ủng hộ, và không bị cô lập.
Chủ động trong việc trao đổi thông tin
Việc quan trọng là giáo viên phải nắm giữ vai trò chủ đạo trong việc giao tiếp với những phụ huynh có yêu cầu cao. Gợi ý đầu tiên của tôi là luôn chủ động thiết lập một lộ trình trong các cuộc gặp với phụ huynh. Đối với những vấn đề đột xuất xảy ra tôi sẽ hạn chế trao đổi thông tin qua email hay tin nhắn điện thoại mà hẹn gặp phụ huynh trực tiếp để tránh những hiểu lầm không đáng có.
Thể hiện sự chuyên nghiệp
Có một lần trong một lớp học tôi có một phụ huynh không hẳn là người khó tính nhưng luôn đòi hỏi tôi phải làm việc một cách chuyên nghiệp. Ban đầu đó là điều không mấy dễ chịu, tuy nhiên nó đã giúp tôi thay đổi bản thân rất nhiều trong công việc, tôi đã làm việc đúng giờ hơn, chấm bài thường xuyên hơn và quan trọng nhất là giao tiếp chuẩn mực hơn.
Các cách để rèn nề nếp cho học sinh đó là ?
Xây dựng nội quy lớp học
Lớp học có nề nếp là lớp học thực hiện tốt nội quy lớp học. Do đó giáo viên phải xây dựng tốt nội quy lớp học. Với học sinh tiểu học các nội quy phải ngắn gọn, dễ hiểu, cụ thể. GV thường xuyên nhắc nhở để HS thực hiện. Khi các em đã thực hiện tốt nội quy này GV thay nội quy khác để các em thực hiện các nội quy tiếp theo.
VD: Đầu năm xây dựng các nội quy như: Lễ phép, chăm ngoan, vâng lời, đoàn kết, thật thà, thương yêu giúp đỡ bạn bè, …Các tháng tiếp theo thay thế hoặc bổ sung các nội quy như: Chuyên cần, dũng cảm, đi học đúng giờ, cẩn thận, tích cực, giữ vệ sinh chung, bảo vệ của công, tích cực phát biểu, ngăn nắp, thân thiện.
Rèn tác phong nhanh nhẹn, trật tự, ý thức học tập
- Tác phong nhanh nhẹn hay chậm chạp phần lớn là do thói quen làm việc hằng ngày của các em tạo nên vì thế giáo viên phải rèn tác phong làm việc nhanh nhẹn, khoa học từ việc chuẩn bị đồ dùng học tập cho từng môn học, từng hoạt động học tập.
Giáo dục ý thức tự học, tự quản
Để lớp học nề nếp, ngoài vai trò của GV thì vai trò của ban cán sự lớp hết sức quan trong. GV phải tập dượt cho các thành viên trong hội đồng tự quản cách quản lớp khi học, khi chơi và khi không có giáo viên.
Các em chưa biết tôn trọng bạn nên khi không có giáo viên các em thường không nghe bạn nhắc nhở mà mạnh em nào em đó nghịch, la hét,… Vì thế giáo viên cần giao quyền cho Hội đồng tự quản trước tập thể học sinh để các em biết rằng không nghe theo sự hướng dẫn, điều khiển của bạn quản lớp tức là không biết nghe lời cô.Tạo cơ hội cho các em thực hành và giáo viên quan sát, điều chỉnh hành vi thái độ của một số em có biểu hiện chưa tốt. Thực hiện vài lần như vậy và điều chỉnh hành vi thái độ cho các em, các em sẽ nghĩ rằng cô luôn dõi theo từng hành vi, cử chỉ của mình.
Giáo dục ý thức giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập, gọn gàng ngăn nắp
Với những em chậm, thời gian đầu giáo viên luôn trợ giúp các em trong mọi hoạt động sau đó hướng dẫn những em nhanh nhẹn ngồi gần nhắc nhở và giúp đỡ các em này.
Giáo viên thường xuyên kiểm tra nhắc nhở đề các em từng bước thực hiện tốt việc giữ gìn sách vở đồ dùng học tập. Cuối mỗi buổi học giáo viên nhắc nhở các em thu dọn đồ dùng của mình.
Giáo dục đạo đức, vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp
Song song với việc dạy học, cần giáo dục hành vi đạo đức cho học sinh qua các môn học, các hoạt động học tập và giao tiếp. Biết khi nào cần thưa cô. Giáo dục các em ý thức bỏ rác vào thùng rác, vệ sinh trường lớp, vệ sinh cá nhân, biết nhắc nhở các bạn khác cùng thực hiện. Giáo viên phải biết năng lực học tập của mỗi học sinh, nắm được tâm lí từng học sinh để có biện pháp giáo dục phù hợp và kịp thời.
Kinh nghiệm “đậu” phỏng vấn vị trí thực tập sinh phòng giáo vụ
Với những gói công việc cũng như những kỹ năng cần thiết của một thực tập sinh phòng giáo vụ như trên, vậy ai sẽ thật sự phù hợp với công việc này?
Có thể nói, thực tập sinh phòng giáo vụ có yêu cầu cao về bằng cấp và đào tạo đúng chuyên ngành. Tuy thế, họ vẫn cần phải sở hữu những tố chất dưới đây để dễ dàng thực hiện công việc này, đó là:
- Năng động, sáng tạo.
