Lòng vị tha là gì? TOP 7 cách rèn luyện lòng vị tha

Tha thứ được hiểu là cảm giác của con người khi chấp nhận bỏ qua lỗi lần nào đó của đối phương để giúp họ nhận ra được lỗi sai của bản thân và cũng giúp bản thân mình được trở nên mạnh mẽ hơn. Cùng 1900-Tin tức việc làm tìm hiểu về tha thứ và các cách để học tha thứ rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Lòng vị tha là gì? TOP 7 cách rèn luyện lòng vị tha

1. Tha thứ là gì?

Tha thứ là một hành động của một người đối với người khác khi họ bị “phạm lỗi”, tức là họ quyết định không giữ lại sự giận dữ hoặc thù hận đối với người đó về một việc gì đó đã xảy ra. Thông thường, hành động “Tha thứ” được thực hiện sau khi người đã phạm lỗi xin lỗi và thể hiện sự hối lỗi, cũng như cam kết không tái phạm.

Tha thứ là một hành động rất quan trọng trong việc duy trì mối quan hệ tốt đẹp với người khác và giúp giải quyết các mâu thuẫn và xung đột giữa các bên.

Đọc thêm: Top việc làm đang tuyển dụng mới nhất 2024

2. Ý nghĩa của sự tha thứ trong cuộc sống

Nhiều người xem sự tha thứ là cách trút bỏ được căng thẳng và nỗi phiền muộn. Tha thứ cho ai đó ngoài việc có thể làm cho tâm trạng cảm thấy tốt hơn còn mang lại nhiều lợi ích khác. Vậy thì tha thứ có ý nghĩa gì?

Tha thứ có thể giúp chữa lành vết thương lòng

Giữ lấy sự oán giận có thể làm bạn chua xót trong lòng và không thể tìm thấy sự bình yên. Khi bạn không thể tha thứ, vết thương về mặt tình cảm sẽ không bao giờ có thể khép lại và chữa lành.

Tha thứ không có nghĩa là chúng ta đồng tình với những gì mà người khác đã làm. Học cách tha thứ là bạn đang quyết định trút bỏ gánh nặng cảm xúc tiêu cực, bế tắc và chưa được giải quyết. 

Sự tha thứ cho phép bạn loại bỏ nỗi đau, tiếp tục sống với một trái tim nhẹ nhàng hơn. Nói cách khác, tha thứ cho phép bạn thoát khỏi sự oán giận trước khi chúng ảnh hưởng đến tất cả các khía cạnh trong cuộc sống.

Đọc thêm: 5 nguyên nhân của suy thoái kinh tế. Đặc điểm dễ nhận biết của suy thoái kinh tế

Tha thứ giúp cải thiện mối quan hệ

Nếu nhất định không tha thứ mà duy trì cảm xúc tức giận đối với người đã làm tổn thương mình thì điều này không chỉ ảnh hưởng đến mối quan hệ của bạn với người đó. Những hận thù và cảm giác giận dỗi có thể ảnh hưởng đến cả những mối quan hệ khác của bạn. 

Bạn có thể có thái độ nóng nảy hơn với những người thân yêu, khó tin tưởng người khác và gặp khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ mới.

Tha thứ có lợi cho sức khỏe

Khi học cách tha thứ, bạn có thể tạo ra lợi ích cho sức khỏe của chính mình. Theo nhiều nghiên cứu, tha thứ giúp giảm căng thẳng, mang lại các tác động tích cực lên sức khỏe của bạn như hạ huyết áp, ngủ ngon, nâng cao lòng tự trọng…

Tha thứ có thể giúp hòa giải

Điều quan trọng chúng ta cần hiểu là hoàn toàn có thể học cách tha thứ cho ai đó ngay cả khi bạn biết rằng hai người không bao giờ có thể có được mối quan hệ như trước. Tùy thuộc vào hoàn cảnh, bạn thậm chí còn cần phải tránh tiếp xúc với họ. 

Khi một người thân yêu đã làm tổn thương bạn, việc tha thứ cho họ có thể mở ra cánh cửa sửa chữa mối quan hệ. Trong nhiều trường hợp, tha thứ giúp người khác nhận ra họ đã làm tổn thương bạn như thế nào.

3. Bảy cách học tha thứ

Dừng việc suy nghĩ về những chuyện đã qua, trân trọng hiện tại

Những điều đã qua trong quá khứ chẳng thể thay đổi được. Chúng ta trân trọng cuộc sống ở hiện tại và tương lai vì vậy hãy cất lại những chuyện cũ ở quá khứ. Bởi những ký ức đau khổ, buồn bã sẽ làm chúng ta không thể nỗ lực, cố gắng cho hiện tại hay đôi lúc còn trở nên bế tắc.

