Product Manager là gì? Vai trò quan trọng của một Product Manager

Product manager là cầu nối quan trọng giữa 3 bộ phận phát triển và khai thác sản phẩm chính. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 1900 - tin tức việc làm chia sẻ đến bạn những thông tin hữu ích về nó nhé !

Product manager là gì ?

Product Manager (PM) hay còn gọi Giám đốc sản phẩm, hay Chuyên viên quản lý sản phẩm) là người chịu trách nhiệm cho việc nghiên cứu, khai thác nhu cầu, thiết kế, thử nghiệm và xây dựng các chiến lược hiệu quả để quản lý và phát triển sản phẩm, dịch vụ, hoặc phần mềm cho doanh nghiệp.

Trên thực tế, Product Manager (PM) chính là người quản lý sản phẩm, chịu trách nhiệm chính, dẫn dắt và liên kết các bộ phận với nhau để cùng thực hiện mục tiêu nhất định. Nói một cách chính xác hơn thì PM chính là cầu nối giữa UX, Technology và Business.

  • Business: Ưu tiên trên hết của việc quản lý sản phẩm là business, tập trung vào tối đa hóa giá trị kinh doanh từ sản phẩm. 
  • Technology: Xác định được cái mình muốn build phải đi kèm với câu hỏi “Build bằng cái gì?”. Điều này không có nghĩa PM phải ngồi xuống “cà phím” viết code, nhưng phải hiểu được các công nghệ cần có, và quan trọng nhất là việc hiểu được những gì cần thiết để đưa ra quyết định đúng đắn. 
  • UX (Trải nghiệm người dùng): Product Manager phải vừa là tiếng nói của doanh nghiệp, vừa phải quan tâm và đầu tư vào trải nghiệm người dùng.

Product Manager Images - Free Download on Freepik

Vai trò quan trọng của một Product Manager

Cụ thể, sau đây có 4 dạng vai trò chính mà một Product Manager cần “thông tường” để có thể thành công trong nghề:

Chuyên viên sản phẩm

Điều trước mắt công ty thường kỳ vọng đối với Product Manager chính là kiến thức chuyên môn về sản phẩm và thị trường. Hơn thế nữa, bạn cần hiểu rõ khách hàng của mình cũng như các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường để có thể đưa ra quyết định sản phẩm tốt nhất. 

Cụ thể hơn mà nói, Product Manager cần có tư duy Lộ trình sản phẩm (Product Roadmap) và chiến lược sản phẩm rõ ràng, có khả năng ưu tiên các tính năng phù hợp, thấu hiểu nhu cầu cũng như phản hồi khách hàng.

Chuyên viên kinh doanh

Product Manager cũng giống như CEO của sản phẩm mà bạn đang quản lý và phát triển vậy. Bạn cần dẫn dắt tài tình cả quá trình quản lý, bao gồm ngân sách và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Đương nhiên, kiến thức kinh doanh là điều tất yếu để một Product Manager có thể làm tốt vai trò này.

Người lãnh đạo”

Chịu trách nhiệm dẫn dắt đội ngũ và làm việc với các phòng ban xuyên suốt chiến lược sản phẩm đề ra, Product Manager được xem như “đầu tàu” đáng tin cậy để có thể đưa ra quyết định phù hợp, hướng dẫn và hỗ trợ mọi người đi đúng hướng, đúng với tầm nhìn sản phẩm.

Vận hành

Phần quan trọng không kém trong vai trò của chuyên viên quản lý sản phẩm chính là vận hành. Chúng ta đều cần phải chú trọng vào cả những chi tiết lớn và nhỏ trong quá trình quản lý sản phẩm mới.

Việc nắm rõ quy trình vận hành và phát triển sản phẩm sẽ giúp Product Manager đảm bảo mọi thứ được diễn ra suôn sẻ.

Đọc thêm: LinkedIn là gì? Cách sử dụng LinkedIn hiệu quả

Công việc của một Product Manager

Đặt mình ở vị trí của người dùng 

Có nghĩa là, PM sẽ phải là người thấu hiểu được khách hàng của mình mong muốn điều gì để từ đó nói lên những vấn đề mà họ gặp phải để khắc phục nhanh chóng. Ví dụ: Một người dùng đang khó khăn và bất tiện về việc mỗi lần login là phải nhập lại pass. Công việc của PM lúc này là biết được vấn đề này từ sớm và tác động đến team để cải thiện tính năng này thành lưu mật khẩu tự động.