- Có khả năng tổ chức, sắp xếp công việc ổn thỏa.
- Sức khỏe ổn định.
- Người thích giao tiếp, làm việc với con người.
- Cẩn trọng, chi tiết; song cũng cần cái nhìn bao quát.
- Là người nhạy cảm trước những rủi ro tiềm tàng.
Để buổi phỏng vấn diễn ra suôn sẻ và nắm chắc phần thành công, bạn cần chú trọng thêm các yếu tố:
Về trang phục
Khi đi phỏng vấn, bạn nên lựa chọn những loại trang phục lịch sự, nhã nhặn phù hợp với môi trường để dễ dàng tạo ấn tượng với nhà tuyển dụng hơn:
- Nữ: Mặc quần âu hoặc chân váy dài tối màu, phối cùng áo sơ mi các màu nhã nhặn, hạn chế các màu quá sặc sỡ, nổi bật.
- Nam: Đối với nam ứng viên, bạn có thể lựa chọn mặc quần âu tối màu phối với áo sơ mi màu trung tính. Bên cạnh đó, ứng viên có thể lựa chọn đi giày da để tạo sự chuyên nghiệp, lịch sự và tóc nên được tạo kiểu gọn gàng.
Kinh nghiệm về tác phong
Nên đến sớm 10 - 15 phút, để tránh trường hợp xảy ra các sự cố trên đường hay sự cố về trang phục. Những nhà tuyển dụng cũng thích những người đến sớm và có chuẩn bị tốt.
Tác phong chuyên nghiệp, giữ bản thân ở trạng thái bình tĩnh, lắng nghe câu hỏi phỏng vấn và lời lưu loát, rõ ràng. Hạn chế nói lắp, trả lời không rõ ràng, thiếu logic, mạch lạc
Định hình rõ câu hỏi và vấn đề
Trong buổi phỏng vấn thực tập sinh phòng giáo vụ sẽ có rất nhiều câu hỏi được đưa ra. Do vậy để tránh tình trạng trả lời sai/nhầm nội dung câu hỏi, trả lời ấp úng, ngắt quãng,... bạn nên chuẩn bị trước những câu hỏi có thể gặp phải và đưa ra câu trả lời cho chúng.
Để tự tin hơn trong buổi phỏng vấn, bạn có thể liệt kê các câu hỏi và câu trả lời, sau đó học thuộc. Đồng thời, luôn giữ tâm thế bình tĩnh, phong thái tự tin, sẵn sàng đón nhận bất cứ câu hỏi phỏng vấn “khó nhằn” nào.
Được mệnh ra là một nghề “siêu hot” và cớ mức lương “khủng”, nhưng thực sự, nghề thực tập sinh phòng giáo vụ như thế nào, có "hào nhoáng" như vẻ bề ngoài hay không?
Câu hỏi phỏng vấn
Bạn có thể mô tả một tình huống mà bạn phải đưa ra một quyết định khó khăn với lượng thông tin hạn chế không?
↳
Ví dụ: “Trong một dự án ở trường đại học, nhóm của tôi được giao nhiệm vụ phát triển chiến lược tiếp thị với dữ liệu nghiên cứu thị trường chưa đầy đủ. Chúng tôi có thời gian hạn chế và không thể tiến hành nghiên cứu sâu hơn. Tôi quyết định phân tích kỹ lưỡng thông tin có sẵn, xác định những khoảng trống và đưa ra các giả định có cơ sở để lấp đầy chúng. Cách tiếp cận này đòi hỏi tư duy phê phán và chấp nhận rủi ro nhưng cuối cùng đã dẫn đến việc hoàn thành thành công dự án của chúng tôi. Kinh nghiệm đã dạy tôi rằng việc đưa ra những quyết định sáng suốt dưới áp lực là điều quan trọng trong bất kỳ môi trường kinh doanh nào.”
Bạn đã quản lý các ưu tiên xung đột nhau ở các vai trò trước đây như thế nào?
Bạn sử dụng chiến lược nào để thúc đẩy nhóm?
Hãy mô tả thời điểm bạn phải xử lý khủng hoảng tại nơi làm việc.
Bạn sẽ tiếp cận thế nào trong tình huống phải làm việc với một đồng nghiệp khó tính?
Hãy kể cho tôi nghe về dự án mà bạn đã lãnh đạo từ khi bắt đầu đến khi hoàn thành.
Bạn xử lý những lời chỉ trích và phản hồi từ cấp trên như thế nào?
Kinh nghiệm của bạn về lập ngân sách và lập kế hoạch tài chính là gì?
Bạn có thể đưa ra ví dụ về trường hợp bạn phải thuyết phục nhóm chấp nhận ý tưởng của mình không?
Theo bạn, khía cạnh thách thức nhất của việc trở thành một Executive cấp dưới là gì?
Làm thế nào để bạn đảm bảo giao tiếp rõ ràng và hiệu quả trong nhóm?
Hãy mô tả thời điểm bạn phải điều chỉnh phong cách lãnh đạo của mình cho phù hợp với tình huống.
Bạn sử dụng chiến lược nào để quản lý thời gian và luôn ngăn nắp?
Bạn có thể đưa ra ví dụ về thời điểm bạn phải giải quyết vấn đề về hiệu suất trong nhóm của mình không?
Bạn tiếp cận cách giải quyết vấn đề như thế nào khi đối mặt với thách thức kinh doanh?