Đầu tiên, chúng ta có thể học cách tha thứ từ những việc đơn giản như xóa bỏ đi những cảm xúc tiêu cực trong quá khứ và trân trọng những gì đang diễn ra ở hiện tại, cảm nhận những điều tích cực ở xung quanh chúng ta.

Luôn mang sự tích cực vào trong thái độ và cảm xúc

Bản thân mình cần phải cảm nhận được cảm xúc và thái độ của chính bản thân trước khi học cách tha thứ cho một ai đó. Để chào đón một thái độ tích cực và tràn đầy năng lượng, chúng ta hãy tự hỏi bản thân mình làm sao để vượt qua những cảm xúc tiêu cực đó. Có rất nhiều cách đơn giản mà chúng ta vẫn thường hay áp dụng trong cuộc sống ví dụ như đọc sách, nghe nhạc, tâm sự với những người bạn hay đôi khi là đi dạo mát,…

Ngoài những việc kể trên, chúng ta nên học cách quý trọng, yêu thương bản thân, tránh xa những cảm xúc tiêu cực hay kí ức đau thương. Bạn chính là người được lựa chọn vui vẻ hạnh phúc thay vì đắm chìm trong những cảm xúc tiêu cực. Khi bạn luôn mang thái độ tích cực, vui vẻ, hạnh phúc thì việc tha thứ cho người khác cũng trở nên dễ dàng hơn.

Đọc thêm: 7 Phương pháp rèn luyện kỹ năng làm việc dưới áp lực hiệu quả

Học cách cho đi và tha thứ

Bản thân bạn sẽ không còn vướng vào sự tổn thương hay cảm giác mệt mỏi nếu bạn lấp đầy oán trách bằng tình yêu thương. Thật không dễ dàng khi tha thứ những người đã phản bội, tổn thương mình nhưng đã đến lúc chúng ta cần thay đổi, học cách chấp nhận và tha thứ. Hãy thật kiên cường, rút ra những bài học kinh nghiệm và tiếp tục với hành trình mới để có thể vượt qua những nỗi đau của cuộc đời bạn nhé!

Nhìn lại bản thân đã được gì sau mỗi lần tha thứ

Khi chấp nhận và tha thứ, bản thân bạn sẽ nhận được gì? Việc học cách chấp nhận và tha thứ không chỉ giúp bạn ngày càng trưởng thành ngoài ra còn mang lại những bài học hay kinh nghiệm trong cuộc sống. Vốn dĩ cuộc đời đã không công bằng, vì thế chúng ta cần học cách chấp nhận điều đó. Khi bạn đã đủ mạnh mẽ để chấp nhận sự thật và tìm cách khắc phục, vượt qua nó thì lúc đó bản thân bạn cũng đã hoàn thiện hơn rất nhiều.

Học cách tha thứ cho bản thân

Đôi lúc chúng ta sẽ có một kỉ niệm hay khoảnh khắc nào đó mà chúng ta không muốn nhắc lại. Có thể là kỷ niệm khi ta phạm phải lỗi lầm hay cũng có thể là những kỷ niệm không vui vẻ lúc còn đi học. Khi nhìn lại quá khứ, ta sẽ nghĩ rằng sao bản thân mình lạ cứ xử như thế hay rất nhiều điều khác để tự trách bản thân mình.

Tuy rằng, những suy nghĩ đó chỉ diễn ra trong chốc lát nhưng vẫn khiến chúng ta cảm thấy day dứt, khó chịu và chê trách chính bản thân mình. Đây chính là lúc chúng ta nên buông bỏ và học cách tha thứ cho chính bản thân mình.

Đọc thêm: TOP 10 công cụ thiết kế tuyệt vời cho Designer năm 2023

Nhìn nhận bản thân mỗi ngày, chấp nhận sai và sửa sai

Sự dằn vặt không giúp bạn giải quyết được vấn đề vì vậy không nên tiếp tục chê trách bản thân mình bởi một lỗi lầm nào đó ở quá khứ. Để chấm dứt được vòng lặp này, bạn cần nhìn nhận lại bản thân của mình mỗi ngày và hãy nhớ rằng ít nhất bạn đã học được điều gì đó và rút ra kinh nghiệm từ sai lầm của mình.

Khắc phục lỗi sai của mình bằng những việc đơn giản nhất như chấp nhận lỗi sai và chấp nhận sửa sai. Những việc đã xảy ra ở quá khứ không thể nào định nghĩa hết được con người bạn ở thời điểm hiện tại.