Chú trọng về trải nghiệm người dùng cuối

Là PM trong lĩnh vực technology thì bạn đã hiểu tầm quan trọng của một UI/UX “ngon”. Một sản phẩm muốn tồn tại lâu trên thị trường thì phải có một UI đơn giản và dễ sử dụng. UX cũng phải được đảm bảo. Nếu bản thân dùng một ứng dụng nào nhưng UI lại quá phức tạp và UX không mượt mà thì bảo đảm – không cần đến người tiêu dùng – chính bạn sẽ “dứt áo ra đi” trước. Trong thời buổi công nghệ 4.0 đang “làm mưa làm gió” thì tầm quan trọng của UI/UX lại càng được nâng lên. Chính vì vậy, là một PM nhất định bạn phải đảm bảo UI/UX thật hoàn hảo.

Sản phẩm “thật”

Khi trở thành một Product Manager, bất cứ những tính năng mà bạn mang đến cho người dùng đều phải có căn cứ và những số liệu cụ thể. Bạn phải thấy được rằng nó thực sự cần thiết và người dùng mong muốn được trải nghiệm. Theo lý thuyết, tính năng ấy rất hữu dụng, thế nhưng trớ trêu rằng người dùng lại không sử dụng. Vậy bài toán đặt ra là bạn phải làm sao cho tính năng ấy “ nổi bật” bằng cách thay đổi thiết kế. Cuối cùng, bạn thu thập dữ liệu và đi đến kết luận. Đừng bao giờ đoán mò mà phải thực thi nó.

“Đoàn kết là power” – Hợp tác cùng đồng đội

Một PM còn phải lo về việc giao tiếp – truyền đạt các mục tiêu và kế hoạch sản phẩm cho phần còn lại của công ty. Họ phải đảm bảo tất cả mọi người đang làm việc hướng tới một mục tiêu tổ chức chung.

Trách nhiệm là cầu nối nên PM ngoài việc hợp tác với khách hàng thì PM cần phải chủ động hỗ trợ và hợp tác với các bộ phận Sales, Marketing, IT. Bên cạnh đó, bạn cũng phải cộng sự với các Project Managers, Business Analysts và Developers.

Điều này cực kỳ quan trọng bởi họ là người dựng nên sản phẩm của bạn, và nhiệm vụ của bạn là làm sao để họ cũng thấu hiểu sản phẩm giống như bạn. Một Product Manager giỏi luôn có một tầm nhìn tốt cho sản phẩm và biết cách “chèo lái” làm sao để sản phẩm đi đúng theo mục tiêu.

Nhạy cảm với sự thay đổi và chịu bứt phá

Nếu bạn là một Product Manager thì nhạy cảm với sự thay đổi là một tố chất nên có. Khi mà thời đại công nghệ vượt trội đang phát triển, hàng ngày hàng giờ thậm chí là mỗi phút mỗi giây lại có những phát minh mới ra đời, nếu bạn không chấp nhận thay đổi mình thì chắc chắn sản phẩm của bạn sẽ “lạc hậu”, mà gay gắt nhất là trong lĩnh vực công nghệ, có thể chỉ cần qua một đêm thì bạn đã trở nên “ lỗi thời” là điều không khó gặp. Cho nên, nhất định phải thích nghi với sự thay đổi và biến chuyển liên tục của xã hội và học cách thích nghi nó.

Đừng bao giờ “ngủ quên trong chiến thắng” mà hãy xem đó là động lực để nghĩ ra nhưng xu hướng mới táo bạo hơn.

Các kĩ năng cần rèn luyện để trở thành Product Manager giỏi 

Kỹ năng kỹ thuật

Tùy vào từng lĩnh vực, công ty và sản phẩm, mức độ chuyên môn kỹ thuật của một Product Manager sẽ được yêu cầu khác nhau. 

Chẳng hạn như, những bạn PM thuộc các công ty công nghệ hoặc kỹ thuật số sẽ cần kiến thức chuyên môn về IT và kỹ thuật cao hơn. Nhờ đó, họ có thể hợp tác hiệu quả với đội ngũ kỹ sư lập trình trong việc chỉnh sửa lỗi phần mềm và tối ưu sản phẩm.

