Describe a beautiful city | Bài mẫu IELTS Speaking Part 2+3
1900.com.vn tổng hợp bài viết về Describe a beautiful city | Bài mẫu IELTS Speaking Part 2+3 giúp bạn nắm vững kiến thức và đạt điểm cao trong bài thi Tiếng Anh.
Thang điểm IELTS Writing (mới nhất 2023) và một số tiêu chí chấm điểm
Học thuật (IELTS Academic) | Tổng quát (IELTS General) | |
Task 1 | Người viết sẽ phân tích một biểu đồ, bảng số liệu cho sẵn hoặc miêu tả một bản đồ, quá trình sản xuất với số từ tối thiểu là 150 từ. | Người viết cần viết câu trả lời cho một số tình huống nhất định, trong đó viết thư là đề bài khá phổ biến. Người viết cần viết ngắn gọn, súc tích, chỉ khoảng 150 từ. |
Task 2 | Người viết viết một bài tiểu luận ít nhất 250 từ để trả lời và trình bày quan điểm về một vấn đề nghị luận được đưa ra. | Người viết viết một bài tiểu luận trình bày quan điểm của mình đối với một vấn đề được cho trong đề. Tuy nhiên, tiểu luận của IELTS General sẽ mang tính học thuật ít hơn so với IELTS Academic. |
Mỗi task của bài thi được chấm điểm độc lập. Task 1 chiếm ⅓ tỷ trọng điểm và ⅔ còn lại nằm ở Task 2.
Tuy chiếm tỷ trọng thấp nhưng các bạn hãy nhớ rằng Task 1 lại rất dễ viết, so với Task 2, vì toàn bộ nội dung và chi tiết cần thiết đã được bố trí trong đề bài, việc cần làm là sắp xếp nó lại theo một trật tự nhất định.
Ở Task 2, bài thi yêu cầu nhiều hơn ở kỹ năng lập luận, giải quyết vấn đề và đưa ra quan điểm cá nhân cùng các luận cứ cần thiết để bảo vệ quan điểm của bạn.
Về cách tính điểm bài thi IELTS Writing, bạn sẽ được đánh giá trên 4 tiêu chí:
Đối với Task 1, bạn phải đảm bảo được:
Đối với Task 2, bạn phải đảm bảo được:
Ví dụ: Task 1 bạn có số điểm lần lượt là: 6, 6, 5, 5. Như vậy, điểm IELTS Writing Task 1 của bạn sẽ là: (6 + 6 + 5 + 5)/4 = 5.5
Khi nhận kết quả thi IELTS, bạn sẽ chỉ nhận được điểm số cuối cùng cho phần thi Writing chứ không phải điểm số chi tiết cho từng tiêu chí hay từng task như trên. Tuy nhiên, bạn cần nhớ rằng IELTS Writing Task 2 chiếm tỷ lệ điểm gấp đôi so với Task 1. Chính vì vậy, bạn nên dành 40 phút cho Task 2 và 20 phút cho Task 1. Điều này là rất quan trọng để bạn có thể mang về kết quả cao trong kỳ thi IELTS sắp tới.
Ví dụ:
Vì tính chất của bài viết IELTS Writing Task 1, tiêu chí đầu tiên là Task achievement muốn đánh giá liệu người viết đã trình bày, nhấn mạnh các thông tin của biểu đồ (số liệu lớn nhất, nhỏ nhất, tăng giảm, xu hướng giống nhau hay trái nghịch …).
Bên cạnh đó, nó còn xem xét việc phần tổng quan Overview của bài viết đã nêu bật được những đặc điểm của biểu đồ chưa.
Với IELTS Writing Task 2, tiêu chí Task Achievement đi vào đánh giá về việc bài viết có trả lời được câu hỏi được đưa ra ở đề bài một cách thuyết phục chưa và cách người viết triển khai, phát triển các luận điểm để bổ trợ cho ý chính như thế nào.
Với tiêu chí Coherence & Cohesion, trong Task 2 thì ngoài đánh giá về tính hợp lí trong cách người viết phân chia đoạn văn, giám khảo còn đánh giá về việc mỗi đoạn văn đã có một chủ đề trọng tâm rõ ràng chưa.
Chủ đề của IELTS Writing Task 1 là mô tả xu hướng tăng giảm, so sánh số liệu của các biểu đồ, bảng số liệu, miêu tả một quy trình hoặc sự thay đổi của những vật trên bản đồ.
Vì vậy, làm quen với các dạng biểu đồ trong IELTS Writing Task 1 sẽ giúp bạn dễ dàng phân tích dữ liệu trong biểu đồ hơn.
Writing Task 1 gồm 3 loại biểu đồ:
Trước khi viết bài, bạn cần dành ra 5 phút phân tích đề bài, biểu đồ và lập dàn ý cho bài viết. Gạch đầu dòng và đánh số thứ tự để sắp xếp trước các ý tưởng sẽ giúp bài viết của bạn có tính mạch lạc và logic hơn.