Bỏ qua quá khứ, sống tốt hiện tại

Quá khứ là những chuyện đã qua và không thể lấy lại được. Chúng ta cần tiếp tục sống cho hiện tại, tương lai vì vậy hãy bỏ qua, gác lại những câu chuyện trong quá khứ. Bởi càng giữ những ký ức đau khổ, buồn bã sẽ càng làm cho chúng ta trở nên tuyệt vọng, bế tắc và không thể nỗ lực, vươn lên trong hiện tại.4. Vì sao chúng ta khó tha thứ

Chúng ta nhớ những sự việc lâu, rất lâu

Theo nhà vật lý và kỹ sư phần mềm Frank Heile, tha thứ là một điều khó khăn bởi vì ý thức của con người luôn nhớ về khoảng thời gian bị tổn thương đó. Heile chia sẻ, ngôn ngữ gắn liền với ý thức con người và được sử dụng như một cỗ máy thời gian để giúp chúng ta lưu giữ và lục lại những ký ức. 

Ngồi thiền được xem là một cách để loại bỏ những điều khiến bạn cảm thấy nặng nề, nhưng ngôn ngữ thì ngược lại, dường như nó làm con người rối trí hơn. Khi suy nghĩ về một chuyện trong quá khứ hoặc những lời nói, hành động của ai đó làm bạn cảm thấy bị tổn thương thì có nghĩa là bạn vẫn bị mắc kẹt trong những khoảnh khắc ấy.

Sự giận dữ khiến bạn thiếu kiểm soát

Khi tức giận, cảm xúc được đẩy lên cao thì sự tha thứ bị lu mờ trong tâm trí của bạn. Có thể bạn nghĩ rằng, trong trường hợp của mình, giận dữ chẳng có gì là sai cả. Nhưng thực tế, sự giận dữ chỉ là một cách sai trái để biện minh cho việc bạn từ chối tiếp cận vấn đề một cách trực tiếp. Theo Psychology Magazine, rất nhiều những cảm xúc của con người làm họ xao lãng đi vấn đề thực tế đang diễn ra. Vì thế, để hoàn thiện bản thân, bạn không nên có những quan điểm hoàn toàn thiên về cảm xúc hay hoàn toàn thiên về lý trí. 

Sự tha thứ đến từ sự thấu hiểu và thông cảm. Nếu bạn chỉ vin vào lý do mà mình tự cho là đúng thì bạn sẽ chỉ nhìn thấy điều bản thân muốn mà không thấy được phương diện khác cũng như không hiểu được lý do thực sự của sự việc.

Đọc thêm: TOP 10 phương pháp thúc đẩy môi trường làm việc công bằng

Bạn sợ bị tổn thương lần nữa

Có lẽ vì sợ bản thân lại bị tổn thương mà bạn đóng cửa chính mình, không cho người khác có cơ hội nhận được sự tha thứ từ bạn.Thực tế, trong quá trình phát triển, con người tự hình thành một cơ chế phòng vệ để tự bảo vệ mình khỏi những nguy cơ bị tổn thương. Nhà phân tâm học người Pháp - Jacques Lacan cho biết: Sự xung hấn là kết quả của sự phòng vệ tâm lý chống lại những mối đe dọa. 

Hoặc có thể ngược lại, đối với một vài người, họ sợ chính bản thân lại là người khiến người kia cảm thấy thất vọng.

Bạn cảm thấy khó tin tưởng lại

Bạn có thể cảm thấy khó tha thứ cho ai đó nếu bạn cảm thấy không bao giờ được họ lắng nghe và thấu hiểu. Bạn sẽ nghĩ rằng: Sau mọi chuyện, tại sao bạn lại nên tha thứ cho người đó trong khi họ đối xử không tốt với bạn. Nhưng việc cứ để suy nghĩ đó trong đầu chỉ khiến cho cả hai bên trở nên xa cách nhau, trốn tránh nhau hơn mà thôi. Sự thật là, những vấn đề vẫn còn tồn tại ở đó mà không được giải quyết rõ ràng.

Nhà văn Frederick Buechner đã từng viết: Khi tha thứ cho một người mà đã gây ra lỗi lầm cho bạn thì bạn đã loại bỏ được sự gặm nhấm của cay đắng và đau khổ. Với cả hai bên, tha thứ nghĩa là tự do một lần nữa để có sự yên bình ngay cả trong tâm hồn và vui vẻ với sự hiện diện của người khác.

Tha thứ quả thực là một điều không dễ dàng nhưng là một thứ cần thiết để bạn có một cuộc sống chất lượng hơn. Hi vọng với bài viết trên, 1900 - tin tức việc làm đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn trên chặng đường chữa lành tâm hồn. 

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!