Kỹ năng lãnh đạo và quản lý

Như đã nói ở trên, Product Manager sẽ đóng vai trò là “người lãnh đạo” để dẫn dắt đội ngũ theo đúng định hướng phát triển sản phẩm. Ngoài ra, bạn cũng cần chịu trách nhiệm cho việc tuyển dụng, đào tạo và giám sát các nhân sự phía dưới mình. 

Trong một bài báo của Forbes, có 3 điều yếu tố chính làm nên một người lãnh đạo giỏi: công bằng – cởi mở với những phản hồi – biết lắng nghe. 

Kiến thức kinh doanh 

Điều này không đồng nghĩa với việc bạn cần một tấm bằng cử nhân quản trị doanh nghiệp hay tài chính để có thể trở thành Product Manager. Tuy nhiên, để có thể xây dựng một chiến lược sản phẩm hiệu quả, bạn cần những kiến thức cơ bản về kinh doanh. 

Ví dụ, bạn sẽ cần phải phân biệt được điểm khác nhau giữa doanh thu và lợi nhuận, một chút kiến thức về ngân sách, dòng tiền, hay báo cáo kết quả kinh doanh.

Tại sao ư? Bạn cần hiểu rõ chi tiết về quá trình mà sản phẩm của mình phát triển. Song với đó, sản phẩm của bạn cần đáp ứng mục tiêu kinh doanh của công ty, mà điều tiên quyết ở đây chính là mang về lợi nhuận và duy trì những giá trị phát triển bền vững trong tương lai.

Bạn cũng sẽ cần một “bộ kiến thức” đủ sâu về lĩnh vực của mình để nhanh chóng cập nhật xu hướng và nhu cầu thị trường. Đồng thời, xác định những cơ hội tiềm năng mang lại giá trị lợi nhuận mà sản phẩm của bạn có thể khai thác.

Nghiên cứu

Chuyên viên quản lý sản phẩm – quản lý thôi chưa đủ. Bạn phải biết nghiên cứu. Nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ, nghiên cứu khách hàng tiềm năng, tất tần tật mọi thứ. Product Manager cần nghiên cứu để xác định rõ tầm nhìn và mục tiêu sản phẩm của mình. 

Bạn nên nhớ: “Đúng chiến thuật, đúng sản phẩm” là câu thần chú giúp bạn có những định hướng chiến lược đúng đắn và phát triển sản phẩm thành công. 

Nhưng trước mắt, hãy thực hiện quá trình nghiên cứu thật kỹ càng, từ những dữ liệu, báo cáo trong nội bộ công ty, cho đến phản hồi của khách hàng bên ngoài, xây dựng một cái nhìn toàn diện và khách quan nhất cho sản phẩm của mình.

Khả năng phân tích

Làm Product Manager là làm gì? Câu trả lời cũng đơn giản: Làm bạn với dữ liệu.

Công việc Product Manager sẽ yêu cầu bạn hợp tác với rất nhiều người, và trong quá trình làm việc đó, bạn phải thuyết phục họ về tiềm năng sản phẩm của mình. Việc đưa ra minh chứng bằng dữ liệu và các con số cụ thể chính là cách rõ ràng nhất để bạn bảo vệ các quan điểm, giả thuyết của mình cho dự án.

Kỹ năng giao tiếp 

Nghề nào cũng vậy, kỹ năng giao tiếp là một trong những “bàn đạp” bền vững giúp bạn hướng tới thành công. Và Product Manager cũng không ngoại lệ.

Kỹ năng giao tiếp tốt sẽ giúp bạn hợp tác suôn sẻ khi đóng vai trò “cầu nối” giữa các phòng ban liên quan. Hạn chế được những trở ngại, chẳng hạn như mâu thuẫn, làm-cho-có, hay không-hiểu-lắm, v.v… khi định hướng và dẫn dắt đội ngũ trong quá trình triển khai chiến lược sản phẩm. 

Bạn cũng sẽ cần trao đổi công việc với đối tác, khách hàng, cũng như trình bày các kế hoạch, chiến lược phát triển sản phẩm của mình cho công ty một cách rõ ràng và hiệu quả.

