Top 10 công việc làm thêm dành cho sinh viên tốt nhất

Sinh viên nên làm thêm việc gì để vừa kiếm thêm thu nhập vừa học hỏi được những kinh nghiệm hữu ích? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng 1900 - tin tức việc làm chia sẻ đến bạn những công việc phù hợp với bản thân nhé!

PG (Promotion Girl), PB (Promotion Boy) - Nhân viên tiếp thị

Xếp vị trí thứ 1 trong những công việc làm thêm chi sinh viên được lựa chọn nhiều là PG và PB. Công việc nhẹ nhàng này đem lại thu nhập cực hấp dẫn, 1 ngày bạn có thể kiếm được 160.000đ tới 400.000đ/ ngày tùy địa điểm và yêu cầu. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể làm được. Mặc dù chỉ là công việc làm thêm cho sinh viên nhưng bạn phải có hình thức ưa nhìn, cao ráo và khả năng giao tiếp tốt.

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

Giúp việc theo giờ

Đây là việc làm part time cho sinh viên cho những bạn không có nhiều thời gian. Công việc làm thêm này phù hợp với những bạn nữ, những chị em nội trợ chăm chỉ, có khả năng “nữ công gia chánh” tốt. Chỉ cần làm việc 3- 4 buổi 1 tuần, mỗi buổi chỉ từ 2- 3 tiếng, thù lao trung bình mỗi tiếng là 30.000đ. Công việc là dọn dẹp nhà cửa, giặt đồ, đi chợ nấu ăn, chăm sóc trẻ,... theo yêu cầu của chủ nhà.

Gia sư

Với ưu điểm là thời gian linh động, mức lương ổn định nên đây là công việc được khá nhiều bạn trẻ lựa chọn. Chỉ với thời gian khoảng 1, 2 tiếng là bạn đã có thể kiếm thu nhập từ 80.000 - 150.000 đồng. Không những vậy, ngoài việc kiếm thêm thu nhập chi trả cho việc sinh hoạt hằng ngày giúp đỡ bố mẹ, làm gia sư cũng là cơ hội để một số bạn theo học các ngành sư phạm được rèn luyện các kỹ năng cũng như thực hành ôn luyện, nắm chắc kiến thức tốt hơn.

>> Việc làm Gia sư Toán

>> Việc làm Gia sư Tiếng Anh

Bán hàng tại các shop quần áo

Những bạn gái có sở thích làm đẹp, đam mê thời trang thì bán quần áo là công việc nên lưu tâm. Công việc này bạn cũng có thể chủ động thời gian đăng ký theo giờ. Đây là việc làm thêm thích hợp với những ai ưa thích nhàn nhã bởi không cần suy nghĩ hay vận động nhiều. Bạn chỉ phải làm một số công việc đơn giản như vệ sinh cửa kính để shop sạch sẽ, bán hàng, xếp quần áo,... Những lúc không có khách, sinh viên có thể tranh thủ đọc sách, học bài hoặc giải trí như đọc báo, nghe nhạc, lướt web.

Cộng tác viên viết bài

Nếu bạn có khả năng ngôn ngữ tốt, cộng tác viên viết bài là công việc bạn nên thử sức khi theo học đại học. Không chỉ giúp sinh viên kiếm thêm thu nhập, cộng tác viên viết bài còn giúp bạn tăng các kỹ năng cần thiết như thu nhập thông tin, xử lý ngôn từ và biết thêm nhiều kiến thức mới. Bên cạnh đó, công việc làm cộng tác viên này bạn có thể làm online nên tiết kiệm thời gian cho việc đi lại. Một số công việc viết bài phổ biến hiện này là viết nội dung website, viết bài PR, viết báo,...

>> Việc làm cộng tác viên viết bài lương cao

Nhân viên siêu thị

Thời gian linh động, mức lương ổn định, làm việc trong môi trường thoải mái, nhân viên siêu thị là công việc được nhiều bạn sinh viên lựa chọn. Tại các siêu thị hiện nay, rất nhiều vị trí cần tuyển thêm người như thu ngân, bảo vệ, bán hàng, sắp xếp hàng hóa,... Tuy nhiên, nhiều vị trí cần bạn phải có ngoại hình, tính cẩn trọng, tỉ mỉ.

Bán sách báo cũ cho sinh viên

Công việc bán sách báo cũ cũng không phải là một việc làm thêm cho sinh viên quá tồi, Bạn có thể tìm mua quyển sách cũ hay từ bạn bè, hoặc trên các trang mạng xã hội, để bán lại cho các bạn sinh viên nào có nhu cầu, từ đó bạn cũng sẽ kiếm thêm được một chút thu nhập

Bán hàng dạo trên đường phố

Giống như bán hàng rong, đây là việc làm thêm sinh viên tuy việc nhẹ lương cao nhưng lại không “sang chảnh” nên sẽ nhiều bạn e ngại. Mỗi tối chỉ cần làm việc từ 7-11h đêm là bạn có thể kiếm được ít nhất 100.000đ. Ngoài ra, nếu bạn nào nhút nhát, giao tiếp yếu có thể thử sức công việc này, khả năng xử lý tình huống của bạn sẽ được cải thiện đáng kể.