Tiếp đó có thể vạch ra một số từ nối để sử dụng trong bài như First, After that, However, Similarly, In contrast,…
Lập danh sách các thì, cấu trúc ngữ pháp và từ vựng riêng cho từng loại biểu đồ. Việc chuẩn bị trước template đối với từng dạng sẽ giúp bạn làm quen với biểu đồ trước khi bước vào phòng thi chính thức.
Ví dụ, đối với dạng biểu đồ động, bạn có thể lập trước các cấu trúc và từ vựng chỉ xu hướng thay đổi như Increase, Decrease, Rise, Falls,… hay các từ vựng chỉ mức độ thay đổi như Slightly, Dramatically, Significantly,…
Một lời khuyên cho dạng biểu đồ động và tĩnh là bạn nên sử dụng các cấu trúc có cụm danh từ để mô tả. Với biểu đồ tĩnh, bạn nên so sánh sự cao thấp giữa số liệu, số liệu nào cao nhất và thấp nhất. Đối với biểu đồ động, bạn cần tập trung sự tăng giảm trong số liệu và mức độ thay đổi theo từng thời kỳ.
Về cấu trúc ngữ pháp, bạn nên sử dụng các câu phức kết hợp với câu bị động và câu đảo ngữ sẽ giúp bạn đạt điểm cao hơn trong IELTS Writing Task 1. Đặc biệt, câu bị động còn là “chìa khóa vàng” giúp bài viết của bạn được đánh giá cao đối với dạng bản đồ và quy trình.
Đối với IELTS Writing Task 2, thí sinh cần viết một bài luận dài ít nhất 250 từ trong vòng 40 phút với văn phong trang trọng để trình bày quan điểm và lập luận của bản thân về một vấn đề nào đó.
Chủ đề của IELTS Writing Task 2 thường rộng và đa dạng, thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau từ cuộc sống đời thường đến môi trường, y tế, giáo dục,… IELTS Writing Task 2 chiếm tổng ⅔ số điểm bài thi kỹ năng IELTS Writing.
Một bài luận trong IELTS Writing Task 2 sẽ bao gồm 4 phần:
Để đạt điểm cao cho bài viết IELTS Writing Task 2, bạn cần nghiên cứu trước bộ từ vựng đa dạng theo từng chủ đề, lĩnh vực hay xuất hiện trong đề thi IELTS Writing như về vấn đề giáo dục, môi trường, các vấn đề xã hội, thế giới,…
Bên cạnh đó, bạn nên dành thời gian lập template cho từng dạng bài. Việc hình thành Template sẽ giúp thí sinh đỡ bỡ ngỡ mất thời gian ngồi nghĩ cách để viết mở bài cũng như có thể hệ thống hóa các ý tưởng của mình một cách khoa học hơn.
Song song với việc hình thành template, bạn cần luyện thói quen brainstorm. Brainstorm các ý tưởng theo từng dạng đề có thể giúp bạn vận dụng đa dạng các ý tưởng không chỉ trong một bài duy nhất đâu.
Khi bắt đầu viết bài, bạn cần lưu ý thêm một số điểm sau:
Thoạt đầu nghe cứ như một trò đùa! Tuy nhiên sẽ rất bất ngờ khi thang điểm IELTS Writing của bạn sẽ bị tuột dốc không phanh nếu bạn viết sai chính tả nhé.
Trong một vài trường hợp, thay vì tập trung sử dụng những từ vựng quen thuộc, nhiều bạn thí sinh lại có xu hướng sử dụng những từ vựng mới, lạ và dẫn đến việc các bạn viết sai chính tả và bị trừ điểm rất nặng vào tiêu chí Lexical Resource.
Tương tự như phần thi Reading, phần thi Writing yêu cầu bạn phải làm chủ được thời gian. Dù bạn có nhiều ý tưởng hay, nhiều ý kiến muốn phản biện đến mấy thì hãy ghi nhớ đây chỉ là một phần thi về ngôn ngữ, không phải là một buổi hùng biện tiếng Anh!
Nhiều trường hợp “nguy hiểm” đã từng xảy ra trong phần thi này như: quá chú trọng vào Task 1 và không kịp giờ làm Task 2 hoặc triển khai quá nhiều ý tưởng để lập luận và không thể viết xong kết bài. Khi đó, bạn đã không hoàn thành được đề bài. Vậy nên tiêu chí Task Response chắc chắn sẽ bị trừ điểm rất nặng.
Việc lập dàn ý – outline cụ thể sẽ giúp bạn:
Lưu ý: Thói quen này rất tốt ngay cả khi bạn tập luyện tại nhà và giải đề thi thử. Hãy liệt kê các ý bạn muốn triển khai ra giấy và cân nhắc việc phối hợp từ vựng và cấu trúc ngữ pháp liên quan một cách logic nhất.
Đề bài thi Writing thực sự rất đa dạng về nội dung. Tuy nhiên về dạng đề thì sẽ chỉ giới hạn lại một vài dạng tiêu biểu. Có thể kể đến như:
Việc nhận diện dạng đề thi cho phép bạn lựa chọn format đề và những mẫu câu đặc trưng phù hợp để triển khai các ý tưởng của mình.
Xem thêm các tài liệu Tiếng Anh hay, chi tiết khác:
TOP Việc làm "HOT" dành cho sinh viên:
Đăng nhập để có thể bình luận