Rèn luyện mindset về product 

Phải hiểu sâu sắc sản phẩm hoặc cái bạn đang offer trước, luôn bắt đầu từ những câu hỏi:

  • Tại sao sản phẩm này tồn tại? Nó đang giải quyết vấn đề gì?
  • Sản phẩm của bạn phục vụ ai? Ai thì KHÔNG phải đối tượng phục vụ?
  • Sản phẩm của bạn khác với đối thủ như thế nào?
  • Sản phẩm của bạn có những tính năng gì? Những tính năng nào nó KHÔNG có?
  • Với sản phẩm này thì bạn sẽ mang đến cho khách hàng cảm xúc gì?

Trang bị cho mình như một full-stacker 

Tương truyền rằng Product Manager không cần quá nhiều kỹ năng cứng, vào theo dõi quan sát thôi. Thế nhưng như bạn đã thấy đấy, từ Scope of Work đến Quy trình làm việc đâu chỉ dừng ở đấy. Vì thế sẽ không có lý do gì mà bạn không trang bị cho mình một loạt các kỹ năng – kiến thức khác trực tiếp phục vụ cho vị trí cả. Tất cả những kỹ năng mới đều dễ tiếp cận và dễ học cả, chỉ cần một ít commitment và kỷ luật theo xuyên suốt.

Bất kỳ PM nào cũng nên biết CODE một ít cả, đơn giản thì có HTML / CSS / Jquery. Bạn có thể không code cả sản phẩm đấy, nhưng nếu có biết về lập trình thì có khi bạn sẽ trang hoàng sản phẩm nên tốt gấp đôi.

Ngoài ra, như ex-PM huyền thoại Steve Jobs đã dạy chúng ta một điều rằng: Thiết kế rất quan trọng. Mỗi PM đều nên có kỹ năng thiết kế cơ bản. Không cần phải đến như “Pháp sư Photoshop”, nó có nghĩa là các kỹ năng và kiến thức về nguyên lý thiết kế cốt lõi. Lời khuyên này áp dụng không chỉ với B2C đâu, cả các sản phẩm B2B cũng thế.

Tìm một “mentor” cho chính mình

Có được một người Senior hoặc Mentor đã làm trong ngành của bạn để giúp bạn có cái nhìn sâu hơn về ngành và định hướng nghề sẽ giúp cho bạn thêm nhiều động lực và khả năng để tiến xa hơn với vị trí Product Manager.

Nếu chưa đủ networking, người mentor này cũng không nhất thiết phải là người thân hoặc quen biết cá nhân của bạn. Hãy tìm kiếm thông tin, đọc nhiều – để ý nhiều các sharing định hướng của các Product Manager khác trong ngành, rồi từ đó theo dõi có thể xin “chỉ giáo vài đường” từ họ, quan trọng ở thái độ và cách tiếp cận của bạn.

EQ thấu hiểu

Đặt mình vào vị trí của khách hàng, bạn cảm thấy như thế nào? Bạn cần gì và đang mong đợi điều gì ?

Là một Product Manager, hãy luôn chủ động thấu hiểu khách hàng của mình. Điều gì khiến khách hàng tìm đến bạn? Hãy xác định và tận dụng cơ hội cho mình. Mở các cuộc phỏng vấn hay khảo sát để bạn có thể tương tác và phác họa được rõ ràng chân dung người dùng của mình khi phát triển chiến lược sản phẩm về sau.

Ngoài ra, sự thấu hiểu tinh tế của Product Manager còn có thể áp dụng trong quá trình làm việc nhóm. Hãy thấu hiểu cả những người đồng đội của mình, dẫn dắt và tìm ra giải pháp tốt nhất cùng nhau.

Nếu muốn trở thành một Product Manager trong làn sóng công nhệ hiện nay thì bạn phái "dám học hỏi, dám thay đổi". Như vậy 1900 - tin tức việc làm vừa cung cấp những thông tin hữu ích về Product Manager. Hy vọng qua bài viết bạn hiểu được tầm quan trọng của Product Manager và thực hành hiệu quả.

Đọc thêm:

Brainstorm là gì? Phương pháp Brainstorm hiệu quả 2023

Cách định hướng nghề nghiệp cá nhân phù hợp

Việc làm dành cho sinh viên:

Việc làm thực tập sinh nhân sự

Việc làm gia sư các môn cập nhật theo ngày mới nhất

Việc làm thêm nhân viên phục vụ nhà hàng/ quán cafe dành cho sinh viên

Việc làm thực tập sinh quản trị hệ thống

Mức lương của thực tập sinh nhân sự là bao nhiêu?

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!