Quản trị fanpage

Công việc bán hàng online hiện nay rất phổ biến mà chủ yếu là trên Facebook, do đó nhiều cửa hàng cần tuyển người quản trị fanpage để tiếp cận đến nhiều khách hàng bằng những bài viết, hình ảnh bắt mắt có khả năng tương tác cao, số lượng theo dõi lớn, đem đến cho cửa hàng nguồn khách hàng tiềm năng. Nếu bạn là sinh viên mà muốn kiếm thêm thu nhập thì đây là lựa chọn lý tưởng, nhất là những ai đang theo học ngành công nghệ thông tin.

>> Việc làm Quản lý Fanpage mới cập nhật 

Phục vụ nhà hàng, quán cà phê

Làm nhân viên phục vụ nhà hàng ăn hay quán nước là công việc được nhiều bạn sinh viên ứng tuyển. Với ưu điểm là thời gian linh động, thoải mái, môi trường năng động, bạn có thể sắp xếp làm theo ca phù hợp với lịch học của mình. Ngoài mức lương cố định theo giờ, sinh viên đôi khi còn nhận được tiền "boa" từ khách nên đây cũng là công việc khá hấp dẫn. Nếu bạn yêu thích làm việc ở vị trí này thì hãy nhanh tay tạo CV xin việc nhân viên phục vụ để ứng tuyển nhé.

Đọc thêm: Việc làm dành cho nhân viên phục vụ mới nhất

Lễ tân khách sạn

Sở hữu ngoại hình ưa nhìn, lễ tân khách sạn là công việc hàng đầu bạn nên ưu tiên lựa chọn. Công việc chủ yếu của lễ tân là trực điện thoại, làm thủ tục nhận và trả phòng cho khách hàng, giải quyết các vấn đề phát sinh. Đây là công việc phù hợp với những bạn sinh viên muốn mở rộng mối quan hệ xã hội, rèn luyện kỹ năng giao tiếp. Mức lương của việc làm này cũng khá ổn định, hấp dẫn đồng thời chế độ đãi ngộ tương đối tốt nên bạn có thể cân nhắc khi lựa chọn.

Một số mẹo tìm việc làm thêm cho sinh viên hiệu quả

Cân nhắc thời gian làm việc

Trước khi bắt đầu tìm kiếm việc làm, hãy xem xét thật kỹ lịch trình của mình. Bạn muốn làm việc vào thời gian nào? Một số công việc làm thêm sẽ đòi hỏi phải làm nhiều giờ liền hoặc làm theo ca. Điều này sẽ rất lý tưởng nếu như bạn có lịch trình làm việc linh hoạt. Tuy nhiên, nếu như bạn chỉ có thể làm việc một số giờ cố định trong ngày, thì bạn phải ghi nhớ điều này khi xin việc để không ảnh hưởng đến việc học.

Nghiêm túc trong quá trình tìm việc

Hãy nhớ rằng tìm việc làm thêm cũng tương tự như xin việc chính thức vậy. Bạn vẫn sẽ cần phải nộp CV, phỏng vấn,... Do đó, hãy chuẩn thị thật nghiêm túc nếu như bạn muốn đạt được kết quả tốt.

Thể hiện cam kết làm việc lâu dài

Lĩnh vực việc làm này chứng kiến sự biến động về nhân sự nhiều nhất do sinh viên phải quay trở lại trường đi học hoặc tìm được công việc toàn thời gian khác. Hãy cố gắng nhấn mạnh trong CV và khi phỏng vấn rằng bạn sẽ gắn bó lâu dài với công việc. Nhà tuyển dụng luôn đánh giá cao những ứng viên nhiệt huyết và sẽ không chuyển việc chỉ trong một thời gian ngắn.

Sẵn sàng làm việc bất cứ khi nào

Hãy cho nhà tuyển dụng thấy sự linh hoạt của bạn trong quá trình ứng tuyển. Nếu đó là việc làm theo ca, hãy thể hiện rằng bạn sẵn sàng làm việc bất cứ khi nào được yêu cầu.

Viết CV ấn tượng

Trong CV, hãy tránh những từ ngữ chung chung như "nhiệt huyết, hòa đồng, kỹ năng làm việc nhóm tốt,...". Thay vào đó, hãy chứng minh cho nhà tuyển dụng thấy bạn là ai, nêu ra những điểm mạnh, kĩ năng của mình.

VD: Nếu bạn muốn thể hiện rằng bạn có kỹ năng làm việc nhóm rất tốt, thì hãy đưa ra ví dụ về một dự án teamwork thành công. Nếu có thể, hãy chứng minh thành tích của mình thông qua các con số.
Nếu bạn muốn nhà tuyển dụng biết mình có khả năng quản lý tài chính rất hiệu quả, thì bạn có thể trình bày trong CV rằng mình đã từng tham gia quản lý quỹ tài chính trị giá 500 triệu đồng chẳng hạn. Những thông tin này sẽ giúp gây ấn tượng tốt hơn với nhà tuyển dụng, hơn là những từ ngữ chung chung trong CV xin việc nhân viên part-time hay làm thêm.

Đọc thêm: Mức lương Nhân viên văn phòng tại Hà Nội

Chuẩn bị cho buổi phỏng vấn

Hãy tìm hiểu về công ty và chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn quen thuộc trước khi đến phỏng vấn. Đồng thời, lưu ý chọn trang phục phù hợp - trang phục công sở trang trọng, kể cả khi bạn biết chắc chắn rằng mình có thể ăn mặc đơn giản khi đến làm việc sau này. Chọn trang phục phù hợp cũng là một cách để thể hiện sự nghiêm túc đối với công việc và tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng.

Làm sao để đi làm thêm mà không ảnh hưởng việc học?

Cho dù bạn là sinh viên đi làm thêm để kiếm tiền trang trải chi phí sinh hoạt, học phí hay chỉ đơn giản là học hỏi thêm những kiến thức, kỹ năng mới thì cũng đều phải đối mặt với áp lực cân bằng giữa công việc và học tập. Để cân bằng giữa việc làm thêm và việc học, bạn nên:

  • Lên kế hoạch cụ thể và luôn thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra.
  • Nắm rõ và thông báo cho mọi người (cấp trên và đồng nghiệp) để mọi người có sự chuẩn bị thay thế vào những buổi mà bạn đi vắng.
  • Chuẩn bị sẵn tinh thần cho những công việc đột suất.
  • Tránh nước đến chân mới nhảy.
  • Học cách đối phó với những áp lực trong học tập và công việc.
  • Luôn giữ sức khỏe tốt, thời gian sinh hoạt hợp lý, khoa học.
  • Tự cho phép bản thân khoảng thời gian nghỉ ngơi vào cuối tuần, sau khi hoàn thành một nhiệm vụ quan trọng,...
  • Đặt mục tiêu cụ thể và tập trung hết sức vào mục tiêu đó.
  • Đặt ra những giới hạn cho bản thân, học cách nói không với những thứ không quan trọng.
  • Tìm công việc trong lĩnh vực mà mình yêu thích.

Lưu ý khi tìm việc làm thêm cho sinh viên để tránh bị lừa đảo

Tìm việc ở những nguồn uy tín

Trước khi ứng tuyển vào một vị trí công việc được đăng tuyển dụng trên website tuyển dụng hoặc mạng xã hội, bạn cần phải đảm bảo rằng đó là công ty có thực, tồn tại hợp pháp. Bạn cũng cần làm điều tương tự với những công ty chủ động gọi điện mời bạn đến làm việc. Chỉ cần một vài động tác tìm kiếm đơn giản trên Google là bạn sẽ có thể tìm được những thông tin cần thiết nhất.
 Trong trường hợp bạn hầu như không thể tìm thấy bất cứ thông tin nào cả thì bạn cần phải thận trọng, đặc biệt là khi công ty đó không có địa chỉ trụ sở chính hoặc nơi làm việc cụ thể. Bạn không thể chỉ đơn giản tin vào website và số điện thoại của họ.

Đọc thêm: Key word trong CV là gì? Cách sử dụng từ khóa trong thư xin việc hiệu quả

Tự mình xác minh thông tin

Một công ty tuyển dụng chuyên nghiệp chắc hẳn sẽ cung cấp đầy đủ cho bạn những thông tin quan trọng nhất về công ty của họ. Tuy nhiên, điều này không thể giúp đảm bảo uy tín 100%, bạn vẫn cần phải tự mình xác định thông tin. Tìm kiếm trên Google hoặc tham gia vào các hội, nhóm chuyên đánh giá, review công ty trên mạng xã hội sẽ giúp bạn có được những thông tin cần thiết.
 Bạn cũng nên hỏi nhà tuyển dụng thông tin chi tiết hoặc bản mô tả công việc hoàn chỉnh cho vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Bạn không nên tiếp tục quy trình tuyển dụng nếu như họ từ chối cung cấp thông tin.

Cảnh giác với các khoản phí

Không có nhà tuyển dụng uy tín nào yêu cầu bạn phải nộp phí trước khi phỏng vấn. Nếu phía công ty yêu cầu bạn phải đóng các khoản tiền như xác minh thông tin ứng viên, thủ tục hành chính, tiền hồ sơ hay chi phí đào tạo thì bạn nên từ chối thẳng thắn ngay từ đầu.

Bảo vệ thông tin cá nhân

Không cung cấp thông tin cá nhân như số CMND, ngày sinh, số sổ hộ khẩu, tài khoản ngân hàng cho đối phương trước khi đến phỏng vấn trực tiếp.

Hiện nay, nhu cầu làm thêm của các bạn sinh viên rất lớn. Một phần muốn cải thiện thu nhập, trau dồi kinh nghiệm, làm quen với môi trường làm việc trước khi đi làm, bạn hãy thử và làm trong khả năng của mình nhé. Trong bài viết này, 1900 - tin tức việc làm đã chia sẽ đến bạn những thông tin hữu ích về các công việc làm thêm. Hy vọng bạn áp dụng hiệu quả!

>> Khám phá thêm các chuyên mục hấp dẫn và hữu ích khác tại 1900.com.vn

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!